Xem người ta kìa

Thứ năm - 31/03/2022 04:37
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng, dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự được là mình, …. Về tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết... Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả”. Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người.
( Lạc Thanh, Xem người ta kìa!, Ngữ văn 6 tập 2/ trang 55)

Câu 1: Cho biết trong đoạn trích, câu nào nêu lên ý chính của cả đoạn?
Câu 2: Để làm sáng tỏ ý chính, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào? Bằng chứng đó được lấy ở đâu?
Câu 3: Xác định thành ngữ sử dụng trong đoạn trích, hãy cho biết ý nghĩa của những thành ngữ em vừa tìm được?
Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu văn: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả”. Từ đó em có suy nghĩ gì về sự khác biệt giữa mọi người?
* Gợi ý:
Câu 1: Câu nêu lên ý chính của cả đoạn: Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
Câu 2: Để làm sáng tỏ ý chính, tác giả đã đưa ra những bằng chứng: các bạn trong lớp mỗi người một vẻ, ngoại hình, giọng nói, thói quen, sở thích, tính cách khác nhau... Bằng chứng đó được lấy ở thực tế cuộc sống, qua ví dụ cụ thể là các bạn trong lớp học của tác giả trước kia.
Câu 3: Thành ngữ sử dụng trong đoạn trích: “nghịch như quỷ”: cho thấy tính cách nghịch ngợm của học trò.
Câu 4: Câu văn: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là… không ai giống ai cả”: trên thế gian này, mỗi người đều có tính cách riêng, không ai giống ai. Cho nên sự khác biệt là chuyển phổ biến, thường tình.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại115,218
  • Tổng lượt truy cập8,431,996
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây