BÀI TẬP THẤU KÍNH PHÂN KỲ

Thứ năm - 13/01/2022 09:14
Bài 1: Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, cho ảnh A'B' như hình vẽ.
tải xuống (3)
tải xuống (3)

a, Hỏi thấu kính là thấu kính gì?
b, Bằng phép vẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm vật F và tiêu điểm ảnh F' của thấu kính.
Giải

a, A'B' là ảnh cùng chiều và nhỏ hơn vật AB => A'B' là ảnh ảo nhở hơn AB => Thấu kính phân kì
b, Nối AA' cắt trục chính tại quang tâm O.
- Từ O vẽ thấu kính phân kì vuông góc với trục chính.
- Từ A vẽ đường thẳng song song với trục chính cắt thấu kính tại I.
- Nối A'I cắt trục chính tại tiêu điểm ảnh F'.
- Đối xứng F' qua O được tiêu điểm vật F.

Bài 2: Cho hình vẽ:

Trong đó Δ là trục chính của một thấu kính. O là quang tâm, F và F' là 2 tiêu điểm chính. Hai tia ló (1) và (2) của 2 tia tới xuất phát từ một diểm sáng S.
a, Thấu kính trên là thấu kính gì?
b, Bằng phép vẽ hãy xác định điểm sáng S và ảnh S' của nó.
Giải

a, Thấu kính trên là thấu kính phân kì, vì chùm tia ló (1), (2) ra khỏi thấu kính là chùm phân kì.
b, Vẽ:
- Tia ló (1) cắt thấu kính tại I và có đường kéo dài qua F => tia tới (1) song song với trục chính. Do đó, từ I kẻ tia song song với trục chính Δ thu được tia tới (1).
- Tia ló (2) qua quang tâm O => Tia tới (2) trùng với phương của tia ló (2). Do đó, kéo dài tia ló (2) qua O thu được tia tới (2)
=> Giao điểm của 2 tia tới (1) và (2) là điểm sáng S; Giao điểm của 2 tia ló (1) và (2) là ảnh S'.

Bài 3: Vật sáng AB dạng đoạn thẳng cao 12cm được đặt trước thấu kính phân kì L có tiêu cự 18cm. Ảnh của AB qua thấu kính có chiều cao là 4cm. Không sử dụng công thức thấu kính hãy xác định khoảng cách từ vật đến thấu kính và vẽ hình.
Giải



Bài 4: Cho trục của một thấu kính, A’B’ là ảnh của AB như hình vẽ:

a, Không cần vẽ ảnh, hãy cho biết A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính đã cho là hội tụ hay phân kì? Tại sao?
b, Vẽ hình xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính.
c, Hãy xác định vị trí của ảnh, của vật và tiêu cự của thấu kính. Biết ảnh A’B’ chỉ cao bằng 13 vật AB và khoảng cách giữa ảnh và vật là 2,4 cm.
Giải

a) Ảnh A’B’ là ảnh ảo vì dù thấu kính hội tụ hay phân kì nếu ảnh cùng chiều với vật thì ảnh đó luôn luôn là ảnh ảo.
Thấu kính đó là phân kì vì ảnh A’B’ là ảnh ảo và nhỏ hơn vật.
b) Hình vẽ:



Bài 5: Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’. Tính tỉ số h’/h?
Giải




Bài 6: Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cao bao nhiêu?
Giải




Bài 7: Vật sáng AB được đặt vuông góc trục chính của thấu kính phân kỳ và cách thấu kính 50cm (như hình vẽ). Thấu kính có tiêu cự 32cm. Dựng ảnh của vật qua thấu kính và dùng các biến đổi hình học để tính hệ số phóng đại của ảnh.

Giải


Bài 8: Một chiếc thước (AB) đặt vuông góc trục chính của thấu kính phân kỳ và cách thấu kính 80cm (như hình vẽ). Thấu kính có tiêu cự 30 cm. Dựng ảnh của vật qua thấu kính và sử dụng các phép biến đổi hình học để tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
Giải




Bài 9:  Đặt vật sáng AB) thẳng góc với trục chính thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = 12 (cm), và cách thấu kính một khoảng d = 20 (cm). Số phóng đại của ảnh là bao nhiêu?
Giải



Bài 10: Một vật sáng nhỏ được đặt trước thấu kính phân kì L và cách thấu kính 30cm. Biết tiêu cự của thấu kính là 20cm. Hệ số phóng đại của ảnh là bao nhiêu?
Giải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay4,390
  • Tháng hiện tại120,395
  • Tổng lượt truy cập8,039,823
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây