CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI

Thứ ba - 03/11/2020 10:51
1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Câu hỏi 1:
Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? tại sao phải thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc? Trách nhiệm của công dân trong việc thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Trả lời:
     - Tình hữu nghị giũa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
    - Cần phải thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới vì sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển về nhiều mặt như: kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật…
   - Tạo sự hiểu biết lẫn nhau tránh gây mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh
    + Trách nhiệm của chúng ta:
   - Chăm chỉ học ngoại ngữ để có thể giao lưu quan hệ với các nước
   - Luôn thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với người nước ngoài qua thái độ, cử chỉ hành động…
   - Tích cực tìm hiểu các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội của các nước tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hữu nghị
   - Luôn có lòng tự hào, tự tôn dân tộc Việt Nam.
    Câu 2:
        Tác dụng của tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc và các tổ chức quốc tế. đường lối chính sách của Đảng ta về vấn đề này? Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập với thế giới.
   Trả lời:
     - Tác dụng của tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, các Quốc gia và tổ chức quốc tế:
   + Tạo nên môi trường hoà bình hiểu biết thân thiện
   + Tạo điều kiện thuận lợi hợp tác giúp đỡ nhau phát triển. có thể giải quyết được những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.
   - Đường lối của Đảng:
   + coi trọng việc tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, các Quốc gia và tổ chức quốc tế: trên tinh thần bình đẳng tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi
   + Không xâm phạm công việc nội bộ của nhau
   - Cơ hội và những thách thức:
   + Thế giới đang đứng trước những bức xúc có tính toàn cầu mà không một quốc gia dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết.
   + Bạn bè thế giới hiểu về đất nước con người việt Nam, hiểu về đường lối đổi mới của Đảng.
   + Tăng cường hợp tác giúp đỡ ta phát triển về mọi mặt
   + Điều kiện hội nhập với thế giới, vị trí nước ta ngày càng được nâng cao.
 

 Câu hỏi 2:
     Đối với nước ta hiện nay việc mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới là rất cần thiết, tại sao? Trong khi mở rộng quan hệ hợp tác, nước ta tôn trọng theo những nguyên tắc nào? Những nguyên tắc đó có tác dụng gì?
   Trả lời:
    * Sự cần thiết mở rộng hợp tác:
    - Hoàn cảnh nước ta: Đi lên CNXH từ một nước nghèo, lạc hậu, ảnh hưởng lớn của hai cuộc chiến tranh.
   - Ý nghĩa:
   + Về chính trị: ổn định nâng cao vị thế nước ta.
   + Về kinh tế: Phát triển hội nhập, giúp ta có điều kiện tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật, học tập trình độ quản lí..
   + Về văn hoá giáo dục: học hỏi, giao lưu, làm giàu bản sắc dân tộc.
   * Nguyên tắc:
   + Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
   + Không can thiệp nội bộ, không dùng vũ lực
   + Bình đẳng cùng có lợi
   + Giải quyết bất đồng bằng thương lượng hoà bình
   + Phản đối âm mưu, hành động gây xức ép cường quyền.
   * Tác dụng:
   + Giúp nước ta phát triển toàn diện, cùng nhau giải quyết các vấn đề bức xúc toàn cầu.
   + Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng trở thành nước CNH – HĐH.
 
Câu 1. Em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Câu 2. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là (chọn câu trả lời đúng nhất) :
A. quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác.
B. quan hệ giữa các nước láng giềng.
C. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác.
D. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ?
A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài.
B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn.
C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai.
D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước.
Câu 4. Hành vi, thái độ nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ?
A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài.
B. Kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài.
C. Niềm nở khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác.
 
Câu 5. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại ?
Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuấn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
 
Câu 6. Theo em, học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và học sinh các nước khác ?
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống như có khách nước ngoài đến thăm trường; khi giao lưu với các bạn học sinh quốc tế; khi có người nước ngoài đến làm việc tại địa phương; khi có khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu; ...
- Tích cực tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức, như : Mít tinh ủng hộ, bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và trẻ em các vùng bị chiến tranh tàn phá, quyên góp ủng hộ nhân dân và trẻ em vùng bị thiên tai, các hoạt động giao lưu khác, ...
Câu 7. Những ý kiến dưới đây về tình hữu nghị giữa các dân tộc là đúng hay sai ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
Ý kiến Đúng Sai
A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa nước giầu và nước nghèo.    
B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh.    
C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau.    
D. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trên thế giới.    
E. Chỉ những nước có hoàn cảnh giống nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị.    
G. Học sinh còn nhỏ không thể xây dựng được tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.    
 
Câu 8. Trường của Thanh tổ chức viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, nhưng Thanh không tham gia. Các bạn trong tổ hỏi vì sao không tham gia thì Thanh nói nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, việc viết thư là không cần thiết, làm mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập.
- Em có tán thành suy nghĩ của Thanh không ? Vì sao ?
- Bản thân em suy nghĩ và đã thực hiện việc này như thế nào ?
- Không tán thành suy nghĩ của Thanh vì việc viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài là thể hiện tình hữu nghị, qua đó nâng cao hiểu biết về các dân tộc và học hỏi được nhiều điều bổ ích.
- Trình bày suy nghĩ và việc làm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trưởng tổ chức.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị khi tiếp xúc với người nước ngoài?
A. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ hoặc chạy theo để xem.
B. Niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài.
C. Tò mò để ý xem cách ăn mặc của họ.
D. Đùa vui bằng cách nhại tiếng nói của họ.
 
Câu 10. Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói : “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”.
          Em hãy nhận xét hành vi của Dũng.
Hành vi của Dũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, không thân thiện với người nước ngoài, không giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.

     2. Hợp tác cùng phát triển
   Câu hỏi:
     Hợp tác là gì? Tại sao phải hợp tác quốc tế ? Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề này như thế nào? Là học sinh, em cần phải làm những gì để góp phần hợp tác quốc tế?
   Trả lời:
     - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
   - Hợp tác Quốc tế vì:
   + Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo…
  + Không một quốc gia, dân tộc nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác Quốc tế là vấn đề quan trọng và tất yếu.
   - Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta:
   + Luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước XHCN, các khu vực và trên TG
 
  • Nguyên tắc:  Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực
   + Bình đẳng và cùng có lợi
   +Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình
   + Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
   + Nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức QT trên nhiều lĩnh vực: kĩ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế
   - Trách nhiệm của công dân học sinh:
   + Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã họi
  + cố gắng học tập thật tốt để sau này trở thành người có trình độ kiến thức, khoa học kĩ thuật tham gia hội nhập quốc tế.
 
Câu 1. Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển ? Hãy nêu một ví dụ về sự hợp tác.
- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
- Ví dụ : Nước ta hợp tác với Liên bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, ...
Câu 2. Vì sao trong bối cảnh thế giới hiện nay, hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu ?
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo, ...  
- Để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.
Câu 3. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển?
A. Trong giờ kiểm tra, Mai và Tuấn hợp tác cùng làm bài.
B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẫu thuật cho bệnh nhân.
C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm lâm.
D. Nhóm của Bình hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn khác trong lớp.
Câu 4.  Đảng và Nhà nước ta tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới theo nguyên tắc nào ?
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng, cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Câu 5. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về hợp tác ?
A. Hợp tác là tranh thủ sự giúp đỡ của người khác.
B. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp.
C. Mỗi quốc gia/ dân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài.
D. Học sinh không cần có sự hợp tác trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mình.
Câu 6. Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Hoà và Dũng thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh : Hoà làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm.
         Theo em, việc làm của Hoà và Dũng có phải là sự hợp tác đúng đắn không ? Vì sao ? 
Việc làm của Hòa và Dũng không phải là sự hợp tác đúng đắn vì :
- Các bạn đã vi phạm nội quy học tập, thiếu trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
- Việc làm đó không đem lại sự phát triển, tiến bộ cho 2 bạn, mà sẽ làm các bạn ngày càng lười học và học kém đi.
Câu 7. Em hãy nêu tên một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên như : Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Y tế thế giới (WTO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ...
Câu 8. Theo em, để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần rèn luyện như thế nào ?
Để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần :
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân như bảo vệ môi trường, tuyên truyền chính sách dân số, tuyên truyền phòng, chống HIV/DIDS và các dịch bệnh, ...
- Ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế; tích cực vận động gia đình, bạn bè thực hiện chính sách; phê phán những hành vi, việc làm đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Câu 9. Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Không đồng ý với ý kiến đó vì hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở có sự nỗ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm. Vì vậy, hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hợp tác, các ý kiến được bổ sung sẽ trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân học tập được nhiều hơn, tốt hơn.
   3. Bảo vệ hoà bình
   Câu hỏi 1:  
         Hoà bình là gì? Bảo vệ hoà bình là gì? Tại sao phải bảo vệ hoà bình? Mọi người cần phải làm gì để bảo vệ hoà bình?
   Trả lời:
     + Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa con người với con người, hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại
   + Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống XH bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tọc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
   + Bảo vệ hoà bình
     - Là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại
     - Hoà bình là để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.
     - Hoà bình mang lại cho mọi người bình yên, khỏi mất mát những đau thương.
  + Trách nhiệm của mọi người là:
   - Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lí trên thế giới.
   - Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên toàn thế giới
  - Ngăn chặn mọi âm mưu chống phá, bạo loạn, lật đổ, gây rối loạn bảo vệ hoà bình.
   Câu hỏi 2:
      Vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình? Bản thân em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu hoà bình? ( nêu ít nhất 4 việc)
   Trả lời:
     - Chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình vì:
     + Hoà bình là khát vọng, là mơ ước muôn đời của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Chiến tranh là thảm hoạ, gây đau thương, mất mát cho loài người.
    + Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột và ngòi nổ chiến tranh âm ỉ ở nhiều nơi. Nước ta tuy đang hoà bình nhưng nhiều thế lực thù địch vẫn đang tìm cách phá hoại cuộc sống bình yên đó.
   - Ví dụ về lòng yêu hoà bình:
   + Tôn trọng và lắng nghe người khác
   + Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh
   + Tôn trọng người dân tộc khác
   + Khi có xích mích thì chủ động gặp nhau trao đổi để dễ hiểu nhau
   + Khuyên can, hoà giải khi các bạn có bất đồng, xích mích
 
Câu 4. Duy là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong trường. Em hãy nhận xét hành vi của Duy. Em sẽ góp ý cho Duy như thế nào?
- Nhận xét hành vi của Duy: Hành vi của Duy không thể hiện lòng yêu hoà bình, vì người yêu hoà bình phải biết tôn trọng người khác, sống thân ái với mọi người. Ngoài ra, Duy còn vi phạm đạo đức, cư xử thiếu nhân ái và khoan dung đối với bạn bè.
- Góp ý cho Duy:
          - Nên gần gũi, lắng nghe để hiểu và thông cảm với bạn bè và được bạn bè thông cảm hơn.
          - Không dùng vũ lực để ép buộc bạn bè theo ý mình.
          - Không nên nóng nảy mà phải biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân trong mọi tình huống quan hệ và giao tiếp.
 
Câu 5.  Theo em, lòng yêu hoà bình thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày ?
Một số biểu hiện như : Biết lắng nghe, biết đặt mình vào vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn ; biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của những người khác ; sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác ; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác ;...
Câu 6. Theo em, những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày ?
A. Tôn trọng và lắng nghe người khác.
B. Có thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người.
C. Hay gây gổ, cãi vã với mọi người xung quanh.
D.  Thừa nhận và học hỏi những ưu điểm của người khác.
E. Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người khác.
G. Tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác.
Câu 7.  Em sẽ ứng xử thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau ?
A. Tránh đi, không tham gia vào cuộc cãi lộn hoặc đánh lộn đó .
B. Tham gia đánh/cãi nhau để bênh vực lẽ phải.
C. Can ngăn các bạn và giúp các bạn hoà giải.
D. Đứng ngoài cổ vũ cho bên nào mạnh hơn.
Câu 8. Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn ?
A. Tranh cãi đến cùng để giành phần thắng.
B. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu nhau, giải quyết bất đồng.
C. Nhờ sự giúp đỡ của người khác để áp đảo bạn.
D. Nói xấu bạn với mọi người hoặc đe doạ, xúc phạm bạn.
Câu 9. Theo em, học sinh có thể làm gì để đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ?
Nêu một số việc làm, ví dụ như : giao lưu với thanh, thiếu nhi quốc tế ; mít tinh, viết thư, gửi quà ủng hộ nhân dân, trẻ em những vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh ; tham gia vẽ tranh, hát, đi bộ vì hoà bình ; tham gia diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam với hoà bình,...
Câu 10. Hôm đó, ở trường THCS thành phố H. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì.
- Em có tán thành những hành vi trên không ? Vì sao ?
- Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì ?
- Không tán thành những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện không biết sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày, thể hiện sự thiếu tôn trọng, kì thị với người khác, dùng vũ lực với bạn bè, thờ ơ trước hành vi sai trái.
- Nếu chứng kiến sự việc, em sẽ không đứng ngoài xem, tỏ thái độ phản đối hành vi đánh bạn, can ngăn các bạn không đánh bạn T. Nếu không can ngăn được thì báo cho những người có trách nhiệm biết để kịp thời ngăn chặn.
   4. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
    Tình huống:
      Hoa, Nam và Lan là những người bạn rất thân. Mỗi lần gặp nhau, Hoa và Nam lại kể cho nhau nghe về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhìn thấy hoa và Nam thi nhau kể một cách say sưa, Lan bểu môi nói: “ Cứ nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam là mình có mặc cảm thế nào ấy. so với các nước trên thế giới, nước mình còn quá lạc hậu. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu mà các cậu thi nhau kể‘’
   a. Em có đồng ý với ý kiến của Lan không? Vì sao?
   b. Nếu là bạn của Lan, em sẽ nói gì với Lan?
   Trả lời:
   a. Không đồng ý với ý kiến của Lan vì:
    + Dân tộc nào chẳng có truyền thống tốt đẹp mà truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là những giá trị tinh thần( những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
   + Dân tộc Việt Nam ta không chỉ có truyền thống chống giặc ngoại xâm mà còn có những truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, yêu thương đùm bọc nhau, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo…các truyền thống về văn hoá, tập quán tốt đẹpvà cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam.
   + truyền thống của dân tộc Việt Nam không chỉ được một số nước thừa nhận mà cả thế giới
   + Mọi người dân Việt Nam chúng ta ai cũng tự hào, gìn giữ, bảo vệ, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
  + Góp phần tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước
  + Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tọc.
 
Câu 1. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 2. Em hãy kể tên một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp mà em biết.
Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp. Ví dụ :
- Truyền thống về đạo đức : Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, ...
- Truyền thống về nghệ thuật : Múa rối nước, nghệ thuật Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, tranh Đông Hồ, nghệ thuật Chèo, các làn điệu dân ca của mọi miền đất nước, ...
- Truyền thống về nghề nghiệp : Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ gốm mĩ nghệ, ...
`Câu 3. Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn.
Câu 4. Theo em, vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy TT tốt đẹp của dân tộc ?
Chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
Câu 5.  Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần :
- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực.
- Tự hào, trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các truyền thống.
- Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống.
Câu 6. Việc làm nào dưới đây không phải là sự kế thừa và phát huy …của dân tộc ?
A. Tham gia các lễ hội truyền thống.
B. Xem bói để biết trước các sự việc sẽ xảy ra, tránh điều xấu.
C. Thờ cúng tổ tiên.
D. Đi thăm các đền chùa, các di tích.
Câu 7. Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca ....
- Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó.
- Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc?
Yêu cầu nêu được:
- Suy nghĩ của bản thân : Đó là biểu hiện không đúng đắn, vì nghệ thuật dân tộc cũng có nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo, được bạn bè các nước ưu chuộng, ca ngợi. Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được giá trị của nó.
- Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ cần tự hào và trân trọng các giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không để các truyền thống đó bị mai một đi.
Câu 8. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là :
A. những cách ứng xử phổ biến hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. những tư tưởng, đức tính hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. những đức tính, lối sống hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 9.
Những hành vi dưới đây là đúng hay sai đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi Đúng Sai
A. Chê bai các kiểu trang phục dân tộc, cho là lỗi thời.    
B. Tham gia các lễ hội truyền thống.    
C. Tích cực tìm hiểu về các truyền thống của dân tộc.    
D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.    
E. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử- văn hoá.    
G. Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc.    
H. Học tập cách ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục VN    
Câu 11.  Em tán thành ý kiến nào dưới đây ?
A. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không nên duy trì.
B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn có thể phát triển.
C. Nhờ có truyền thống, dân tộc Việt Nam mới giữ được bản sắc riêng của mình.
D. Trong điều kiện xã hội hiện đại, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.
Câu 12. Hãy kết nối một ô ở cột I (hành vi) với một ô ở cột II (truyền thống) sao cho đúng nhất :
Hành vi Truyền thống
A. Tham gia hoạt động chăm sóc, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ . 1. Yêu nước
B. Tìm hiểu về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.             2. Hiếu thảo
C. Kính trọng, vâng lời thầy cô giáo. 3. Nhân ái
D. Quan tâm giúp đỡ người khác. 4. Biết ơn
E. Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.  
 5. Lí tưởng sống của thanh niên
    Câu hỏi 1;  Lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì? Nhiệm vụ của thanh niên nói chung và học sinh nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như thế nào?
    Trả lời:
      - Lý tưởng sống của thanh niên: Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
     - Nhiệm vụ: Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    - Thanh niên học sinh: Phải ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm thực hiện lí tưởng sống.
   Câu hỏi 2: Tại sao để trở thành một công dân chân chính, mỗi người cần phải có lí tưởng sóng cao đẹp? Lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì?
    Trả lời:
        - Mỗi người cần phải có lí tưởng sống cao đẹp vì khi lí tưởng của mỗi người phù hợp với lí tưởng chung của dân tộc, của Đảng thì hành động của họ sẽ góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung và chính họ sẽ được xã hội, nhà nước tạo điều kiện để phát triển tài năng của mình.
   + Người sống có lí tưởng cao đẹp sẽ được mọi người tôn trọng
    Câu hỏi 3: Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường (9/1945) Bác Hồ viết: “ Non sông Việt Nam có có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu’’.
   - Câu nói trên có đề cập tới vấn đề thuộc về lí tưởng sống của thanh niên không?
   - Tại sao học tập được coi là nội dung quan trọng để thực hiện lí tưởng sống của thanh niên.
   Trả lời:
    - Câu nói trên có vấn đề thuộc về lí tưởng là: Bác Hồ đã khẳng định vai trò to lớn của các cháu học sinh là phải phấn đấu học tập để đưa đất nước bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đó chính là lí tưởng cao đẹp của học sinh.
   - Học tập là nội dung quan trọng để thực hiện lí tưởng vì:
    + Học tập là con đường ngắn nhất để thực hiện lí tưởng.
    + Học tập giúp chúng ta tiếp thu tri thức nhân loại, thành tựu khoa học kĩ thuật, những tinh hoa văn hoá nhân loại để vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước nhằm phát triển đưa đất nước đi lên.
   + Học tập và rèn luyện về mọi mặt để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm thực hiện lí tưởng sống cao đẹp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay3,353
  • Tháng hiện tại100,954
  • Tổng lượt truy cập6,957,258
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây