ÔN TẬP ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN - KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƠ

Thứ năm - 31/03/2022 05:02
A. KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƠ
1. Thơ là gì?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, với những tâm trạng dạt dào, với những tưởng tượng mạnh mẽ, ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu
2. Một số đặc điểm của thơ:
- Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định, với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng mỗi câu.
+ Vần: là phương tiện để tạo tính nhạc và tính liên kết trong một dòng thơ và giữa các dòng dựa trên sự lặp lại phần vần của tiếng ở những vị trí nhất định.
      . Vần chân: Vần được gieo ở tiếng cuối của dòng thơ . Vần chân rất đa dạng khi liên tiếp, khi gián cách
      . Vần lưng: vần được gieo ở tiếng giữa dòng thơ
+ Nhịp: là chỗ ngừng ngắt trong một dòng thơ trên sự lặp đi lặp lại của chu kì số lượng các tiếng. Mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng.
+ Thanh: là thanh tính của âm tiết, Tiếng Việt có 6 thanh:thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã, thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.
+ Âm điệu: là đặc điểm chung của âm thanh trong bài thơ.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng hàm súc, giàu nhạc điệu giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ...)
- Nội dung chủ yếu của thơ là thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có yếu tố miêu tả, tự sự nhưng những yếu tố đó chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Nhân vật trữ tình: là hình tượng nhà thơ xây dựng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  3. Cách đọc hiểu tác phẩm thơ :
Khi đọc hiểu một tác phẩm thơ, ta cần tuân thủ những yêu cầu dưới đây:
- Cần biết rõ tên tác phẩm, tên tập thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Cần hiểu được bài thơ là lời của ai, nói về ai, về điều gì?
- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các yếu tố hình thức của bài thơ: nhan   đề, dòng thơ, số khổ thơ, vần và nhịp, các hình ảnh đặc sắc, các biện pháp tu từ,…. Ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, sự vật,… Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần điệu,… mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình
 - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết và tác động của chúng đến suy nghĩ và tình cảm của người đọc.
- Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy lùi xa ra và nhìn lại để lí giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật. Cần chỉ ra được những nét độc đáo, sáng tạo trong hình thức biểu hiện; những đóng góp về nội dung tư tưởng.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay4,711
  • Tháng hiện tại120,716
  • Tổng lượt truy cập8,040,144
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây