ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 7

Thứ hai - 18/04/2022 08:41
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2021- 2022
Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài 120 phút)
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
          Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ
          Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa
          Và cả gió cũng biết mê thơ nữa
Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm.

Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm
Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít
Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít
Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh

Em ngồi yên uống suối mật trong lành
Thời gian như dừng trôi không bước nữa
Không gian cũng nằm yên không dám cựa
Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng…
                        (Nắng ấm sân trường-Nguyễn Liên Châu, nguồn: https://violet.vn)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ:   Và cả gió cũng biết mê thơ nữa
3. Em hiểu thế nào về hình ảnh thơ suối mật trong lành
4. Từ ý thơ trên em có suy nghĩ gì về vai trò của người thầy đối với cuộc đời mỗi con người?
Phần II. LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm): Viết đoạn văn cảm nhận của em về hình ảnh dân phu trong đoạn trích sau:   
         Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì  thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.  Tình cảnh trông thật thảm.
         (Trích: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 2 (10 điểm)
          Nhận xét về hai bài thơ Cảnh khuya  Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng:
        Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ.
Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
………………….. Hết ………………..

HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG:
1. Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
 2. Tổng điểm của toàn bài là 20.0 điểm, cho lẻ đến 0.25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ cho điểm từng câu, từng ý, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các  mức điểm cụ thể khác.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu                               Yêu cầu Điểm
Phần I
(4,0 đ)
1) Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.  
2) Biện pháp tu từ nhân hóa: gió mê thơ
3) Hình ảnh thơ: suối mật trong lành mang ý nghĩa tượng trưng cho lời giảng hấp dẫn, lôi cuốn, bổ ích của thầy.
4) Vai trò người thầy: giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người…
0,5
0,5
1,5

1,5
Phần II
Câu 1
(6,0 đ)
.1. Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết viết một đoạn văn, kết cấu chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau miễn là hợp lý. Sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng :
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và hình ảnh người dân trong đoạn trích.
- Hình ảnh người dân: Khẩn trương, gấp gáp, vất vả, cực nhọc trước nguy cơ đê vỡ. Dân phu đang vật lộn với thiên nhiên, gắng gượng dùng chút sức lực cuối cùng của mình để giành giật lấy sự sống ...
- Hàng loạt động từ mạnh liên tiếp: đội, vác, đắp, cừ… cùng những từ láy giàu sức gợi hình, gợi thanh: bì bõm, lướt thướt, xao xác…Nghệ thuật liệt kê, điệp ngữ, nhịp điệu dồn dập, nhằm tái hiện hết sức sinh động cảnh hộ đê nhốn nháo, căng thẳng, trong sự cố gắng đến bất lực tuyệt vọng của những con người khốn khổ đang kiệt sức vì đói rét, vì sợ hãi.
- Qua đó bộc lộ tình cảm lo lắng, thương xót của tác giả đối với người dân...
- Liên hệ..

0,5





1,0điểm

2,0 điểm



1,0 điểm

1,0 điểm

0,5 điểm
Câu 2
(10,0 đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng :
- Viết bài văn nghị luận văn học có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Triển khai vấn đề nghị luận mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, cảm xúc chân thành, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:
*Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ, trích dẫn nhân định...
*Giải thích:
    +  Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
  + Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.
* Chứng minh: Học sinh cần làm sáng tỏ hai luận điểm cơ bản:
Luận điểm 1: Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ
- Đó là sự say mê trước vẻ đẹp của âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại.
- Là sự rung cảm trước cảnh đẹp của đêm trăng :
HS lấy dẫn chứng từ 2 bài thơ, phân tích làm rõ luận điểm
->Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.
Luận điểm 2: Cốt cách chiến sĩ
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước :
+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vân mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm)
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:
+ Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung ...
* Khái quát: hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ Người cũng  là vẻ đẹp nhất quán trong con người của Bác. Đó là một phong cách thanh cao khiến chúng ta thêm ngưỡng mộ, kính yêu Bác. 
* Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân...

 
1,0







1,0  điểm
2,0 điểm




4,0 điểm
















1,0 điểm


1,0 điểm
…………………………….Hết……………………………
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,526
  • Tổng lượt truy cập8,431,304
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây