ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỞI MÔN LỊCH SỬ LỚP 8

Thứ sáu - 08/04/2022 10:18
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỞI MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
NĂM HỌC 2021-2022
Môn: Lịch sử 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 1. (4,0 điểm)
 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945):
 a. Trình bày nguyên nhân, kết cục của cuộc chiến tranh?
 b. Qua kết cục của cuộc chiến tranh bản thân em nhận thấy mình cần làm gì để góp phần bảo vệ hoà bình thế giới?
Câu 2. (4,0 điểm)
 a. Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại đầu thế kỉ XX?
 b. Vai trò của Lê-nin đối với cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 3 (6,0 điểm)
 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884:
 a. Kể tên các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp của nhà triều đình Nguyễn. 
 b. Nội dung cơ bản và hậu quả của hiệp ước Nhâm Tuất?
Câu 4: (6,0 điểm).
 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914)
a. Trong lĩnh vực kinh tế Pháp đã thực hiện khai thác trên những lĩnh vực nào? Nội dung cơ bản của chính sách khai thác ở các lĩnh vực đó?
    b. Mục đích, tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế Việt Nam
……………Hết…………..

Họ và tên thí sinh……………………………………Số báo danh…………..






 
Câu Nội  dung Điểm
  Câu 1. (4 điểm)   
  1. Trình bày nguyên nhân,  kết cục của cuộc chiến tranh
 
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.  
 +  Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 0.25
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. 0,25
+ Từ những năm 30 của thế kỉ XX, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau ( khối Anh, Pháp, Mĩ và khối Đức, Italia, Nhật Bản). Cả 2 khối này mâu thuẫn với Liên Xô, xem Liên Xô là trở ngại trên con đường bành trướng thế lực. 0,25
+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản, Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. 0,25
Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai  
- Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức,  Italia ,Nhật Bản. 0,25
- Đây là cuộc  chiến tranh lớn nhất,  khốc liệt nhất ,  tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: làm 60 triệu người chết, 90 triệu  người  bị tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thức nhất. 05
- Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự  thay đổi căn bản của tình hình thế giới . 0,25
b. Qua kết cục của cuộc chiến tranh bản thân em nhận thấy  mình cần làm gì  để góp phần bảo vệ hoà bình thế giới.  
- Bản thân em kịch liệt lên án hành động sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn . 1.0
- Có tinh thần chống chiến tranh, chống khủng bố, chống mâu thuẫn sắc tộc… 0.5
- Tích  cực học tập góp sức mình  bảo vệ hòa bình. 0.5
Lưu ý: Giáo viên chấm linh hoạt trong việc cho điểm , khuyến khích cách trình bày sáng tạo nhưng cần đảm bảo yêu cầu của đề bài.  
  Câu 2
  (4 điểm)





 
a.Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại  đầu thế kỉ XX.  
- Cách  mạng tháng  Mười  Nga làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga, đưa người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới – chế XHCN trên một đất nước rộng lớn. 0.5
- Cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới. 0.5
- Đây là cuộc cách mạng đánh đổ CNTB ở khâu yếu nhất  là đế quốc Nga, làm cho CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới . 0.5
- Cổ vũ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước  trên thế giới. 0.5
- Để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng thế giới. 0.5
- Là sự kiện mở đầu thời kì lịch sử mới- lịch sử thế giới hiện đại. 0.5
b.Vai trò của  Lê –nin đối với cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.  
- Lê –nin cùng Đảng  Bôn- sê-víc vạch ra đường lối cho cuộc cách cách tháng Mười Nga năm 1917. 0.5
- Là người trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga. 0.5
 Câu 3
 (6 điểm)
a.Kể tên các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp  của nhà Nguyễn  từ 1858 đến 1884.  
 + Hiệp ước Nhâm Tuất  (5 - 6 - 1862)
 + Hiệp ước Giáp Tuất   (15 - 3 - 1874)
 + Hiệp ước Hác Măng   (25 - 8 - 1883)
 + Hiệp ước Pa-tơ-nốt       (6 - 6 - 1884)
0.5
0.5
0.5
0.5
b.Nội dung cơ bản và hậu quả của hiệp ước Nhâm Tuất:  
-Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất:  
+ Triều Đình Huế thừa nhận quyền cai quản  của nước Pháp ở ba tỉnh miền đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn. 0,5
+ Mở ba cửa biển ( Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho  Pháp vào buôn bán. 0,25
+ Cho phép  người Pháp và  người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. 0,25
+ Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 288 vạn lạng bạc. 0.5
+ Pháp sẽ “trả lại”  thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến. 0,5
-Hậu quả của hiệp ước Nhâm Tuất:  
+ Triều đình Huế  chính thức đầu hàng thực dân Pháp. 0.5
+Triều đình nhà Nguyễn đã  từ bỏ trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp, đồng thời thể hiện ý thức vì lợi ích của dòng tộc đặt trên quyền lợi dân tộc. 1.0
+ Làm mất một phần lãnh thổ tổ quốc 0.5
Câu 4
 (6 điểm)
 
a.Trong lĩnh vực kinh tế Pháp đã thực hiện khai thác trên những lĩnh vực nào? Nội dung cơ bản của chính sách khai thác ở lĩnh vực đó?  
- Trong lĩnh vực kinh tế Pháp đã thực hiện khai thác trên những lĩnh vực:  
 + Nông nghiệp
 +Công nghiệp
 + Giao thông vận tải
 + Thương nghiệp và thuế khoá.
0,25
0,25
0,25
0,25
 Nội dung cơ bản của chính sách khai thác ở các lĩnh vực đó:  
- Nông nghiệp: 
  +Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập  đồn điền .
  + Chủ đất mới vẫn bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô   

0,25
0,25
- Công nghiệp:
+  Đẩy mạnh khai thác mỏ tập trung vào khai thác than và kim loại
+ Các ngành sản xuất  và chế biến cũng  được chú trọng

0,25
0,25
- Giao thông vận tải:
Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường thuỷ, đường bộ, đường sắt
0,5
 - Thương nghiệp và thuế::
+  Độc chiếm thi trường Việt Nam  bằng cách đánh thuế nhẹ  hoặc miễn thuế hàng của Pháp nhập vào Việt Nam, nhưng đánh  thuế cao hàng của các nước nhập vào Việt Nam.
+ Tiến hành  đánh các thứ thuế mới, chồng lên thuế cũ có từ trước khi Pháp tới, nặng  nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện.

0,25

0,25
b.Mục đích, tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế Việt Nam:  
- Mục đích  
Vơ vét tối đa sức người  sức của của nhân dân Việt Nam về làm giàu cho tư bản  Pháp. 1,0
 -Tác động của cuộc khai thác thuộc địa đối với nền kinh tế Việt Nam  
- Tiêu cực:  
 +Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam bị khai thác cạn kiệt. 0. 5
+ Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp phát triển nhỏ giọt  mất cân đối thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng .
 
0.5
+ Nền kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp, lệ thuộc vào  Pháp. 0,5
-Tích cực:  
Những yếu tố của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam( ngoài ý muốn của thực dân Pháp). 0.5


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay5,752
  • Tháng hiện tại81,703
  • Tổng lượt truy cập7,807,581
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây