HỖN HỢP

Thứ ba - 05/10/2021 11:30
Câu 1: Hãy kể tên những vật thể mà thành phần của chúng có hai hoặc nhiều chất trộn lẫn với nhau
GIẢI
  • Bánh mì: bột mì, nước, đường, sữa, chất tạo hương, chất tạo màu...
  • Nước khoáng: nước, chất khoáng
  • Bột canh: muối, bột ngọt, đường
  • Nước mắm: nước, muối, cá,...
 
Câu 2:
1. Vì sao trên bao bì của một số thức uống như sữa cacao, sữa socola thường có dòng chữ "lắc đều trước khi uống"?
2/ Thực hiện thí nghiệm quan sát thành phần của nhũ tương: Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào cốc chưa 20 ml nước, sau đó khuấy đều hỗn hợp. Nhận xét các thành phần của hỗn hợp tạo thành. 
GIẢI
1/ Người ta lắc để cho sữa đều lên, không bị lắng dưới đáy hộp. Giúp thưởng thức ngon hơn
2/ Dầu ăn lơ lửng trong cốc nước. Chất lỏng dầu ăn lơ lửng trong chất lỏng nước.
Câu 3:
1/ Mô tả đặc điểm của hỗn hợp tạo thành khi thực hiện thí nghiệm: Cho một thìa nhỏ muối ăn vào cốc chứa 20 ml nước, khuấy nhẹ.
2/ Nước đường có phải là một dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra chất tan và dung môi trong dung dịch này.
3/ Cho ba hỗn hợp: nước, phù sa, nước trà, sữa tươi. Xác định hỗn hợp nào là dung dịch, nhũ tương hoặc huyền phù. Giải thích?
4/
a. Lấy ví dụ dung dịch có hoà tan chất khí.
b. Cho một thìa nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành  (Hình 10.7.) có phải là dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra đâu là dung môi.
GIẢI
1/ Muối tan sau khi khuấy. 
2/ Nước đường có là dung dịch. Nước dung môi hòa tan muối, muối là chất tan.
3/ Dung dịch: nước trà
   Nhũ tương: sữa tươi
   Huyền phù: phù sa
4/
a. Viên C sủi (khí CO2
b. Có là dung dịch. Trong đó nước(chiếm phần nhiều) là dung môi, giấm (chiếm phần ít) là chất tan 
Câu 4:
1/ Kể tên một số chất rắn hòa tan và một số chất rắn không hòa tan trong nước mà em biết
2/ Tiến hành thí nghiệm để biết than bột là chất tan hay không tan trong nước.
3/ Để pha cà phê hòa tan nhanh hơn, em sẽ sử dụng nước nóng, nước ở nhiệt độ phòng hay nước lạnh. Vì sao?
GIẢI
1/ Một số chất rắn hòa tan trong nước: muối, đường,...
    Một số chất rắn không hòa tan trong nước: đồng, chì, kẽm, cát, đá,...
2/ Thí nghiệm: Đổ 1 thìa tahn bột vào 1 cốc nước, ngoáy đều
Sau khoảng 1 thời gian, than đọng dưới đáy cốc
Chứng tỏ than bột không tan trong nước
3/ Để pha cà phê hòa tan nhanh hơn, ta dùng nước nóng vì lượng các chất rắn hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. 
Câu 5: Những người làm muối (từ nước biển sạch) có thể sử dụng những cách làm nước bay hơi nào để thu muối ăn? 
Phơi nước biển trên các ruộng muối.
Muối mỏ khai thác từ những mỏ muối (cũng từ biển mà ra, thường là những hồ nước mặn, bốc hơi, sau đó mà thành mỏ muối) bằng cách bơm nước để có dung dịch muối đậm đặc. Gia nhiệt bốc hơi, rồi lại hòa tan, tái kết tinh,..để có muối tinh. Muối mỏ sản xuất theo quy trình công nghiệp. Nên độ tinh khiết khá cao, trắng trẻo, và nhất là kiểm soát được độ mịn của muối.
Câu 6: Em hãy lấy mốt số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng cách lọc để tách chất ra khỏi hỗn hợp
GIẢI
  • Pha cà phê bao gồm việc cho nước nóng qua cà phê xay và bộ lọc. Cà phê lỏng là dịch lọc. Việc ngâm trà cũng giống nhau, cho dù bạn sử dụng trà túi lọc (giấy lọc) hay trà bóng (thông thường, một bộ lọc kim loại).
  • Thận là một ví dụ về một bộ lọc sinh học. Máu được lọc bởi cầu thận. Các phân tử thiết yếu được tái hấp thu trở lại máu.
  • Máy điều hòa không khí và nhiều máy hút bụi sử dụng bộ lọc HEPA để loại bỏ bụi và phấn hoa trong không khí.
  • Nhiều bể cá sử dụng bộ lọc có chứa các sợi có chức năng thu giữ các hạt.
  • Bộ lọc vành đai thu hồi kim loại quý trong quá trình khai thác.
  • Nước trong tầng chứa nước tương đối tinh khiết vì nó đã được lọc qua cát và đá thấm trong lòng đất.
Máy lọc nước với các lõi lọc để tách tạp chất
Câu 7: Hãy lựa chọn một cách chiết phù hợp để:
a. Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm
b. Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước
c. Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước. Vì sao em chọn cách đó?
GIẢI
a. Sử dụng phương pháp lọc bằng màng lọc. Vì cát có kích thước lớn hơn, bị chặn lại khi qua màng lọc
b. Sử dụng phương pháp chiết. Vì dầu nhẹ hơn nước nên chỉ cần chắt bỏ phần dầu nổi bên trên  
c. Để dung dịch đứng yên một thời gian, ta thấy calcium carbonate lắng xuống dưới đáy cốc. Đổ bỏ phần nước, ta thu được calcium carbonate. Vì calcium carbonate nặng hơn nước.
Câu 8: Đá vôi là nguyên liệu cho một số ngành sản xuất
a. Thành phần chính của đá vôi là gì?
b. Tìm kiếm thông tin và nêu tên một số vùng núi đá vôi nổi tiếng ở nước ta
GIẢI
a. Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate
Ngoài ra còn một số các tạp chất: đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum...
b. Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang),...
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay5,490
  • Tháng hiện tại121,495
  • Tổng lượt truy cập8,040,923
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây