BÀI TẬP ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

Thứ sáu - 08/10/2021 23:06
Câu 1: Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch nhưng lại chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không?
tải xuống (3)
tải xuống (3)
GIẢI
Điều đó cho thấy sự liên quan giữa số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật và kích thước của chúng.
Câu 2: Khi đi vào một khu vườn rộng, em bắt gặp rất nhiều sinh vật khác nhau bao gồm thực vật, động vật, nấm, ... Em có thể phân biệt được các loài không? Làm thế nào em có thể thực hiện được việc đó?
GIẢI
Ta có thể phân biệt được các loài. Ta phân biệt chúng dựa vào đặc điểm về hình dáng, kích thước của các loài.
Câu 3: Khóa lưỡng phân là gì?
GIẢI
Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.
Câu 4: Các sinh vật vô cùng nhỏ bé sống trong cơ thể chúng ta có số lượng lớn hơn một nửa rổng số tế bào cấu tạo nên cơ thể người. Em có biết chúng là những sinh vật nào không?
Đó là những loài vi khuẩn.
Câu 5:
1. Dựa vào các thông tin trên, em hãy nêu một số biện pháp để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra ở người.
2. Chúng ta có nên sử dụng thức ăn bị ôi thiu hay không? Tại sao?
3. Em hãy nên các biện pháp bảo quản thức ăn tránh bị vi khuẩn làm hỏng.
GIẢI
1. Một số biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn:
  • vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên tắm rửa, rửa tay sạch sẽ
  • đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp hay ở những nơi đông người
  • vệ sinh môi trường sống,
  • bảo quản thực phẩm đúng cách
  • sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra
2. Không nên sử dụng thức ăn bị ôi thiu. Vì thức ăn bị ôi thiu là do thức ăn không được bảo quản tốt, bảo quản thức ăn không đúng cách dẫn đến các vi khuẩn hoại sinh sinh sôi. Nếu ăn vào sẽ gây hại đến cơ thể.
3. Một số biện pháp bảo quản:
  • Bảo quản lạnh ở nhiệt độ thấp để ngăn sự sinh trưởng của vi khuẩn
  • Loại bỏ nước, diệt vi khuẩn khỏi thực phẩm bằng cách sấy khô, phơi nắng,...
  • Để thực phẩm ở nơi thoáng mát, không để ở những nơi ẩm mốc

Câu 6 Báo cáo thực hành

1. Vẽ vào vở hình ảnh vi khuẩn có trong sữa chua đã quan sát được bằng kính hiển vi ở các độ phóng đại khác nhau (vẽ thêm nếu quan sát được mẫu vi khuẩn khác).
2. Nhận xét về hình dạng và cách sắp xếp của các vi khuẩn quan sát được.
3. Vì sao trong khi làm sữa chua, không dùng nước sôi để pha hộp sữa chua dùng làm giống? Sau thời gian ủ ấm hỗn hợp làm sữa chua, nếu để sản phẩm ở ngoài (không cho vào tủ lạnh) điều gì sẽ sảy ra?
GIẢI
1. Học sinh tự vẽ vào vở.
2. Học sinh quan sát và nhận xét.
3. Không dùng nước sôi vì vi khuẩn không sống được trong nước sôi. 
Sữa chua do vi khuẩn lên men mà tạo thành. Nếu để bên ngoài sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong sữa chua lên men nhanh hơn, sữa chua sẽ nhanh hỏng và khó bảo quản. Vì thế phải bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh để làm giảm sự lên men của vi sinh, giúp sữa chua để được lâu hơn và luôn giữ được mùi vị thơm ngon
Câu 7: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở Việt Nam do virus gây ra. Theo ước tính của WHO, hằng năm có khoảng 50 000 đến 100 000 ca mắc trên 100 quốc gia. Vậy virus là gì? Làm cách nào để phòng bệnh do virus gây ra? 
GIẢI
Virus là dạng sống có kích thước vô cùng bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào sinh vật sống.
Biện pháp phòng bệnh do virus gây ra là sử dụng vaccine
Câu 8:
1. Đọc thông tin trên, kể tên các bệnh do virus gây ra. Ngoài các bệnh đó, virus còn gây ra các bệnh nào khác mà em biết?
2. Kể tên các loại vaccine mà em biết.
3. Em có biết mình đã từng được tiêm những loại vaccine nào không? Tại sao cần tiêm phòng nhiều loại vaccine khác nhau?
4. Nêu cách phòng tránh các bệnh do virus gây ra.
GIẢI
1. Các bệnh do virus gây ra: thủy đậu, quai bị, viêm gan B, cúm, tai xanh ở lợn, lở mồm long móng, cúm gia cầm, ...
2. Một số loại vaccine: thủy đậu, viêm gan B, lao, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, ...
3. Em đã được tiêm rất nhiều loại vaccine. Cần tiêm phòng nhiều loại vaccine đề tránh được tối đa các loại bệnh do virus gây ra.
4. Để phòng tránh bệnh do virus gây ra, cần phải tiêm vaccine đầy đủ.
Câu 9: Quan sát bề mặt ao, hồ chúng ta thường thầy một lớp váng có màu xanh, vàng hoặc đỏ. Lớp váng đó có chứa các nguyên sinh vật. Vậy nguyên sinh vật là gì?
GIẢI
Nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường.
Câu 10:
1. Nêu các vai trò của nguyên sinh vật đối với đời sống con người.
2. Kể tên một số món ăn được chế biến từ tảo mà em biết.
GIẢI
1. Vai trò:
Một số loại tảo có giá trị dinh dưỡng cao nên được chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng. Tảo còn được sử dụng trong chế biến thực phẩm, chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, ...
Một số nguyên sinh vật có vài trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch môi trường nước.
2. Một số món ăn được chế biến từ tảo: thạch, kem,
Câu 11: Dựa vào những thông tin về bệnh sốt rét và bệnh kiết lị ở trên, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:
  Bệnh sốt rét Bệnh kiết lị
Tác nhân gây bệnh ? ?
Con đường lây bệnh ? ?
Biểu hiện bệnh ? ?
Cách phòng tránh bệnh ? ?
GIẢI
  Bệnh sốt rét Bệnh kiết lị
Tác nhân gây bệnh do trùng sốt rét gây lên do trùng kiết lị gây lên
Con đường lây bệnh truyền theo đường máu, qua vật truyền bệnh là muỗi lây qua đường tiêu hóa
Biểu hiện bệnh sốt, rét, người mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì mất nước và nôn ói, ...
Cách phòng tránh bệnh diệt muỗi, mắc màn khi ngủ, ... vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, ăn uống đảm bảo vệ sinh

Câu 12:
1. Dựa vào kiến thức về điều kiện phát triển của nấm, em hãy đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người.
2. Giải thích vì sao khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm.
GIẢI
1. Một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm gây ra: 
  • Cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh (vật nuôi, người bị nhiễm bệnh,...)
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên
  • Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ thoáng mát.
2. Khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm vì khi chúng có màu sắc bất thường hay quá hạn sử dụng, rất dễ chứa nấm mốc độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người khi ăn phải.
Câu 13: Hãy tìm hiểu một số dịch bệnh lớn tại Việt Nam những năm gần đây. Tác nhân gây ra dịch bệnh đó là gì? Liệt kê các con đường lây truyền và cách phòng tránh những bệnh trên.
GIẢI
Ví dụ đại dịch covid-19.
Tác nhân gây bệnh là virus corona.
Con đường truyền bệnh là qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát  xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh  khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.
Cách phòng tránh dịch bệnh covid:
  • Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
  • Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
  • Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
  • Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
  • Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
  • Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
  • Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
​​​​​​​Câu 14: Có một bạn bị bệnh hắc lào với triệu chứng là những vết tròn nhỏ xuất hiện trên những vùng da kín, ẩm ướt như nách, bẹn. Bệnh do nấm gây ra và có thể lây cho người khác khi sử dụng chung quần, áo, khăn tắm, ... với người bệnh.
Theo em, những nguyên nhân nào có thể khiến bạn mắc bệnh? Bạn cần làm gì để sớm khỏi bệnh và không bị tái phát nữa?
GIẢI
Các nguyên nhân có thể khiến ta bị hắc lào:
- Vệ sinh cá nhân kém như thói quen mặc quần áo ẩm ướt, ít tắm gội, vệ sinh trong khi cơ thể có nhiều mồ hôi. Đây chính là thói quen xấu tại điều kiện cho các vi khuẩn, nấm sinh sôi nảy nở.
- Bơi lội tại vùng nước bị nhiễm bẩn: Đây cũng là hành vi tại điều điện cho các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng phát sinh.
- Mặc chung quần áo với người khác là điều kiện để các vi khuẩn, nấm gây các bệnh da liễu nói chung dễ lây lan từ người này sang người khác.
- Lây qua đường tiếp xúc da với da. Các hành động ôm, hôn tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh đều tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
- Có thể lây nhiễm từ động vật có vi khuẩn gây bệnh.
Để sớm khỏi bệnh và không bị tái phát ta nên cần phát hiện và điều trị sớm bệnh hắc lào, bôi thuốc đặc trị để sớm khỏi bệnh. Và cần phải tiêm vaccine hắc lào.
Câu 15:
1. Kể tên những loài thân mềm, chân khớp mà em biết?
2. Với mỗi ngành thuộc nhóm động vật không xương sống, em hãy tìm ra một từ khóa là dấu hiệu giúp em nhận biết được chúng thuộc ngành nào.
3. Dựa vào cầu trả lời ở câu trên, hãy quan sát hình 13.7 và hoàn thành vào bảng theo mẫu sau vào vở.
Tên loài Đặc điểm nhận biết Ngành
Sứa    
Châu chấu    
Hàu biển    
Rươi    
4. Em hãy lấy thêm ví dụ về các loài cá mà em biết.
5. Ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, nếu nuôi nó ở nơi khô ráo, thiếu ẩm thì nó có sống được không? Vì sao?
6. Cá heo và cá voi sống dưới nước và đều được gọi là cá, tuy nhiên chúng không thuộc lớp Cá mà thuộc lớp Động vật có vú. Em hãy tìm hiểu về hai loài trên và giải thích vì sao chúng lại không được xếp vào lớp Cá.
GIẢI
1. Loài thân mềm: ốc sên, bạch tuộc, mực, ốc anh vũ, ...
    Loài chân khớp: tôm, dế mèn, cua, châu chấu, bọ hung, ...
2. Ruột khoang: cơ thể đối xứng tỏa tròn, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ mở
    Giun dẹp: cơ thể dẹp, đối xứng hai bên
    Giun tròn: cơ thể tròn hình trụ
    Giun đốt: cơ thể phân đốt
    Thân mềm: cơ thể rất mềm, thường được bao bọc lớp vỏ cứng bên ngoài
    Chân khớp: chân phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động
3. 
Tên loài Đặc điểm nhận biết Ngành
Sứa  cơ thể đối xứng, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ mở ở phần trên cơ thể ruột khoang 
Châu chấu  chân phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động chân khớp 
Hàu biển  cơ thể mềm, bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài thân mềm 
Rươi  cơ thể phân đốt  giun đốt
4. Các loài cá: cá rô phi, cá cờ, cá mập, cá cơm, cá voi, ...
5. Ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, nếu nuôi nó ở nơi khô ráo, thiếu ẩm thì nó không sống được vì nó hô hấp bằng da và phổi nhưng chủ yếu là hô hấp bằng da, trong môi trường khô ráo thì da nó sẽ bị khô và nó sẽ không hô hấp được và chết.
6. Cá heo và cá voi thuộc lớp động vật có vú vì chúng hít thở không khí bằng phổi, đẻ con và nuôi chúng bằng tuyến vú; tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng.
Câu 16:
1. Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em? Hãy kể tên các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật mà em đã sử dụng.
2. Dựa vào thông tin đã học và hình 13.16, hãy viết tên các loài động vật tương ứng với các vai trò trong bảng và hoàn thành vở theo mẫu sau:
Vai trò của động vật Tên các loài động vật
Thực phẩm ?
Dược phẩm ?
Nguyên liệu sản xuất ?
Giải trí - thể thao ?
Học tập - Nghiên cứu khoa học ?
Bảo vệ an ninh ?
Các vai trò khác ?
GIẢI
1. Động vật có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, chúng cung cấp thức ăn, các sản phẩm từ động vật được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức; phục vụ giải trí, ...
    Sản phẩm có nguồn gốc từ động vật: ngọc trai, mật ong, lông cừu, ...
2. 
Vai trò của động vật Tên các loài động vật
Thực phẩm gà, vịt, lợn, trâu, bò, ...
Dược phẩm ong, dê, rắn, ...
Nguyên liệu sản xuất cừu, dê, ...
Giải trí - thể thao chó, voi, cá voi, ...
Học tập - Nghiên cứu khoa học ếch, ruồi, muỗi, ...
Bảo vệ an ninh chó,
Câu 17:  Báo cáo thực hành
1. Hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau:
STT Tên động vật quan sát được Môi trường sống Đặc điểm 
(hinh dạng, màu sắc, ...)
1 Tôm Dưới nước Chân phân đốt
2 ? ? ?
3 ? ? ?
4 ? ? ?
... ? ? ?
2. Trả lời câu hỏi:
a) Trong khu vực quan sát nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyển và cách di chuyển của các loài động vật quan sát được.
b) Nêu tên các động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được.
c) Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu của môi trường hoặc có hình dạng giống với vật nào đó trong môi trường (Hình 14.3). Hãy kể tên các động vật có những đặc điểm trên mà em quan sát được. Theo em, những đặc điểm này có lời gì cho động vật?
3. Chia sẻ những hình ảnh về động vật em đã chụp được trong quá trình quan sát hoặc vẽ lại một loài em đã quan sất được.
GIẢI
1. Ví dụ:
STT Tên động vật quan sát được Môi trường sống Đặc điểm 
(hinh dạng, màu sắc, ...)
1 Tôm Dưới nước Chân phân đốt
2 Dưới nước cơ thể hình thoi, dẹp hai bên
3 Cua Dưới nước chân phân đốt
4 Chim Trên cạn có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh
5 Mèo Trên cạn có lông bao phủ cơ thể, có bốn chân
6 Vịt Trên cạn có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh
7 Chó Trên cạn có lông bao phủ cơ thể, có bốn chân
8 Trên cạn có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh
2. a) Nhóm động vật có xương sống gặp nhiều nhất, động vật không xương sống gặp ít nhất.
    b) Học sinh quan sát, nêu tên các loài động vật.
    c) Ví dụ những loài động vật: tắc kè, cá ngựa, mực, bọ ngựa, ...
Những đặc điểm về màu sắc và hình dáng đó giúp chúng ngụy trang trong môi trường, tránh bị kẻ thù hoặc con mồi phát hiện.
3. Học sinh tự làm

Câu 18: Trong các ngành thực vật, Hạt kín là ngành phân bố rộng rãi nhất. Theo em, đặc điểm cấu tạo nào của thực vật Hạt kín giúp chúng sống được ở nhiều loại môi trường khác nhau và có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất? Giải thích.
GIẢI
Đặc điểm cấu tạo của thực vật Hạt kín giúp chúng sống được ở nhiều loại môi trường khác nhau và có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất:
  • Cơ quan sinh sản là hoa và quả có chứa hạt
Cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái (lá đơn, lá kép, thân củ, thân rễ, rễ cọc, rễ chùm, ...)\
Câu 19:  Muỗi là động vật trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho người như sốt rét, viêm não Nhật Bản, ... Em cần làm gì để diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt?
GIẢI
Biện pháp diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt:
  • Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, khô ráo
  • Diệt bọ gậy, loăng quăng.
  • Dùng thuốc và dược phẩm để đuổi và diệt muỗi
  • Mắc màn khi đi ngủ
​​​​​​​Câu 21: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện vai trò của thực vật đối với tự nhiên và con người.
GIẢI
Vai trò của thực vật:
+ Với môi trường:
  • Hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí oxi giúp cân bằng khí oxy và cacbonic
  • Góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường
  • Điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính
+ Với con người:
  • Cung cấp khí oxy cho hoạt động hô hấp của con người 
  • Làm thức ăn cho con người 
  • Một số loài được dùng làm thuốc, dược phẩm quý cho con người
Qua đó học sinh vẽ sơ đồ.
Câu 22: Trong đời sống hằng ngày, có những việc làm của em góp phần bảo vệ đa dạng sinh học những cũng có những việc làm gây suy giảm hệ đa dạng sinh học. Hãy liệt kê các việc làm đó, nêu tác dụng/ tác hại của chúng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.
GIẢI
Một số việc làm như:
  • Xả rác bừa bãi ra môi trường. Gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường sống của một số loài động, thực vật
  • Trồng cây gây rừng. Giúp xây dựng lại hệ sinh thái, tạo môi trường sống cho nhiều loài động thực vật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay12,445
  • Tháng hiện tại148,660
  • Tổng lượt truy cập8,251,865
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây