CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH

Thứ ba - 17/08/2021 11:04
1. NST giới tính-Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại 2 loại NST là: NST thường và NST giới tính.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
-NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.
-NST thường và NST giới tính có sự khác nhau:

2. Cơ chế xác định giới tính
- Là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
-Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh , VD: người.
-Cơ thể mẹ giảm phân cho ra 1 loại trứng mang NST 22A + X và 3 thể cực-> giới đồng giao tử.
-Cơ thể bố giảm phân cho ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại là: NST 22A + X và NST 22A + Y-> giới dị giao tử.
-Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử (X và Y) của bố tạo ra hợp tử: XX (con gái) và XY (con trai) với tỉ lệ xấp xỉ 1:1-> giúp cân bằng giới tính trong tự nhiên.
-> tỉ lệ này nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Nghiên cứu trên người cho thấy tỉ lệ trai/gái khác nhau ở các giai đoạn: Bào thai= 1,14; 10t=1,01; tuổi già=0,91
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính
-Nhân tố bên trong: Hoocmon sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính…
-Nhân tố bên ngoài:Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi giới tính
-Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất , đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực / cái trong lĩnh vực chăn nuôi.
VD ở loài rùa trứng được ủ ở nhiệt độ >28 0C-> nở thành con đực; trên 320C-> nở thành con cái.
II. Nhiễm sắc thể
1.Nguyên phân, bộ NST 2n, số NST mà môi trường cung cấp
TH1: Có 1 tb nguyên phân:
-Một tb nguyên phân k lần, kết thúc lần nguyên phân thứ k, thì sẽ tạo ra số tb con là 2k (khi đang ở lần ng/ph thứ k thì số tb=2k-1)
-Tổng số NST có trong tất cả các tb con là 2n .2k=.(số NST có trong 1 tb x tổng số tb)
-Tổng số NST mà môi trường cung cấp là 2n .(2k -1) =[số NST có trong 1 tb .(tổng số tb – 1 tb ban đầu)]
TH2: Có nhiều tb (có a >1 tb) nguyên phân
-Nếu ban đầu có a tb tiến hành nguyên phân thì phải nhân với  a
VD1: Có 1 tb của người tiến hành nguyên phân 3 lần . Hãy xđ:
a.Số tb con được tạo ra
b.Số NST có trong tất cả các tb con
c.Số NST mà mt cung cấp cho quá trình nguyên phân
Giải:
a.23 = 8tb
b.8 x 46 = 368 NST
c.(8-1) x 46 =322 NST
2.Xác định số thoi vô sắc xuất hiện trong quá trình nguyên phân
Mỗi tế bào phân chia có 1 thoi vô sắc , nên số thoi vô sắc xuất hiện bằng số lượt tế bào làm mẹ.= số tế bào ban đầu nguyên phân x (2k – 1)
3.Xác định số lượng NST , tâm động, cromatit, có trong một tế bào ở mỗi kì của nguyên phân. (Khi NST ở dạng kép, mỗi NST gồm 2 cromatit. Khi NST ở dạng đơn, mỗi NST không có cromatit nào)

4.Xác định số lượng NST , tâm động, cromatit, có trong một tế bào ở mỗi kì của giảm phân.

5.Số giao tử tạo thành, số hợp tử tạo ra
-Số tinh trùng hình thành=số tế bào sinh tinh x 4
-Số NST chứa trong các tinh trùng= số tinh trùng x n
-Số trứng hình thành = số tế bào sinh trứng x 1
-Số NST chứa trong các trứng được hình thành = số trứng x n
-Số thể định hướng(thể cực) = số tế bào sinh trứng x 3
-Số NST chứa trong các thể định hướng = số thể định hướng x n
-Số hợp tử tạo thành = số tinh trùng được thụ tinh= số trứng được thụ tinh
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
1.Tạo giao tử (Kiểu NST giới tính: đực XY; cái XX)
- Ở vùng chín, mỗi tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh tinh) qua giảm phân cho 4 tinh trùng và gồm 2 loại X và Y có tỉ lệ bằng nhau.
Số tinh trùng hình thành = Số tế bào sinh tinh x 4
Số tinh trùng X hình thành = Số tế bào Y hình thành.
- Ở vùng chín, mỗi tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh trứng) qua giảm phân chỉ cho 1 tế bào trứng gồm 1 loại  X, 3 tế bào kia là thể định hướng (về sau bị tiêu biến).
Số trứng hình thành = Số tế bào trứng  x 1
Số thể định hướng = Số tế bào sinh trứng  x 3
2. Tạo  hợp tử
- Một tinh trùng loại X kết hợp với trứng tạo thành 1 hợp tử XX, còn tinh trùng loại Y kết hợp với trứng tạo thành 1 hợp tử XY
Tinh trùng X x Trứng X à Hợp tử XX (cái)
Tinh trùng Y x Trứng X à Hợp tử XY (đực)
- Mỗi tế bào trứng chỉ kết hợp với một tinh trùng để tạo thành 1 hợp tử.
Số hợp tử tạo thành = Số tinh trùng thụ tinh = Số trứng thụ tinh
3 .Tỉ lệ thụ tinh (hiệu suất thụ tinh):
- Tỉ lệ thụ tinh của tinh trùng = Số tinh trùng thụ tinh : Tổng số tinh trứng hình thành.
- Tỉ lệ thụ tinh của trứng = Số trứng thụ tinh : Tổng số trứng hình thành
4. Tính số loại giao tử và hợp tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST
Sự phân li và tổ hợp của NST trong quá trình giảm phân.
a. Ở phân bào I:
- Từ kì sau đến kì cuối, mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về 1 tế bào, có khả năng tổng hợp tự do với các NST kép của các cặp khác theo nhiều kiểu.
- Nếu có trao đổi đoạn trong cặp NST thì chỉ thay đổi dạng trong số kiểu đó, chứ không làm tăng số kiểu tổ hợp.
Số kiểu tổ hợp : 2n  (n số cặp NST tương đồng)
Các dạng tổ hợp: dùng sơ dồ phân nhánh hoặc cách nhân đại số
b. Ở phân bào II:
- Từ kì sau đến kì cuối, mỗi NST đơn trong NST kép phân li về 1 giao tử và có khả năng tổ hợp tự do với các NST đơn của những cặp khác tạo thành nhiều kiểu tổ hợp, do đó phát sinh nhiều loại giao tử.
- Nếu có trao đổi đọan xảy ra tại 1 điểm trong cặp NST thì cứ mỗi cặp có trao đổi đoạn sẽ làm số loại giao tử tăng gấp đôi.
Số kiểu giao tử : 2n + m (m: số cặp NST có trao đổi đoạn)
Dạng tổ hợp : dùng sơ đồ phân nhánh hoặc cách nhân đại số
CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Câu 1: Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 2: Bộ nhiễm sắc thể của loài được ký hiệu như sau: T đồng dạng với t, D đồng dạng với d, H đồng dạng với h. (mỗi chữ cái ứng với 1 nhiễm sắc thể đơn). Viết ký hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài ở các kì:
a.Của phân bào nguyên phân?
b. Kỳ trước I,kỳ cuối II của phân bào giảm phân? (Nếu không có sự trao đổi đoạn và đột biến).
Câu 3: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính.
Câu 4: Hãy nêu những điểm giống  nhau và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình phát sinh giao đực và cái ở động vật?
Câu 5: Nêu những điểm  khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?
Câu 6: Một tế bào sinh dục sơ khai đực của một loài động vật nguyên phân liên tiếp 5 lần, toàn bộ các tế bào con sinh ra tiến hành giảm phân tạo giao tử. Các giao tử này đều tham gia thụ tinh tạo ra 64 hợp tử. Toàn bộ quá trình phát sinh giao tử nói trên môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 5040 nhiễm sắc thể đơn.
a.  Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng?
Nếu toàn bộ số trứng tham gia quá trình thụ tinh trên được sinh ra từ một nhóm tế bào sinh dục cái sơ khai, các tế bào trong nhóm có số lần nguyên phân như nhau, hiệu suất thụ tinh của trứng bằng hiệu suất thụ tinh của tinh trùng. Hãy xác định số tế bào của nhóm và số lần nguyên phân. Biết số tế bào của nhóm nhỏ hơn số lần nguyên phân.
Câu 7: a. Hoạt động của NST ở kì nào của giảm phân là cơ sở tạo ra sự đa dạng giao tử. Giải thích?
b. Quan sát hình ảnh hai kì phân bào liên tiếp  của tế bào một loài sinh vật.

 - Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài? Giải thích?
 - Viết kí hiệu NST của giao tử sinh ra từ tế bào này?
      - Đây là cơ chế của loại biến dị nào?     
Câu 8: Vì sao nói nhiễm sắc thể có hoạt tính di truyền và sinh lý mạnh mẽ ở kì trung gian trong quá trình phân bào
Câu 9: Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n; 2n; 3n từ loại tế bào ban đầu  có bộ NST 2n ?
Câu 10: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể ba nhiễm kép, thể không nhiễm ?
Câu 11: Trong kỳ sau của giảm phân I, nhiễm sắc thể đã diễn biến theo cơ chế nào để hình thành nên các tế bào con ( n ) có nguồn gốc khác nhau? Cho ký hiệu về nhiễm sắc thể và giải thích (có thể dùng sơ đồ).
Câu 12: Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?
Câu 13: Nêu ý nghĩa của các quá trình đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính?
Câu 13: Tính đặc trưng bộ nhiễm sắc thể (NST) thể hiện qua những đặc điểm nào ? Bộ NST lưỡng bội của loài có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không ? Lấy ví dụ chứng minh ? Có phải mọi cặp NST trong tế bào lưỡng bội của tất cả các loài đều đồng dạng ?
Câu 14: Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST ở những tế bào có khả năng phân chia mang  tính chất chu kỳ ? Sự đóng và duỗi xoắn của NST có ý nghĩa sinh học như thế nào?
Câu 15: Một tế bào của một loài thực vật có 2n = 24  nguyên phân một số lần liên tiếp tạo được nhóm tế bào A chứa 3072 NST đơn. Các tế bào nhóm A tiếp tục nguyên phân ba lần. Trong lần phân chia đầu tiên của các tế bào nhóm A, một số tế bào không hình thành thoi phân bào. Tổng số tế bào con do các tế bào nhóm  A nguyên phân tạo ra là  1012 tế bào.
a. Tính số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và số lượng tế bào  nhóm A?
b. Tính số tế bào không hình thành thoi phân bào trong lần phân chia đầu tiên của nhóm A và số NST có trong các tế bào con do các tế bào nhóm A nguyên phân tạo thành?
Câu 16: Có 4 tế bào A, B, C, D nguyên phân  một số đợt tạo ra 292 tế bào con. Số đợt nguyên phân của tế bào B gấp 2 lần số đợt nguyên phân của tế bào A nhưng lại bằng ½ số đợt nguyên phân của tế bào D. Bộ NST của 4 tế bào trên lần lượt  tỷ lệ với 1:2:2:1. Tổng số NST trong các tế bào con được sinh ra từ 4 tế bào trên là 2592.
a. Xác định số đợt nguyên phân và số tế bào con do mỗi tế bào trên tạo ra.
b. Xác định bộ NST của 4 tế bào nói trên.
c, Tế bào B chứa gen A có 3000 Nucleotit. Bước vào lần phân chia cuối cùng của tế bào này  ½ số tế bào con diễn ra đột biến mất đoạn NST tác động lên gen A. Hãy xác định số Nucleotit của gen A bị mất; biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 39000 Nucleotit cho gen A qua các lần tự sao?
Câu 17: Tế bào một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu: Aa Bb Dd XY .
  1. Hãy xác định tên và giới tính của loài này ?
  2. Khi tế bào này giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử ?
   c) Hãy viết kí hiệu các nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở vào : Kì đầu 1  và kì cuối 2 của giảm phân .
Câu 18: Có một tế bào mầm phân bào liên tiếp 5 đợt, được môi trường nội bào cung cấp
   744 nhiễm sắc thể . Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo thành tinh trùng.
              a. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n.
              b. Xác định số lượng tinh trùng được tạo thành từ các tế bào con.
Câu 19:   Ở trâu, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 50. Quan sát các tế bào đang giảm phân , người ta thấy một số nhóm như sau :
            a ) Nhóm tế bào thứ nhất đếm được có 400 nhiễm sắc thể kép đang tiếp hợp với nhau thành từng cặp. Vậy nhóm tế bào này đang ở kì nào của giảm phân và số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu ?
            b) Nhóm thứ hai, có 1600 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực tế bào. Vậy nhóm tế bào này đang ở vào kì nào của giảm phân và số lượng là bao nhiêu ?
  Nếu nhóm tế bào thứ hai này kết thúc quá trình giảm phân, sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? Biết : mọi diễn biến các tế bào đều bình thường như nhau
Câu 20: Một hợp tử của một loài khi nguyên phân cho ra 4 tế bào A, B, C, D.
- Tế bào A nguyên phân một số đợt liên tiếp cho các tế bào con. Số tế con này bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài.
- Tế bào B nguyên phân cho các tế bào con với tổng số NST đơn gấp 4 lần số NST đơn của một tế bào.
- Tế bào C và D đều nguyên phân cho các tế bào con với tổng số 32 NST đơn.
- Tất cả các tế bào con được hình thành nói trên có 128 NST đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi.
- Hãy xác định số NST trong bộ 2n NST của loài và số đợt phân bào liên tiếp  của tế bào A, B, C, D. Biết rằng bộ NST của các tế bào trên đều ở trạng thái chưa nhân đôi.
Câu 21: Có 3 tế bào mầm sinh dục của một loài đều nguyên phân liên tiếp 7 đợt và đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 15240 NST. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành số noãn bào bậc I và giảm phân bình thường. Tất cả các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Hãy xác định:
  1. Bộ NST lưỡng bội của loài.
  2. Số tế bào trứng được tạo ra qua giảm phân.
  3. Số hợp tử được tạo thành.
Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125% thì số tinh bào bậc I tối thiểu cần huy động để tạo ra các tinh trùng nói trên là bao nhiêu?
Câu 22: Có một tế bào sinh dưỡng của gà (2n= 78) nguyên phân một số lần liên tiếp.
 Trong tất cả các tế bào con được tạo ra khi kết thúc nguyên phân người ta đếm được có tất cả 2496 NST.
 Hãy xác định số NST cùng trạng thái và số Crômatit có trong các tế bào vào lần nguyên phân cuối cùng ở mỗi kỳ sau đây:
a. Kì trung gian                b. Kì trước               c. Kì giữa                 d. Kì sau
Câu 23: Ở một loài động vật cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720. Trong đó 1/12  là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần số nhiễm sắc thể Y.
Xác định số cá thể đực và cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỉ lệ hợp tử XX phát triển thành cơ thể là 7/10.
Tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.
Câu 24: Một hợp tử ở người có 2n = 46 thực hiện nguyên phân:
            a. Khi ở kì trung gian, sau khi tự nhân đôi hợp tử trên có bao nhiêu tâm động, bao nhiêu Crômatit?
            b. Khi chuyển sang kì đầu, hợp tử trên có bao nhiêu NST kép?
            c. Khi chuyển sang kì giữa, hợp tử trên có bao nhiêu NST kép, bao nhiêu tâm động, bao nhiêu Crômatit?
            d. Khi ở kì sau, hợp tử trên có bao nhiêu NST đơn, bao nhiêu tâm động?
Câu 25: a. Trong hình vẽ một tế bào có 28 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực. Hãy cho biết:
- Hình vẽ muốn mô tả tế bào đang ở kì nào của hình thức phân bào nào?
- Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài có tế bào mô tả trong hình vẽ nói trên là bao nhiêu?
b. Ở một số loài giao phối, đôi khi bắt gặp cá thể đực có 3 nhiễm sắc thể giới tính, kí hiệu XXY. Hãy trình bày các cơ chế có thể dẫn tới trường hợp sinh ra những cá thể như trên?
Câu 26: Quá trình phát sinh giao tử của một loài động vật lưỡng bội (2n): Ở giới cái, một số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li trong giảm phân I; ở giới đực giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp tự do giữa các loại giao tử có thể tạo ra các loại hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào?
Câu 27: Ở vùng sinh sản của một tinh hoàn có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Ở vùng sinh sản của một buồng trứng có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Môi trường tế bào cung cấp cho quá trình trên nguyên liệu tương đương 785 nhiễm sắc thể giới tính X. Tổng số nhiễm sắc thể giới tính trong tất cả các tế bào con sinh ra sau nguyên phân là 960.Các tế bào con đều chuyển sang vùng chín tạo giao tử.Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng X là 5% của tinh trùng Y là 10%.Các hợp tử đều phát triển thành cá thể.
 a.Tìm số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu ở tinh hoàn và buồng trứng
 b.Tìm số cá thể đực cái trong đàn
Câu 28 : Trong một vùng sinh sản của một cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai  A, B, C, D.Trong cùng một thời gian cả 4 tế bào này nguyên phân  liên tiếp để tạo các tế bào sinh giao tử.Các tế bào sinh giao tử đều giảm phân tạo giao tử đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 3120 nhiễm sắc thể đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 20 hợp tử.
     1.Xác định tên và giới tính của loài động vật này.
2. Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào A bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào B bằng 1/4 bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào C . Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào C bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào D.Hãy so sánh tốc độ sinh sản của 4 tế bào A, B, C, D.
Câu 29 : Có 2 tế bào A và B cùng nguyên phân một số lần cho tổng cộng 36 tế bào con . Hãy xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào A và B . Biết rằng số lượng tế bào con của B nhiều hơn số tế bào con của A .
Câu 30 : Ở người 2n = 46, có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào con tạo ra đều giảm phân.
a. Nếu là nữ: có bao nhiêu giao tử cái (trứng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào?
b. Nếu là nam: có bao nhiêu giao tử đực (tinh trùng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào?
c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái trong quá trình thụ tinh thì hợp tử tạo ra có bao nhiêu NST và chứa cặp NST giới tính nào?
Câu 31 :Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích?
b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?
Câu 32 : a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?
b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?
Câu 33 :Ở một loài thực vật, bộ NST hướng bội 2n = 24. Tổng số tế bào con được sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lưỡng bội là 254. Xác định số nhiễm sắc thể có trong thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi.
Câu 34: Điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính? Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Câu 35: Trình bày cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ có thể?
Nguyên nhân nào làm cho bộ NST đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? Hãy lấy 1 ví dụ minh họa cho trường hợp đó.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay5,189
  • Tháng hiện tại108,778
  • Tổng lượt truy cập6,965,082
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây