Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật con cáo trong VB “Nếu cậu muốn có một người bạn”?

Thứ năm - 31/03/2022 04:54
Gợi ý làm bài
Nhân vật cáo trong văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn”
tải xuống (3)
tải xuống (3)
chương XXI của tiểu thuyết “Hoàng tử bé” của nhà văn Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri  đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng đẹp đẽ về vẻ đẹp của tâm hồn khao khát được đón nhận, thấu hiểu, được sống với phần tốt lành (1). Trước khi gặp hoàng tử bé, cuộc sống của cáo cô đơn, buồn bã, cáo đang bị săn đuổi, sự hãi, trốn con người: “Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình’(2). Lúc đầu, cáo không dám lại gần vì nhận ra mình chưa được cảm hóa, cáo đã giải thích cho hoàng tử bé về cảm hóa là gì (3). Khi chưa cảm hóa, hoàng tử bé và cáo là xa lạ, chẳng cần gì đến nhau, khi được cáo cảm hóa thì “tụi mình cần đến nhau”, và mỗi người sẽ “trở thành duy nhất trên đời”(4). Cáo nói về việc nếu nó được hoàng tử bé cảm hóa, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi, cáo sẽ được sống trong tình yêu thương, sự đồng cảm, cáo không cô đơn, sợ hãi, cuộc sống sẽ tràn đày ý nghĩa(5). Cáo nói cho hoàng tử bé biết về ý nghĩa tiếng bước chân của hoàng tử bé, tiếng bước chân vang lên như tiếng nhạc gọi cáo ra cửa hang, cánh đồng lúa mì hóa thân thương ấm áp như màu vàng óng của mái tóc hoàng tử bé, rồi cáo đã chỉ cho hoàng tử bé cách cảm hóa mình(6). Nhân vật con cáo được nhà văn kể theo lối nhân hóa là con cáo hiểu biết, giàu tình cảm, chân thành, khao khát được gần gũi, yêu thương và luôn hoàn thiện bản thân, nhờ đó người đọc nhận ra ý nghĩa của tình bạn, có tình bạn thế giới xung quanhtrở nên rực rỡ, tỏa sáng, ấm áp, rộng mở, đáng yêu (7).  
BÀI TẬP 4 :  Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
                                   Tại sao không học hát
        Nhảy híp- hóp cho hay?
          Thời gian trong một ngày
   Đâu để dành bắt nạt

    Sao không ăn mù tạt
       Đối diện thử thách đi?
Thử kẻ yếu làm gì
         Sao không trêu mù tạt?

          Những bạn nào nhút nhát
    Thì giống như thỏ con
       Trông đáng yêu đấy chứ
          Sao không yêu, lại còn...?
                               (Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)

 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả khuyên người bắt nạt nên dành thời gian để làm những việc gì?
 Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong hai câu thơ sau:
             Những bạn nào nhút nhát
    Thì giống như thỏ con
 Câu 4: Qua đoạn thơ, nếu như em chứng kiến chuyện bắt nạt trong lớp, em sẽ ứng xử như thế nào?
Gợi ý làm bài
 Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên: Biểu cảm
 Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả khuyên người bắt nạt nên dành thời gian để    làm những việc như: học hát, nhảy hip- hóp nghĩa là nên dành thời gian học tập, trau dồi kiến thức, yêu âm nhạc để có tâm hồn, trái tim rộng mở, cuộc sống vui vẻ đúng nghĩa của tuổi thơ.
 Câu 3:
      -  Hình ảnh so sánh trong hai câu thơ: so sánh những bạn bị bắt nạt với “thỏ non”
- Tác dụng:  
+ Dùng hình ảnh so sánh người bị bắt nạt với “thỏ non” nhà thơ đã thể hiện thái độ gần gũi, tôn trọng và yêu mến với các em nhỏ. Đó là cách tác giả bày tỏ thái độ bênh vực với những bạn bị bắt nạt.
+ Qua đó, nhà thơ khuyên nhủ chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người yếu đuối, nhút nhát quanh mình.
     + Làm cho câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn.            
 Câu 4: Qua đoạn thơ, nếu như em chứng kiến chuyện bắt nạt trong lớp, em    sẽ ứng xử :
  • Em sẽ quan sát, nếu là chuyện không nguy hiểm, em can ngăn, hòa giải để tình trạng bắt nạt dừng lại.
  • Nếu tình huống có thể gây nguy hiểm, em nhanh chóng tìm người lớn giúp đỡ, giúp người bị bắt nạt thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
  • Em nhờ sự giúp đỡ tư vấn của thầy cô, cha mẹ...cho cả hai bên để tránh xảy ra chuyện bắt nạt.
BÀI TẬP 5:  Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:                                                                                                                                                                               
                                           Bạn  nào bắt nạt bạn
                                             Cứ đưa bài thơ này
                                             Bảo nếu cần bắt nạt
                                             Thì đến gặp tớ ngay

                                            Cứ đến bắt nạt tớ
                                            Bị bắt nạt quen rồi
                                            Vẫn không thích bắt nạt
                                            Vì bắt nạt rất hôi!
 Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 2: Tác giả đã đưa ra lời nhắn nhủ gì với các bạn nhỏ?
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: “Vẫn không thích bắt nạt/  Vì bắt nạt rất hôi!”.
 Câu 4: Từ bài thơ, em rút ra cho mình những thông điệp nào?
Gợi ý làm bài
 Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Bắt nạt”, của nhà thơ Nguyễn Thế     Hoàng Linh.
Câu 2: Tác giả đã đưa ra lời nhắn nhủ với các bạn nhỏ: nếu  bị bạn  nào bắt nạt bạn” thì “Cứ đưa bài thơ này” và “đến gặp tớ ngay”.
Câu 3: Tác giả cho rằng: “Vẫn không thích bắt nạt/  Vì bắt nạt rất hôi!”vì:
+ Từ “hôi” nghĩa là cái không ai thích, không ai ưa, mọi người xa lánh. Người đi bắt nạt người khác cũng thế, luôn bị mọi người xa lánh.
+ Cách tác giả lí giải hồn nhiên, phù hợp tâm lí trẻ thơ. Bắt nạt “rất hôi”tạo ra tiếng cười nhẹ nhàng, khiến câu chuyện dễ tiếp nhận, thể hiện cách nhìn thân thiện, bao dung và tinh thần đối thoại. Bởi vì không chỉ người bị bắt nạt cần bảo vệ, mà người bắt nạt cũng cần được giúp đỡ về tâm lí.
 Câu 4: Từ bài thơ, em rút ra cho mình những thông điệp:
  • Không được bắt nạt bất cứ ai, bất cứ cái gì.
  • Biết yêu thương, trân trọng bạn bè, mọi người, tạo môi trường sống trong lành, thân thiện, yêu thương, chia sẻ với những việc làm tích cực.
  • Nếu thấy hiện tượng bắt nạt cần lên tiếng.
....

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,686
  • Tổng lượt truy cập8,430,464
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây