OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

Thứ ba - 05/10/2021 11:36
Câu 1: Em hãy cho biết oxygen tồn tại ở đâu ? Thường xuyên hít thở khí oxygen trong không khí, em có cảm nhận được màu, mùi, vị của oxygen không? Tại sao các đầm tôm thường lắp đặt hệ thống quạt khí
tải xuống (3)
tải xuống (3)
GIẢI
  • Oxygen tồn tại trong khí quyển
  • Oxygen không màu, không mùi, không vị
  • Vì đầm nuôi tôm là 1 không gian nhỏ mà phải nuôi một số lượng tôm rất lớn, mật độ nuôi cao, nên nhu cầu oxy cần được cung cấp cho đầm nuôi là rất lớn. Lắp quạt khí sẽ giúp cung cấp và phân tán lượng oxygen đồng đều cho nước. Đồng thời lượng oxy được cung cấp nhiều giúp cho việc phân hủy chất thải trong đầm nuôi tôm cũng được tăng lên. , Nhờ đó mà tôm mới được nuôi sống hiệu quả.
Câu 2: Con người có thể ngừng hoạt động hô hấp không? Vì sao? Em hãy tìm hiểu và cho biết những bệnh nhân nào phải sử dụng bình khí oxygen để thở
Bình khí nén là bình tích trữ không khí được né ở một áp suất nhất định. Tại sao thợ lặn cần sử dụng bình khí nén? 
  • Gia đình em sử dụng loại nhiên liệu nào để dun nấu hằng ngày? Nhiên liệu đó có cần sử dụng khí oxygen để đốt cháy không? 
  • Em hãy lấy vs dụ chứng tỏ oxygen duy trì sự sống và sự cháy
Một hộ gia đình sử dụng bếp củi để đun nấu hằng ngày. Khi lửa sắp tàn, người ta thêm củi và thổi hoặc quạt vào bếp thì ngọn lửa bùng lên. Em hãy giải thích cách làm đó. 
GIẢI
  • Con người không thể ngừng hoạt động hô hấp. bởi vì hoạt động hô hấp là hoạt động cung cấp oxy giúp cho cơ thể con người hoạt động. Ngừng hô hấp tức là cơ thể con người không được nhận oxy, não bộ không thể hoạt động, có thể khiến con người tử vong hoặc ảnh hưởng đến não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. 
  • Bệnh nhân bị các bệnh về phổi hoặc tim, bệnh nhân bị ngạt khí, rối loạn nhịp thở, hoại tử khí,...
  • Vì con người không thể lọc oxy ở dưới nước để hô hấp và không thể nhịn thở trong một thời gian dài quá lâu dưới nước. Vậy nên thợ lặn cần dùng bình nén khí để  cung cấp oxy trong suốt quá trình ở dưới nước. 
  • Hiện tượng: que đóm bùng cháy mãnh liệt
giải thích: Oxygen giúp duy trì sự cháy. Que đóm đang còn tàn đỏ khi tiếp xúc với oxy sẽ giúp duy trì sự cháy, khiến que đóm bùng cháy lên mãnh liệt
học sinh nêu nhiên liệu để đun nấu hằng ngày trong gia đình. Ví dụ: bếp củi, bếp ga,... cần oxygen để đốt cháy
  • Ví dụ chứng tỏ oxygen duy trì sự sống và sự cháy: 
    • duy trì sự sống: oxy được dùng trong y tế làm chất duy trì sự sống giúp cứu chữa các bệnh nhân 
    • duy trì sự cháy: dùng bếp củi đun nấu hằng ngày khi lửa gần tàn thì cho thêm củi rồi dùng ống thỏi thổi không khí để cung cấp oxy giúp cho lửa bùng cháy to trở lại
  • Giải thích: thổi hoặc quạt vào bếp giúp cung cấp oxy để duy trì sự cháy, khiến ngọn lửa bùng lên trở lại.
Câu 3:
Từ hiểu biết của mình, em hãy cho biết không khí có vai trò gì trong cuộc sống
GIẢI
  •  Không khí cung cấp oxygen duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu để tạo ra năng lượng phục vụ các nhu cầu của đời sống.
  •  Không khí cung cấp khí carbon dioxide cho thực vật quang hợp đảm bảo sự sinh trưởng cho các loại cây trong tự nhiên, từ đó duy trì cân bằng tỉ lệ tự nhiên của không khí, hạn chế ô nhiễm.
  •  Không khí ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất.
  •  Không khí còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất khí nitrogen có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
  •  Nitrogen trong không khí có thể chuyển hoá thành dạng có ích giúp cho cây sinh trưởng và phát triển.
​​​​​​​Câu 4: Em đã bao giờ ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm chưa? Không khí lúc đó có đặc điểm gì? 
GIẢI
  • Ở trong không khí bị ô nhiễm, không khí có mùi khó chịu, mờ không nhìn rõ, da và mắt thấy khó chịu kích ứng, hô hấp khó khăn,...
  • Tác hại do không khí ô nhiễm gây ra
    • Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông
    • hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu
    • thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và sản xuất lâm - nông nghiệp 
    • động vật phải di cư, bị tuyệt chủng
    • gây bệnh nguy hiểm cho con người, có nguy cơ gây tử vong
    • làm hỏng cảnh quan tự nhiên và các công trình xây dựng

Câu 5: Có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều dó chúng ta cần phải làm gì? 
  • Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục 
Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình
GIẢI
  • Có thể giảm tình trạng ô nhiễm không khí. Chúng ta cần phải: sử dụng xe đạp thường xuyên thay cho các phương tiện chạy bằng xăng, dầu; trồng nhiều cây xanh; dọn dẹp nhà cửa,; không vứt rác thải bừa bãi;...
  • Một số nguồn gây ô nhiễm và biện pháp khắc phục đó là: 
  • Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp. Biện pháp:  Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư; thay thế máy móc, dây chuyển công nghệ sản xuất bằng công nghệ hiện đại, Ít gây ô nhiễm hơn.
  • Khí thải. Biện pháp: Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường, Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ, ... để giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.
  • Vật liệu xây dựng. Biện pháp: che đậy cẩn thẩn khi vận chuyển.
  • Phương tiện giao thông dùng xăng dầu. biện pháp: Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
  • Cháy rừng. Biện pháp: Trồng thêm nhiều cây xanh.
  • Khi đang ở khu vực ô nhiễm, để bảo vệ sức khỏe cần: cần dọn dẹp ngay để đảm bảo vệ sinh; đeo khẩu trang; di chuyển đến các khu vực thoáng khí trong lành;...
​​​​​​​Câu 6:
1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là gì? Nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
2. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thể nào đến sức khoẻ con người? Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trường học hoặc nơi ở của em.
3. Em hãy giải thích vì sao lượng oxygen trong không khí hầu như không đổi mặc dù hàng ngày con người dùng rất nhiều oxygen cho nhu cầu hô hấp và sản xuất trong công nghiệp.
 
GIẢI
1. Một số nguồn gây ô nhiễm không khí: cháy rừng, núi lửa, khí thải nhà máy, khí thải động cơ xe cộ tham gia giao thông, rác thải,...
Biện pháp: 
  • Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư; thay thế máy móc, dây chuyển công nghệ sản xuất bằng công nghệ hiện đại, Ít gây ô nhiễm hơn.
  • Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường,
  • Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ, ... để giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.
  • Che đậy cẩn thẩn khi vận chuyển vật liệu xây dựng
  • Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
  • Trồng thêm nhiều cây xanh.
  • Lắp đặt các trạm theo dõi tự động môi trường không khí, kiểm soát khí thải ô nhiễm
2. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người: 
  • Sulfur Dioxide tác động đến sức khoẻ con người làm gia tăng hô hấp, khó thở, ở một lượng lớn sẽ dẫn đến tử vong. 
  • Nitơ dioxit gây ra bệnh phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi.
  • Carbon Monoxit làm giảm oxy trong máu, tổn thương thần kinh. Ngộ độc do hít phải nhiều khí CO có thể dẫn đến nhức đầu, buồn nôn, thậm chí hôn mê gây tử vong.
  • Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs): được sản sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, thuốc lá ảnh hưởng nặng tới hệ thần kinh, gây bệnh phổi, hen suyễn và là một trong những nguyên nhân gây ung thư.
  • Bụi mịn xâm nhập vào phổi và tim gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim và đột quỵ.
  • Chlorofluoro Carbons gây bệnh ung thư da, các bệnh về mắt ở người và phá huỷ cây trồng.
  • Amoniac  có khả năng ăn mòn và độc hại, có thể gây hại cho người.
Một số biện pháp bảo vệ không khí ở trường học hoặc nơi ở: 
  • Đảm bảo vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí trong phòng:
  • Mở cửa thông gió trong vòng 5 — 10 phút vài lần trong ngày, đặc biệt là trong và sau khi nấu ăn; nên sử dụng các thiết bị hút mùi, thu khói hỗ trợ.
  • Không hút thuốc trong nhà.
  • Hạn chế khi sử dụng hoá chất như: chất tẩy rửa, chất làm mát không khí
  • Không sưởi đốt bằng than củi, than đá, ... cũng như chạy máy phát điện trong phòng kín.
3. Bởi vì các loài thực vật thực hiện quang hợp đã cho ra O2 như một sản phẩm thải. Nhờ đó mà oxy luôn được cung cấp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại115,120
  • Tổng lượt truy cập8,431,898
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây