kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT JUN- LENXƠ
Thứ ba - 08/12/2020 02:55
BÀI 1: Một bếp điện có ghi 220V-1000W được dùng ở hiệu điện thế 220V. a) Tính nhiệt lượng tỏa ra ở bếp đó trong 1 giây. b) Mỗi ngày sử dụng bếp trên trong 3 giờ thì một tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện. Biết 1kWh giá 1000đ.
HD
BÀI 2
Một ấm điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 25oC. Hiệu suất của ấm là 90%, trong đó nhiết lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. a. Tính nhiệt lượng cần để đun sôi 2 lít nước trên. b. Tính nhiệt lượng ấm điện đã tỏa ra khi đó. c. Tính thời gian đun sôi lượng nước trên.
HD
BÀI 3:
Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp điện có cường độ 3A. Dùng bếp này đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 200C trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K.
HD
BÀI 4: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A. a. Tính công suất tỏa nhiệt của bếp. b. Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu 250C thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích. Tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K
HD Đổi 1,5 l = 1,5 . 10-3 m3 => m = D.V =1000. 1,5 . 10-3 = 1,5 kg Đổi 20 phút = 1200 giây a) Công suất tỏa nhiệt của bếp là: P = I2 . R = 2,52 . 80 = 500 (W)
b) Nhiệt lượng thu vào của nước từ 250C đến 1000C là: Q1 = m . c . ( to2 - to1) = 1,5 . 4200 . (100 - 25) = 472500 (J) Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 phút là: Qtp = I2 R . t = 2,52 . 80 . 1200 = 600000(J) Hiệu suất của bếp là:
BÀI 5 a, Tính nhiệt lượng tỏa ra ở một dây dẫn có điện trở 3000W trong thời gian 10 phót, biết cường độ dòng điện chạy qua là 0,2A. b, Giả sử một sợi dây điện trở thứ hai có trị số là 300 W , được làm từ cùng một loại vật liệu, cùng chiều dài như dây thứ nhất (ở phần a). Tính tỉ số tiết diện của dây thứ nhất với dây thứ hai ?
HD a, Đổi 10 phút = 600 s Nhiệt lượng tỏa ra ở dây điện trở là: Q = I2.R.t = (0.2)2.3000 .600 = 72000 (J) b, Tính tỉ số tiết diện của dây thứ nhất với dây thứ hai là:
BÀI 6: Một ấm điện có ghi: 220V-800W được sử dụng với mạch điện có hiệu điện thế 220V. a)Tính điện trở của ấm điện. b) Dùng ấm trên để đun sôi 1,5l nước trong 15 phút.Tính nhiêt lượng do ấm điện tỏa ra trong thời gian trên và nhiệt độ ban đầu của nước, biết hiệu suất của ấm là 70%.Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
HD
-Ấm điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V đúng bằng hiệu điện thế định mức nên:
P = Pđm = 800W -Điện trở của ấm điện:
-Nhiệt lượng do ấm điện tỏa ra. QTP = Pt = 800.900 = 720000J -Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước.
Suy ra: t1=200C
BÀI 7:
Một ấm điện loại 220V – 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nước. a) Tính cường độ dòng điện chạy qua dây nung của ấm khi đó. b) Thời gian dùng ấm để đun nước là 0,5h mỗi ngày. Hỏi trong 1 tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này? Biết giá tiền điện là 2000đ/kW.h.
- Cường độ dòng điện định mức của ấm điện là P = U.I =>I = P/U = 1100/220 = 5(A) - Công của dòng điện trong 1 ngày là: A = P.t = 1100.0,5= 550W = 0,55kW.h - Số tiền điện phải trả trong một tháng là 0,55 x 30 x 2000 = 33.000(đ)