BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Thứ ba - 17/08/2021 11:56
TNTN là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con ng có thể sử dụng trong cuộc sống
tải xuống (3)
tải xuống (3)
1. Các dạng TNTN chủ yếu
-TN không tái sinh: Gồm những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt (khí đốt thiên nhiên, dầu lửa, than đá)
-TN tái sinh: Những dạng tài nguyên xử dụng hợp lí sẽ có đk phát triển phục hồi (nc, đất, sinh vật)
-TN năng lượng vĩnh cửu: Năng lượng mặt trời, gió, năng lượng nhiệt sinh ra từ trong lòng đất, thủy triều..nguồn n/l sạch, khi dùng không gây ô nh mt
2. Sử dụng hợp lí TNTN
Là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sủ dụng tài nguyên của xã hội hiện tại , vừa đảm bảo duy trì dài lâu các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau
a.Sử dụng hợp lí tn đất
-Vai trò của tn đất:
+Mt để sx lương thực, thực phẩm nuôi sống con ng
+Nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông
+Sử dụng h/lí tn đất làm cho đất không bị thoái hóa
-Biện pháp:
+Các hđ chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn
+Nâng cao độ phì nhiêu của đất
+TV đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất
-Trên những vùng đất dốc , những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang có thể góp phần chống sói mòn đất vì, nc chảy trên mặt đất luôn va vào gốc cây và lớp thảm mục trên mặt đất nên chảy chậm lại-> hạn chế sói mòn
b. Sử dụng hợp lí tn nc
-Vai trò của tn nc:
+Nc là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên trái đất
+Là yếu tố qđ chất lượng mt sống của con ng
+NG/ nhân gây ô nh nc và cách khắc phục:
Nguồn nc Nguyên nhân gây ô nhiễm Cách khắc phục
Các sông cống nc thải ở thành phố Do dòng chảy bị tắc và xả rác thải xuống sông -Khơi thông dòng chảy
-Không đổ rác thải xuống sông
Ao, hồ Do rác thải Không vứt rác thải bừa bãi xuống ao, hồ
Biển Dầu loang do tai nạn tàu thủy -Hạn chế tối đa các vụ tai, nạn
-Triển khai công tác cứu hộ kịp thời

-Hậu quả của việc thiếu nc:
+Nguyên nhân gây bệnh tật do mất vs
+Ảnh hưởng tới mùa màng do hạn hán
+Không đủ nc uống cho các đàn gia súc..
c. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
-Vai trò của tài nguyên rừng:
+Cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh..
+Điều hòa khí hậu..
+Góp phần ngăn chặn lũ lụt, hạn hán, sói mòn đất…
+Ngôi nhà chung của các loại đv và các vsv..
+Nguồn gen quý giá góp phần quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái trong trái đất.
-Biện pháp:
+ Khai thác hợp lí, kết hợp trồng bổ sung
+Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên…
KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIEN HOANG GIÃ
1.Ý nghĩa
-Mt trên trái đất đang ngày một suy thoái, rất cần các biện pháp để khôi phục và giữ gìn.
-Giữ gìn tnhd là bảo vệ các sv và môi trường sống của chúng, cơ sở để cân bằng sinh thái , tránh ô nh và cạn kiệt nguồn tntn
2.Các biện pháp bv thiên nhiên
a. Bv tài nguyên sv
-BV khu rừng già, rừng đầu nguồn
-XD các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bv các sv hoang giã
-Trồng cây, gây rừng tạo mt sống cho nhiều loài sv
-Không săn bắt đv hoang giã và khai thác quá mức các loài sv
-Úng dụng cộng nghệ sh để bảo vệ các nguồn gen quý như nhân giống vô tính, nuôi cấy mô
-Khai thác hợp lí rừng sản xuất
-Hạn chế khai hoang rừng chuyển rừng thành đất trồng trọt, di dân tự do
-Đóng cửa rừng tự nhiên
b. Cải tạo các hst  bị thoái hóa
Các biện pháp Hiệu quả
Đối với đất trống, đồi núi trọc thì việc trông cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất Hạn chế sói mòn đất, hạn hán, lũ lụt.Tạo mt sống cho nhiều loài sv, tăng độ đa dạng sh, cải tạo khí hậu
Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí Điều hòa lượng nc, hạn chế lũ lụt , hạn hán, mở rộng diện tích trồng trọt, tăng năng xuất cây trồng
Bón phân hợp lí và hợp vs Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo đk phủ xanh đất trống , đồi núi trọc, ko gây ô nh mt
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí Làm cho đất không bị cạn kiệt dinh dưỡng, tận dụng đc hiệu xuất sử dụng đất và tăng hiệu xuất cây trồng
Chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp có năng xuất cao Đem lại lợi ích kinh tế
3.Vai trò của hs trong việc bv tnhd
-Tuyên truyền cho mọi ng cùng tham gia bv tn
+Nội dung tuyên truyền có thể là: Tầm quan trọng của rừng , tác hại của việc phá rừng, biện pháp bv rừng , o nh mt là gì? Hậu quả, biện pháp khắc phục…
+ Biện pháp t/t: Kịch, thơ ca, hát, nói, hò, vè…
-Không vứt rác bừa bãi,tích cực tham gia dọn dẹp vs công cộng
-Tích cực tham gia các phong trào vs công viên, trường học, bãi biển..
-Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc bảo vệ môi trường
-Không săn, bắt chim thú, bảo vệ các loài sv có ích
- Tuyên truyền cho mọi ng cùng hành động bv thiên nhiên
BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
1.Sự đa dạng của các hệ sinh thái
-Các hst trên cạn và dưới nc khác nhau rất nhiều về đặc tính vật lí, hóa học và sinh học
-Hst trên cạn:
+ Các hst rừng(R. mưa nhiệt đới, r. lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim)
+ Hệ sinh thái thảo nguyên
+Các hst hoang mạc
+ Các hst nông nghiệp vùng đồng bằng
+HSt núi đá vôi
-Hst dưới nước:
+Hst nc mặn; hst vùng biển khơi, hst vùng ven bờ (r. ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven bờ..)
+Hst nc ngọt: Các Hst sông suối(hst nc chảy), hst hồ, ao(hst nc đứng)
2.Bảo vệ hst rừng
Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới là môi trường của nhiều loài sv. BV rừng là góp phần bv các loài sv, điều hòa khí hậu góp phần giữ cân bằng sinh thái của trái đất
-R ở VN chiếm 1 diện tích khá lớn và gòm nhiều loại : Rừng rậm nhiệt đới, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi…
-Vai trò của r trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nc;
+ cây r cản nc mưa làm chon c ngấm vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô , bv đc nguồn nc ngầm
+ Khi nc chảy trên mặt đất, đc các gốc cây cản nên chạy chậm lại-> chống xói mòn đất
- Các biện pháp bv hst rừng hiệu quả:
Biện pháp Hiệu quả
- Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp - Hạn chế khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia - Góp phần bảo vệ hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen quý hiếm.
Trồng rừng Chống xói mòn đất, phủ xanh đất trống, đồi trọc
Phòng cháy rừng Bảo vệ tài nguyên rừng
Vận động dân tộc ít người định canh, định cư Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế việc chặt phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn
Phát triển dân số hợp lí, kiểm soát việc di dân Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức cho phép
Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ rừng Giúp cho toàn dân tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng

3.Bảo vệ HST biển
-Biển là HST khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt Trái Đất
-Hiện nay mức độ khai thác nguồn  tài nguyên này quá nhanh nên nhiều loài sv biển có nguy cơ bị tuyệt chủng
-Một số loài sv biển đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và cách bảo vệ
Tình huống Biện pháp
Các loài sv biển đang bị săn lùng, khai thác, số lượng cá thể nhiều loài giảm mạnh -Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác sv biển, xử lí nghiêm các hành vi trái phép
-Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
-Xây dựng các khu bảo tồn
-Môi trường sống của nhiều loài sv bị thu hẹp và bị hủy hoại -Bảo vệ mt sống của sinh vật, phục hồi các mt bị ô nhiễm, hủy hoại
Rác thải, xăng dầu, chất hóa học độc hại theo các dòng sông chảy từ đất liền ra biển -Hạn chế xử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật , bỏ rác đúng nơi quy định
-Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông suối
-Tổ chức các ngày bv môi trường, vận động tuyên truyền tới người dân, trẻ em Giúp làm sạch mt, nâng cao được ý thức bv mt của mọi người

4.Bảo vệ HST nông nghiệp
-Các HST nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp
-Nước ta có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp phân bố ở các đk địa lý và khí hậu khác nhau từ Bắc vào Nam
-Cần duy trì các HST nông nghiệp chủ yếu , đồng thời cải tạo các HST nông nghiệp để đạt năng xuất và hiệu quả cao . Đảm bảo cho sự phát triển ổn định về kinh tế và môi trường của đất nước
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.Sự cần thiết ban hành luật
-Luật BVMT được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của cả xh, để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con ng và thiên nhiên gây ra cho mt tự nhiên
-Đồng thời luật cũng điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần mt hợp lý để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước
-Các vd về thực hiện Luật BVMT
Nội dung Luật BVMT quy định Hậu quả có thể có nếu không có Luật BVMT
Khai thác rừng  Cấm khai thác bừa bãi, không khia thác rừng đầu nguồn Mất cân bằng sinh thái, lũ lụt, sói mòn đất
Săn bắn đv hoang giã Nghiêm cấm Đv quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao
Đổ chất thải công nghiệp, rác sinh hoạt Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra mt Ô nh mt nước không khí, đất, ảnh hưởng đến sk và đời sống con ng
Sử dụng đất Có quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất Lãng phí đất, giảm độ màu mỡ của đất, đất bị xói mòn
Sử dụng các hóa chất độc hại, chất phóng xạ Có biện pháp sử dụng hóa chất một cách an toàn, theo tiêu chuẩn quy định , phải xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp Ảnh hưởng đến sự tồn tại của con ng và sv
Khi vi phạm Luật BVMT, gây sự cố mt Cơ sở và cá nhân vi phạm bị xử phạt và phải đền bù cho việc gây ra sự cố mt Ý thức BVMT của ng dân sẽ kém

- ND của luật BVMT gồm 7 chương:
+Chương 1: Những quy định chung, xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật BVMT các tổ chức và cá nhân
+Chương 2: Bao gồm các quy định về phòng chống suy thoái mt như: Đất, nước không khí, các nguồn lợi sv, các hệ sinh thái, các nguồn gen đa dạng sinh học, cảnh quan. Chương này cũng quy định cấm nhập các chất thải vào VN
+Chương 3: Khắc phục suy thoái mt, ô nhiễm mt và sự cố mt, các cơ sở sx kinh doanh có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
+Chương 4: Quy định nội dung quản lí nhà nước về bảo vệ mt, chức năng nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về bvmt từ các cơ quan trung ương, Bộ KH và công nghệ, bộ tài nguyên và mt, thanh tra nhà nước
+Chương 5: Quan hệ quốc tế về BVMT
+Chương 6: Khen thưởng và xử lí vi phạm luật
+ Chương 7: Điều khoản thi hành luật
2.Một số nội dung chính của Luật BVMT ở VN
a. Nội dung chính chương II: Phòng chống suy thoái, ô nh và sự cố mt
-Quy định về phòng chống suy thoái mt, ô nh mt, sự cố mt, có liên quan tới việc sử dụng các thành phần mt như đất, nước, kk, sv, các hệ ST, đa dạng sinh học, cảnh quan
-Cấm nhập khẩu các chất thải vào VN
b.Nội dung chương III: Khắc phục suy thoái, sự cố và ô nh mt
-Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
-Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố mt có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt mt
3. Trách nhiệm của mỗi người
-Mỗi ng đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật BVMT
-Tuyên truyền để mọi ng cùng thực hiện tốt Luật BVMT và vận động mọi ng cùng bvmt
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN.
Câu 2:
a.Trình bày phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
b.Giả sử tính trạng chiều cao của một loài thực vật có 2 trạng thái là thân cao và thân thấp . Hãy vận dụng phương pháp nghiên cứu của Menđen để xác định quy luật di truyền của tính trạng chiều cao ở loài thực vật này.
Câu 3:
a.Ở một loài thực vật, với 2 alen A và a, khởi đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục kết quả kiểu gen AA, aa và Aa sẽ chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
b.Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chon giống?
c.Chúng ta có những biện pháp gì để bảo vệ vốn gen của loài người?
Câu 4:
a.Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/ nữ thường xấp xỉ 1:1? Có ý kiến cho rằng, người mẹ quyết định giới tính của con. Ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao?
b. Một bạn học sinh nói rằng : Bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Tại sao?
Câu 5:
a.Phân biệt tài nguyên tái sinh với tài nguyên không tái sinh.
b.Cho các loại tài nguyên: Đất, nước, rừng, than đá, dầu lửa, khí đốt, năng lượng ánh sáng, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng nhiệt từ lòng đất, khoáng sản. Hãy xếp chúng vào các nhóm : Tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 6: Vì sao nói phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là một phương pháp độc đáo?
Câu 7: Một cặp bố mẹ bình thường đã sinh ra một con gái mắc bệnh Tơcnơ. Họ thắc mắc không hiểu vì sao?
a.Dựa vào kiến thức đã học em hãy giúp cặp vợ chồng trên hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế hình thành bệnh.
b.Vẽ sơ đồ cơ chế hình thành bệnh trên.
c.Bệnh Tơcnơ thuộc dạng biến dị nào em đã học, xác định bộ NST của người con gái mắc bệnh đó.
Câu 8: So sánh ADN với ARN
Câu 9: Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Tại sao?
Câu 10:
a.Nêu các khái niệm quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Cho ví dụ minh họa.
b.Trong một hệ sinh thái có các loài sinh vật sau: Cây cỏ, ếch đồng, châu chấu, rắn, vi sinh vật, gà, dê, đại bàng.
-Viết các chuỗi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái.
-Vẽ lưới thức ăn của hệ sinh thái trên.
-Nếu đại bàng bị tiêu diệt thì hệ sinh thái trên sẽ biến đổi như thế nào?
Câu 11: Lai phân tích là gì? Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng được không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.
Câu 12: Việc sử dụng cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu di truyền có ưu điểm gì?
Câu 13: Hãy kể tên các bệnh, tật di truyền mà em biết. Hãy nêu những nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh, tật di truyền ở người?
Câu 14: Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc, chức năng của ADN và ARN.
Câu 15: Thường biến là gì? Phân biệt giữa thường biến với đột biến?
Câu 16: Quần thể là gì?Thế nào là trạng thái cân bằng số lượng cá thể của quần thể?
Câu 17: Ưu thế lai là gì? Để duy trì ưu thế lai cần phải làm như thế nào?
Câu 18: Người ta đã tạo ra những động vật có thể tổng hợp được prôtêin của loài khác. Hãy cho biết đó là thành tựu sinh học nào? Nêu những ưu điểm của thành tựu này.
Câu 19: Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li.
Câu 20: Gen là gì?Trình bày mối quan hệ giữa gen , ARN và protein.
Câu 21: Hãy giải thích vì sao cùng là kiểu đột biên sthay thế nucleotit, có một số trường hợp không gây hậu quả gì nhưng một số trường hợp khác lại gây hậu quả rõ rệt đối với cơ thể sinh vật?
Câu 22: Một loài thực vật có bộ NST 2n=10, có 1 cặp NST số 2 mang các gen AAA.
-Cho biết thể đột biến trên thuộc loại đột biến nào?
-Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó?
Câu 23: Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình hãy phân tích vai trò của các nhân tố: “Nước, phân bón, chế độ chăm sóc, giống” trong việc nâng cao năng xuất cây trồng. Từ đó nêu ý nghĩa của việc đưa giống mới vào nông nghiệp để nâng cao năng xuất lúa trong bước tiến nhảy vột về năng xuất lúa hiện nay.
Câu 24: Khi nghiên cứu cấu trúc tuổi của một quần thể cá ở biển, người ta thu được các số liệu sau:
Nhóm tuổi Tỉ lệ phần trăm số cá thể
Đực Cái
Trước sinh sản 30 28
Sinh sản 16 16
Sau sinh sản 6,5 3,5
a.Xác định tỉ lệ giới tính của quần thể
b.Vẽ tháp tuổi của quần thể tương ứng với số liệu trong bảng.
c.Giả sử quần thể này đang bị đánh bắt với cường độ 3 lần/ tuần, theo em để đảm bảo sự phát triển ổn định của quần thể thì có nên tiếp tục đánh bắt với cường độ như vậy nữa hay không? Giải thích.
Câu 25:
a.Thế nào là cơ thể dị hợp? trình bày phương pháp tạo ra cơ thể dị hợp?
b.Có 1 cơ thể dị hợp. Làm thế nào để tạo ra cơ thể đồng hợp từ cơ thể dị hợp này?
Câu 26: ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen với ARN.
Câu 27:
a.Vì sao nói biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống?
b.Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? Hiện tượng ADN con sinh ra giống và khác ADN mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật?
Câu 28: Bệnh máu khó đông ở người gây ra do 1 đột biến gen lặn h nằm trên NST giới tính X. Một người mắc bênh máu khó đông có 1 người em sinh đôi bình thường:
a.Hai người sinh đôi này là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?
b.Người mắc bệnh này là gái hay trai? Giải thích. Viết kiểu gen của cặp sinh đôi trên và của người mẹ về bệnh máu khó đông.
c.Nếu cặp sinh đôi trên đều mắc bệnh, ta có thể suy ra họ là sinh đôi cùng trứng hay không? Giải thích.
d.Nếu cặp sinh đôi trên có cùng giới tính và cùng không mắc bệnh, làm thế nào để nhận biết họ là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?
Câu 29:
a.Quần xã sinh vật là gì?Hãy nêu các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong tự nhiên.
b. Cho tập hợp các cá thể sinh vật sau:
1.Các cây cỏ sống ven đê sông La.
2.Các con voi sống trong vườn bách thú Hà Nội.
3.Các con chim chào mào sống ở vườn quốc gia Vũ Quang.
4.Các con cá chép sống ở hồ Kẻ Gỗ.
Tập hợp nào không phải là quần thể , giải thích?
Câu 30:
a.Tại sao nhân tố di truyền lại tồn tại thành từng cặp? Trong trường hợp nào, nhân tố di truyền không tồn tại thành cặp? Hãy lấy ví dụ về trường hợp ở người, nhân tố di truyền không tồn tại thành cặp?
b.Tại sao khi  giảm phân, mỗi nhân tố di truyền đi về 1 giao tử? Trong trường hợp nào, cả hai nhân tố di truyền của cặp cùng đi về 1 giao tử?
Câu 31:
a.Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật?
b.Nếu không có đột biến gen thì thế giới sinh vật sẽ như thế nào?
Câu 32:
a.Tại sao trong cấu trúc dân số của của hầu hết các nước, tỉ lệ nam/nữ thường xấp xỉ 1/1?
b.Theo kết quả điều tra quần thể người ở Trung Quốc hiện nay, độ tuổi sơ sinh có tỉ lệ 116 bé trai : 100 bé gái. Hiện tượng trên gọi là gì? Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là gì? Nêu các giải pháp khắc phục.
Câu 33: Công nghệ sinh học là gì? Nêu các lĩnh vực của công nghệ sinh học? Quy trình nhân bản Cừu Dolly có phải là ứng dụng của công nghệ sinh học không? Nêu khái quát quy trình nhân bản đó?
Câu 34:
a.Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống ngoài khoảng thuận lợi?
b.Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật góp phần làm tăng năng xuất vật nuôi, cây trồng?
Câu 35:
a.Men đen đã dựa vào căn cứ nào để khẳng định nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp?
b.Trong trường hợp nào nhân tố di truyền không tồn tại thành từng cặp? Trong trường hợp nào không tạo ra giao tử “thuần khiết”
Câu 36: Để tạo ra số lượng cây trồng trong 1 thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, người ta đã tiến hành nhân giống cây trồng như thế nào? Nêu 1 số thành tựu mà em biết?
Câu 37:
a. Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm? Các biện pháp hạn chế ô nhiễm? Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên?
b. Giới hạn sinh thái là gì?Ảnh hưởng của giới hạn sinh thái đến sự phân bố của loài trong tự nhiên?
c.Động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn? Vì sao?
Câu 38: Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.
Câu 39:
a.Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
b.Ưu thế lai là gì? Để đảm bảo luôn thu được ưu thế lai cao nhất cần phải làm như thế nào?
c. Ánh sáng có thể ảnh hưởng như thế nào với thực vật? Nêu những điểm khác biệt giữa lá cây ưa sáng và lá cây ưa bong?
d.Các cá thể sinh vật trong quần xã có những mối quan hệ nào?
Câu 40:
a.Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp tử, nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen dị hợp tử?
b.Trong sản xuất , quy luật phân li được ứng dụng như thế nào?
c.Hãy xác định dạng đột biến của các bệnh di truyền sau đây?
-Bệnh Đao
-Bệnh bạch tạng
-Bệnh câm điếc bẩm sinh
Câu 41:
a.Phân biệt cấu tạo hóa học của phân tử ADN và Marn
b. Căn cứ vào đâu để chia ARN làm 3 loại: mARN , tARN , rARN ? Nêu chức năng của từng loại ARN?
c.Biến dị tổ hợp là gì?Tại sao trong thực tế những cây trồng bằng hạt thường có hoa mang nhiều màu sắc hơn những cây trồng bằng cành?
d.Nêu nội dung phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen?
Câu 42: Công nghệ tế bào là gì, nêu các giai đoạn của công nghệ tế bào? Tại sao trong nuôi cấy tế bào và mô , cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen giống ở dạng gốc? Nêu các ứng dụng của công nghệ tế bào?
Câu 43: Việc đốt phá rừng và săn bắt bừa bãi dẫn đến những hậu quả gì đối với nguồn lợi thú? Nêu 1 số biện pháp cần thiết để bảo vệ nguồn lợi thú.
Câu 44: Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp?
Câu 45:
a.Thể dị bội là gì? Cơ chế phát sinh thể dị bội có (2n+1) NST.
b.Phân biệt các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền.
Câu 46:
a.Kĩ thuật gen là gì? Kĩ thuật gen gồm những khâu cơ bản nào?
b.ADN tái tổ hợp là loại ADN như thế nào? ADN tái tổ hợp tạo ra trong kĩ thuật di truyền sẽ hoạt động như thế nào khi được chuyển vào tế bào nhận?
c.Thế nào là nhân tố sinh thái? Nhân tố sinh thái ảnh hưởng lên sinh vật như thế nào?
Câu 47:
a.Dòng thuần là gì?
b.Phân biệt di truyền độc lập với di truyền liên kết của hai cặp tính trạng?
Câu 48:
a.Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và gioa phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống? Cho ví dụ.
b.Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống?
Câu 49: Hãy nêu những ảnh hưởng có hại và có lợi đến môi trường trong thời kì xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp.
Câu 50:
a.Hiện tượng tính trạng trội không hoàn toàn là gì?hãy nêu ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa từ P->F2 của phép lai 1 tính trạng với trường hợp tính trội không hoàn toàn.
b.So sánh quá trình nhân đôi ADN với quá trình sao mã (tổng hợp ARN)
c. Hãy cho biết đặc điểm cơ bản về kiểu gen, giới tính của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. Nghiên cứu trẻ đông fsinh có ý nghĩa gì?
d.Trình bày cơ chế phát sinh trẻ bị hội chứng Đao?
e.Phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 51:
a.Thoái hóa giống là gì? Vì sao việc tự thụ phấn bắt buộc ở những giống giao phấn sẽ gây ra thoái hóa giống nhưng vẫn được sử dụng trong tạo giống mới?
b.So sánh trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn?
c.Di truyền liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
d.Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Câu 52: Trình bày cấu trúc của NST kép và những diễn biến cơ bản của NST kép trong giảm phân I.
Câu 53: Trình bày cấu trúc của protein. Vì sao nói protein quy định tính trạng của cơ thể sinh vật?
Câu 54:
a.Giới hạn sinh thái là gì?Trong giới hạn sinh thái có những khoảng giá trị nào?
b.Hãy nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật. Con người đã vận dụng hiểu biết về tác động của nhân tố ánh sáng vào sản xuất như thế nào?
Câu 55:
a.Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội , tính trạng lặn?
b.Menđen đã giải thích thí nghiệm của mình trong phép lai 1 cặp tính trạng , 2 cặp tính trạng ở đậu Hà Lan như thế nào?  Vì sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà Lan?
Câu 56:
a.trình bày những đặc trưng của bộ NST ở loài lưỡng bội. Những cơ chế nào giúp ổn định bộ NST 2n của loài qua các thế hệ?
b.Hãy chỉ ra 3 sự kiện trong giảm phân giúp tạo sự đa dạng của các loại giao tử.
c.Có ý kiến cho rằng những trẻ đồng sinh cùng trứng thì có kiểu gen và kiểu hình giống hệt nhau.Quan điểm trên có chính xác không, tại sao?
Câu 57: Hãy nêu mối quan hệ giữa gen, mARN, protein, và tính trạng.
Câu 58:
a.Người mang 3 NST 21 bị hội chứng nào?Giải thích cơ chế phát sinh hội chứng đó?
b.Phân biệt thể tam bội với thể lưỡng bội.
c.Những khó khăn và thuận lợi của việc nghiên cứu di truyền ở người? nêu 2 phương pháp nghiên cứu di truyền ở người?
Câu 59:
a.Phép lai kinh tế là gì?Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống?
b.Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỷ lệ đực/cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa giftrong thực tễn?
Câu 60: Quan sát 1 cây bưởi đang thời kì ra hoa, phát hiện bọ xít đang hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện.
a.Hãy viết sơ đồ biểu diễn chuỗi thức ăn trên.
b.Trên ngọn cây bưởi, có nhiều rệp đang bám , quanh vùng rệp bám lại có nhiều kiến đen. Hãy cho biết mối quan hệ sinh thái giữa các loài: Cây bưởi, bọ xít, nhện, tò vò, rệp, kiến đen. Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp.
Câu  61:
a.Môi trường là gì?Môi trường sống của các loài sinh vật sau đây thuộc loại môi trường nào?
-Bò rừng
-Giun đất
-Sán lá gan
b.Hãy nêu 2 nhân tố sinh thái vô sinh và 2 nhân tố sinh thái hữu sinh có tác động đến đời sống của một cây gỗ trong rừng.
Câu 62:
a.Lai phân tích là gì?Mục đích của phép lai phân tích ? Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào khác để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp? Viết sơ đồ lai minh họa.
Câu 63: Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào? Trong cơ chế di truyền?Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Câu 64:
a.Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?
b.Nêu các nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật đó.
c.Công nghệ sinh học là gì?Công nghệ sinh học gồm những lĩnh vực nào?
Câu 65:
a.Hãy nêu mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài và mối quan hệ giữa các cá thể khác loài.
Câu 66:
a.Trình bày cấu trúc và chức năng của protein. Glucagon là phân tử protein được cấu tạo từ 1 chuỗi axit amin thì glucagon có cấu trúc tối đa bao nhiêu bậc? Giải thích.
b.So sánh đột biến với thường biến.
c.Phân biệt thể đa bội với thể lưỡng bội.
d.Thế nào là hiện tượng đồng sinh. Phân biệt đồng sinh cùng trứng với đồng sinh khác trứng. Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền ?
Câu 67: Môi trường nước có những đặc điểm cơ bản nào? Nêu những đặc điểm thích nghi của sinh vật sống trong nước?
Câu 68:
a.Giải thích vì sao đời con vừa nhận vật chất di truyền của bố, vừa nhận vật chất di truyền của mẹ?
b.Một bạn học sinh thấy rằng: Bố của bạn ấy có tóc xoăn và bạn ấy cũng có tác xoăn giống bố. Từ đó kết luận, bố đã truyền tính trạng tóc xoăn cho bạn ấy. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh đó có đúng không? Giải thích?
c.So sánh chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể?
d.Phân biệt NST kép với cặp NST tương đồng
e.Trong quá trình phân bào , hãy cho biết:
-Ở những kì nào NST tồn tại ở dạng kép?
-Ở những kì nào , NST tồn tại thành từng cặp tương đồng?
Câu 69:
a.Ưu thế lai là gì? Đặc điểm của ưu thế lai. Tại sao không dùng cơ thể có ưu thế lai cao để nhân giống?
b.Một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa. Hãy tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn.
Hướng dẫn: Thế hệ xuất phát của một giống có tỉ lệ kiểu gen là xAA + y Aa + z aa = 1.Qua quá trình tự thụ phấn thì ở thế hệ Fn , tỉ lệ kiểu gen là:
[x+ y( 1-1/2n) /2]AA + y(1/2n)Aa  + [z + y( 1-1/2n) /2]aa
Vì cứ qua mỗi thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp  (Aa) giảm đi ½.
Câu 70. Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường? Vì sao khi chuyển sinh vật ra khỏi môi trường sống của nó thì sinh vật sẽ chết?
Câu 71:
a.Hoạt động của NST ở giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?
b.Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác với kết quả của giảm phân II?Trong 2 lần phân bào của giảm phân , lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
c. Nêu quy trình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Câu 72:
a.Thế nào là giới hạn sinh thái ?  Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó?
b.Mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với vùng phân bố và đời sống của sinh vật?
c. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền?
Câu 73:
a.Biến dị tổ hợp là gì? Vì sao ở các loài sinh sản hữu tính có kiểu hình phong phú hơn so với các loài sinh sản vô tính?
b.Mô tả cấu trúc của gen. Nêu vai trò của các loại liên kết giữa các nucleotit trong gen.
Câu 74: Cơ chế NST xác định giới tính ở người được thực hiện như thế nào? Giải thích vì sao tỉ lệ sinh con trai/con gái là 1:1? Việc sinh con trai hay con gái do bố hay mẹ quyết định? Giải thích.
Câu 74:
a.Kĩ thuật gen là gì?Gồm những khâu cơ bản nào
b. Hiện tượng thoái hóa là gì? Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa giống? Lấy ví dụ minh họa.
c. Trong thực tiễn sản xuất con người đã áp dụng những biện pháp gì để giảm cạnh tranh , nhằm đảm bảo năng xuất cây trồng, vật nuôi?
d.Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?
e.Thế nào là “hiệu suất nhóm”? Lấy 1 ví dụ minh họa.
Câu 75: Nêu các bước khi tiến hành nhân giống vô tính trong ống nghiệm. Các cá thể được tạo ra bằng phương pháp này có đặc điểm gì?Giải thích?
Câu 76:
a.Cấu tạo của phân tử ADN phù hợp với chức năng của nó như thế nào?
b.Bằng kiến thức về giảm phân và thụ tinh hãy giải thích sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình ở loài sinh sản hữu tính.
Câu 77: Xét các ví dụ sau đây:
1.Linh cẩu ăn hươu
2.Dây tơ hồng bám trên cây bụi
3.Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần rễ cây họ đậu
4.Chim ăn sâu non
5.Giun sống trong ruột người
6.Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến
7.Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn
8.Các cây thông gần nhau liền rễ với nhau
9.Địa y
10.Một loài cỏ mọc quần tụ với nhau thành nhóm
a.Hãy cho biết:
-Những ví dụ nào thuộc mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?Giải thích
-Những ví dụ nào thuộc quan hệ cộng sinh?Giải thích
-Những ví dụ nào thuộc quan hệ hợp tác?Giải thích
-Những ví dụ nào thuộc quan hệ hội sinh?Giải thích
-Những ví dụ nào thuộc quan hệ kí sinh-vật chủ?Giải thích
b.So sánh mối quan hệ ở ví dụ 3 với mối quan hệ ở ví dụ 6
Câu 78: Giải thích vì sao luật hôn nhân gia đình lại cấm kết hôn trong vòng 3 đời? Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền ở người?
Câu 79:
a.Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình phân tích vai trò của các nhân tố:”nước, phân , cần , giống” trong việc nâng cao năng xuất cây trồng, từ đó nêu ý nghĩa của việc đưa giống mới vào nông nghiệp để nâng cao năng xuất lúa trong bước tiến nhảy vọt về năng xuất lúa hiện nay.
Câu 80:
a.Nguyên nhân phát sinh đột bến cấu trúc NST?Tại sao những biến đổi trong cấu trúc NST lại gây hại cho sinh vật?
b.Quá trình tổng hợp ADN và mARN có gì giống và khác nhau.
Câu 81:
a.NST được cấu trúc bởi những thành phần nào? Vì sao có thể dựa vào bộ NST để xác định một cơ thể sinh vật thuộc loài nào?
b.Hãy trình bày cấu trúc siêu hiển vi của NST. So sánh NST thường với NST giới tính.
c.Nêu ý nghĩa sinh thái các thành phần nhóm tuổi trong quần thể.
d.Dòng thuần chủng là gì?Trình bày phương pháp kiểm tra độ thuần chủng của dòng?
Câu 82: Giải thích vì sao hoa của những loài cây trồng từ hạt thường có màu sắc đa dạng hơn hoa của loài cây được trồng từ cành?
Câu 83: Cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân sẽ tạo ra những loại giao tử nào trong các trường hợp sau:
a.Tất cả các NST không phân li ở giảm phân 1, ở giảm phân 2 phân li bình thường.
b.Tất cả các cặp NST đều phân li bình thường , giảm phân 2 tất cả các NST đều không phân li.
Câu 84:
a.Giải thích vì sao giảm phân lại tạo ra được tế bào con có bộ NST n?
b. Tại sao ít sử dụng pp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống vật nuôi?
c.Nêu và giải thích những tác động của con người khiến 1 loài động vật có nguy cơ bị diệt vong. Nếu 1 loài động vật đang có nguy cơ bị diệt vong thì chúng ta cần phải có biện pháp gì để duy trì và phát triển loài này?
Câu 85:
a.So sánh ADN với protein
b.Tại sao trâu ăn cỏ, bò cũng ăn cỏ nhưng thịt trâu khác với thịt bò?
c.Có các loài sinh vật sau; Cỏ, ếch , thỏ, châu chấu, rắn, đại bàng, sán kí sinh ở động vật, giun đất, vi sinh vật phân giải.
a.Nêu điều kiện cần thiết để các loài sinh vật trên thành 1 quần xã sinh vật.
b.Nếu loại bỏ hết cỏ thì quần xã đó sẽ bị biến đổi như thế nào?
c.Môi trường sống có ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật?
d.Mức phản ứng là gì?Trình bày phương pháp xác định mức phản ứng của một kiểu gen?

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay4,748
  • Tháng hiện tại63,981
  • Tổng lượt truy cập7,649,105
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây