kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
QUẦN THỂ SINH VẬT
Thứ ba - 17/08/2021 11:45
1.K/n -Là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định , những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. VD: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng đông bắc VN
2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể a. Tỉ lệ giới tính -Là t/l giữa số lượng cá thể đực/ cá thể cái. Tl này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của qt -Đa số đv , tl đực/cái ở ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1:1 -Tỉ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào đk môi trường, đặc điểm di truyền... + Vào mùa sinh sản thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực , sau mùa ss số lượng lại bằng nhau + Ở một số loài rùa, trứng được ủ ở t0 <280C sẽ nở thành con đực, nếu ủ ở t0 >320C sẽ nở thành con cái. b. Thành phần nhóm tuổi -QT có 3 nhóm tuổi chính: Nhóm tuổi trước ss, ss và sau ss. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau -Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi + Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang ( h chữ nhật) xếp chồng lên nhau + Có 3 dạng tháp tuổi:Hình sgk Tháp phát triển: Nhóm tuổi trước ss> nhóm t sau ss-> chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể Tháp ổn định: Nhóm t trước ss= nhóm tuổi ss-> quần thể ở mức cân bằng ổn định Tháp giảm sút: Nhóm tuổi trước ss<nhóm tuổi sau ss-> qt có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong -Mục đích: Có kế hoạch phát triển qt hợp lí và các biện pháp bảo tồn c. Mật độ cá thể của qt - Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích -VD: MĐ cây bạch đàn: 625 cây/ ha đồi Mđ sâu rau: 2 con /m2 ruộng rau - Mđ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào : Chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể , biến động bất thường của đk sống : Lụt lội, cháy rừng, hạn hán, dịch bệnh... -Trong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: Trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn.... - Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất vì: Mđ quyết định các đặc trưng khác và a/h tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, mức ss và tử vong, trạng thái cân bằng của qt , các mối quan hệ sinh thái khác để qt tồn tại và phát triển 3. Ảnh hưởng của mt tới qt sinh vật - Các đk sống của mt như khí hậu, thổ nhưỡng nguồn thức ăn , nơi ở thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi số lượng cá thể quả quần thể - Số lượng cá thể tăng khi mt sống có khí hậu phù hợp, nguồn t/ ă dồi dào và nơi ở rộng rãi ... khi số lượng cá thể tăng lên quá cao , nguồn t/a trở nên khan hiếm , thiếu nơi ở và nơi sinh sản , nhiều cá thể bị chết-> mật độ cá thể giảm xuống -> mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng