Câu hỏi 100.
Tại sao có ý kiến cho rằng “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á” ?
CHÂU Á :
- Đây là một lục điạ rộng nhất thế giới, diện tích bằng 44 triệu km2, dân số là tỉ 3,35 tỉ (1995)có nguồn tài nguyên phong phú, nhiều dân tộc, tôn giáo.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), các nước châu Á đều chịu sự lệ thuộc vào các nước Đế quốc, Thực dân.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), phần lớn các nước ở đều giành độc lập như Trung Quốc, Ân Độ, Inđônêxia,
Việt Nam ...Tuy nhiên tình hình châu Á luôn không ổn định , luôn diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược cuả các nước Đế quốc điển hình là khu vực Đông Nam Á và khu vực
- Tuy nhiên, một số nước ở châu Á cũng đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về kinh tế như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xingapo...
- Hiện nay, Nhật Bản là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính cuả thế giới.
- Ân Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
- Trung Quốc, một cường quốc thuộc Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, có tiếng nói ngày càng có giá trị trên trường quốc tế...
& Qua sự phát triển nhanh chóng đó, một số người dự đoán rằng “Thế kỉ XX là thế kỉ cuả châu
Á".
Câu hỏi 101.
Khái quát nét chính về khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến năm 2000.
Hướng dẫn làm bài
a. Khái niệm.
Các nước Đông Bắc Á:
- Là những nước có vị trí nằm ở phía đông - bắc châu Á.
- Bao gồm các nước: Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
b. Đặc điểm khu vực.
- Là khu vực rộng lớn (Khoảng hơn 10 triệu km2).
- Dân số đông nhất thế giới (Khoảng 1 tỉ 510 triệu người).
- Có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Truớc Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), các nước này (trừ Nhật Bản) đều bị nô dịch.
- Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á.
- Sự biến đổi về mặt chính trị.
+ Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á là:
- Sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa (1/10/1949)
- Sự xuất hiện nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (5/1948)
- Sự thành lập nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9/1948).
- Dân chủ hoá nước Nhật.
+ Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của cuộc “Chiến tranh lạnh”.
- Quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ Đồng minh sang đối đầu.
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu.
- Mĩ và đồng minh của Mĩ nhận thấy cần phải ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của
nó, nên đã chia cắt Triều Tiên, không thực hiện những thoả thuận trước đó với Liên Xô,...
- Sự biến đổi về mặt kinh tế
Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện.
- Hiện nay “4 con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 nước là: Hàn Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Đài Loan. Còn Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc,...
- Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất
nước.
Câu hỏi 102.
Bốn “con Rồng” kinh tế xuất hiện ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ? Từ đó, anh (chị) hãy nêu những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế - xã hội cuả một “con Rồng” kinh tế tiêu biểu.
Hướng dẫn làm bài
1) Bốn “con Rồng” kinh tế châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của Hồng Kông, Xingqpo, Hàn Quốc và Đài Loan.
- Những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển cuả một con rồng kinh tế nhất trong bốn con rồng châu Á. (Tự chọn và trình bày một trong bốn “con Rồng” kinh tế dưới đây )
a/ Xingapo.
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Xingapo bị Nhật chiếm đóng (1942 - 1945) và bị đổi tên thành Senan (có nghiã là “ảnh hưởng Phương Nam”). Sau khi Nhật đầu hàng, tháng 9/1945, quân đội Anh quay trở lại Xingapo và lập lại nền thống trị cuả mình. Thực dân Anh đã thi hành chính sách mở cưả ở Xingapo, vì vậy, nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán lớn nhất ở Đông Nam
Á.
- Trước sức ép cuả cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cuả người dân Xingapo và sự lớn mạnh cuả phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực, thế giới, năm 1957, cùng với việc công nhận nền độc lập cuả Malaixia, Anh phải thừa nhận nền độc lập Xingapo. Năm 1963, Xingapo gia nhập liên bang Malaixia, nhưng hai năm sau tách ra thành nước Cộng hoà Xingapo.
- Bắt đầu từ 1963, Xingapo đã tìm được những bước đi thích hợp cho mình, và đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới với những điều “thần kỳ” trong sự phát triển kinh tế.
- Sau ba thập kỉ xây dựng và phát triển kinh tế, Xingapo đã bước vào hàng ngũ các “nước công nghiệp mới” (NlCs) trên thế giới, trở thành “con Rồng” nổi trội nhất trong 4 “con Rồng”. Trong vòng 25 năm (1966 - 1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo đầu người là 18.025 USD.
- Nhà nước Xingapo rất chú trọng đến phúc lợi xã hội, công tác giáo dục, y tế. Hệ thống giáo dục cuả Xingapo đã đạt được những thành công to lớn và đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng lớn cuả nghành kinh tế.
- Xingapo trở thành quốc gia phát triển nhất ở Đông Nam Á, một quốc gia mẫu mực về nhiều mặt, trong đó nổi bật là trật tự kỷ cương xã hội, luật pháp nghiêm minh...
b/Lãnh thổ Đài Loan:
- Gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ, diện tích 35.980 km2, dân số 22 triệu người (năm 2000).
- Là một bộ phận của Trung Quốc song đến nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc.
- Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội:
+ Những năm 50 của thế kỉ XX: kinh tế - xã hội đạt được một số thành tự bước đầu, song nói
chung còn khó khăn: vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, phụ thuộc vào Mĩ.
+ Những năm 60: Đài Loan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh tế “hướng về xuất khẩu”.
- Kết quả: Trong vòng 3 thập niên, Đài Loan được coi là một trong những “con rồng” Đông Á. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,5% năm....
c/Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).
- Sau khi chiến tranh hai miền chấm dứt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Hàn Quốc vô cùng khó khăn, tình hình chính trị không ổn định. Năm 1962, Hàn Quốc tìm cách vượt qua nhiều trở ngại thử thách để phát triển đất nước. Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, sau 30 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NlCs) và là một con “Rồng” trong bốn con “Rồng” ở châu Á. Từ năm 1962 - 1991, tổng sản phẩm quốc dân tăng gần 130 lần cơ cấu kinh tế thay đổi, tỉ trọng công nghiệp tăng, nền kinh tế đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng. Có hệ thống giao thông hiện đại, hệ thống đường cao tốc ngày càng được hoàn chỉnh, là một xã hội thông tin khá cao có nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: máy ghi hình, catxet, máy tính điện tử ...
- Công tác giáo dục được coi trọng. Trong vài thập niên gần đây giữa miền Nam, Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm cao cấp nhằm giải quyết vấn đề thống nhất đất nước.
d/ Hồng Công.
- Đặc khu hành chính Hồng Kông ngày nay bao gồm đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long, khu Tân Giới và 262 các hòn đảo lớn nhỏ; phía bắc tiếp giáp với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, phía đông là vịnh Đại Bằng, phía tây là cửa Chu Giang và phía nam là biển Đông Việt Nam.
- Hồng Kông, trung tâm thương mại tài chính quốc tế, sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự quản lý của người Anh đã trở về Trung Quốc trở thành khu hành chính đặc biệt từ ngày 1 tháng 7 năm 1997.
- Theo ý tưởng “một nước - hai chế độ” của nhà lãnh đạo Trung Quốc - Đặng Tiểu Bình, trong vòng 50 năm sau khi bàn giao, Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ chính trị cũ, ngoài ngoại giao và quốc phòng, các lĩnh vực khác của Hồng Kông đều được hưởng quyền tự trị cao độ.
- Hồng Kông có nền kinh tế quốc tế hóa cao độ, môi trường kinh doanh thuận lợi, thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, có hệ thống mạng lưới tiền tệ, tài chính, chứng khoán rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, dịch vụ hoàn chỉnh. “Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004” của Hội nghị Phát triển và Mậu dịch Liên hợp quốc xem Hồng Kông là hệ thống kinh tế tốt nhất thứ hai của châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
- TRUNG QUỐC
Câu hỏi 103.
- Trình bày những tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Hoa (1946 - 1949). Tóm tắt diễn biến cuộc nội chiến Trung Quốc và sự thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
- Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 - 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ? Cuộc Cách mạng Trung Quốc (1946 - 1949) thành công có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ?
Hướng dẫn làm bài
Trung Quốc là một lục địa lớn nhất châu Á và trên thế giới với diện tích rộng trên 9,5 triệu km2 và dân số gần 1,3 tỉ người (2002), một cái nôi cuả nền văn minh nhân loại. Đối với nước ta, Trung Quốc là một nước láng giềng có tình hữu nghị gắn bó lâu đời. Thắng lợi cuả Trung Quốc trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng lớn đến nước ta.
I/ Khái quát nguyên nhân, diễn biến của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ.
- Nguyên nhân cuộc nội chiến (Tiền đề)
+ Chủ quan : Sau cuộc kháng Nhật thành công (1945), lực lượng Cách mạng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh: khu giải phóng chiếm lÁ đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực phát triển lên tới 126 vạn, phong trào đấu tranh cuả quần chúng lên cao.
+ Khách quan : Sự giúp đỡ cuả Liên Xô về kinh tế và quân sự. Liên Xô chuyển giao vùng Quảng Châu, giúp đỡ vũ khí cho chính quyền Cách mạng đã tác động tích cực đến phong trào cách mạng thế giới.
+ Tưởng Giới thạch gây nội chiến : Tưởng Giới Thạch cấu kết với Mĩ phát động nội chiến.
Ngày 20/7/1946, Tưởng Giới Thạch tập trung 1,6 triệu quân tấn công vào các vùng giải phóng. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc nội chiến.
- Diễn biến cuộc nội chiến (được chia làm 2 giai đoạn).
+ Giai đoạn phòng ngự về chiến lược (từ 7/1946 đến 6/1947) : Tiêu diệt sinh lực địch, xây dựng quân giải phóng. Sau hơn một năm, tiêu diệt được hơn 1.112.000 quân Tưởng và phát triển lực lượng lên đến 2 triệu người.
+ Giai đoạn phản công (từ tháng 6/1947 đến 4/1949)
o Quân cách mạng phản công, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, quân giải phóng vượt sông Hoàng Hà giải phóng Trung Nguyên tiến vào nơi ngự trị cuả quân Tưởng. o Cuối năm 1948 - đầu năm 1949 mở 3 chiến lược lớn, tiêu diệt 1 triệu 540 ngàn quân Tưởng. o Ngày 21/4/1949, vượt sông Trường Giang.
o Ngày 23/4/1949, giải phóng được Nam Kinh, nền thống trị cuả tập đoàn Tưởng Giới Thạch bị sụp đổ.
o Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.
II/ Tính chất của cuôc Cách mạng Trung Quốc (1946 - 1949). Cuộc cách mạng ở Trung Quốc (1946 - 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ bởi vì :
- Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái - đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.
- Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc.
- Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho
quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vào vòng nô dịch.
- Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945).
III/ Ý nghĩa lich sử
- Ý nghĩa của sự kiên đó đối với Cách mạng Trung Quốc:
- Đánh dấu Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã thành công. Thắng lợi này kết thúc sự nô dịch và thống trị của Đế Quốc, phong kiến, tư sản mại bản kéo dài hơn 100 năm.
- Mở ra cho nhân dân Trung Quốc một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc.
- Từ sau thắng lợi đó, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên tiếp giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt, từ năm 1978 đến nay, với đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đa thu được nhiều thành tựu nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể nói, Trung Quốc là nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành công.
- Thành công của Cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng thế giới nói chung.
- Với diện tích bằng lÁ diện tích châu Á và chiếm lÁ dân số toàn thế giới, thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc có tác động to lớn đến Cách mạng thế giới , mà trước hết là tăng cường lực lượng cho phe chủ nghĩa xã hội và động viên cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Việc Trung Quốc thu được nhiều thắng lợi từ sau cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ (1946 - 1949) đã để lại nhiều bài học cho Cách mạng các nước, đặc biệt là Việt Nam, một nước gần Trung
Quốc, đang tiến hành cải cách và đổi mới đất nước.
- Thành công của Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 - 1949) không những có ý
nghĩa đối với sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn, tác động tích cực đến sự nghiệp Cách mạng thế giới nói chung.
Câu hỏi 104.
Trình bày những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong công cuộc xây
dựng chế đô mới qua mười năm đầu sau khi cách mạng thắng lợi (1949 - 1959).
Hướng dẫn làm bài
1. Thành tựu :
- Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời đánh dấu Cách mạng dân tộc, dân chủ Trung Hoa đã hoàn thành. Từ đây, nhân dân Trung Hoa bắt đầu xây dựng chế độ mới dưới sự lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản.
- Từ năm 1950, Trung Quốc tiến hành những cải cách quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá nhằm xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông
nghiệp, cải tạo công - thương nghiệp tư bản tư doanh, xây dựng nền công nghiệp hoá chủ nghiã xã hội, phát triển văn hoá giáo dục.
- Sau 10 năm xây dựng chế độ mới (1949 - 1950) nền văn hoá, giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. (Sản lượng công nghiệp tăng 140%, nông nghiệp tăng 25%).
2. Đối ngoai :
Tháng 2/1950, Trung Quốc kí Hiệp ước hữu nghị liên minh và tương trợ với Liên Xô. Tháng 10/1950, giúp đỡ Triều Tiên chống Mĩ (kháng Mĩ viện Triều), hộ Việt nam và các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đấu tranh giải phóng dân tộc. Địa vị cuả Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên chính trường quốc tế.
Câu hỏi 105.
Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến công cuộc cải cách ở Trung Quốc (từ năm 1978) ? Nội dung của đường lối cải cách ? Thực hiện đường lối cải cách, từ năm 1978 đến năm 2000 Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản như thế nào ?
Hướng dẫn làm bài
- Nét chính về tình hình Trung Quốc trong những năm không ổn đinh (1959 - 1978)
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính.. .Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại đứng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số.
- Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá.
- Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị- xã hội để thích ứng.
- Đối nội: từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.. .Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 - 1976).
- Đối ngoại: ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ân Độ, Liên Xô.Tháng 2/1972, Tổng thống Mĩ
R.Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước. Bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng không ổn định.
- Đường lối đổi mới.
- Tháng 12/1978, hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc.
- Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc.
- Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc” (Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, người Trung Quốc thay cụm từ “mang màu sắc Trung Quốc” thành cụm từ “mang đặc sắc Trung
Quốc” với một ý nghĩa sâu sắc hơn). Trung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:
- Con đường xã hội chủ nghĩa.
- Chuyên chính dân chủ nhân dân.
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác - Lê-nin - Tư tưởng Mao Trạch Đông.
- Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Thành lưu.
- Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình hàng năm tăng 9,6% đạt giá trị 87240,4 tỉ nhân dân tệ đứng hàng thứ 7 trên thế giới.
- Đến năm 1997, tổng sản giá trị xuất nhập khẩu là 325,06 USD, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Trung Quốc là 521 tỉ USD và 145000 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc.
- Từ năm 1978 - 1997, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 2090,
1 nhân dân tệ, ở thành phố từ 34,4 lên 5160,2 nhân dân tệ.
- Đối ngoại: Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới . Góp sức vào việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. Tháng 7/1997, thu hồi Hồng Công. Tháng 12/1999, thu hồi Ma Cao.
Ýnghĩa : Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vị trí quốc tế ngày càng được nâng cao.
Câu hỏi 106.
Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của đất nước Trung Quốc lừ cuối những năm 1978 đến 2000 ? Theo anh (chị),Cách mạng Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm như thế nào từ công cuộc cải cách đổi mới thành công của Trung Quốc (1978) ?
Hướng dẫn làm bài
♦♦♦ Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sư phát triển của đất nước Trung Quốc từ cuối những năm 1978 đến 2000 :
- Sự phát triển đất nước Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay bắt nguồn từ nhiều nhân tố song nhân tố quan trọng nhất là do Đảng Cộng sản Trung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản (kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Mao Trạch Đông), thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh, thực hiện chính sách đối noại hữu nghị, hợp tác thế giới.
- Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình
chính trị, xã hội ổn định và vị trí quốc tế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
♦♦♦ Cách mạng Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm như thế nào từ công cuộc cải cách đổi mới thành công của Trung Quốc (1978)
- Đường lối mở cửa của Trung Quốc là đúng đắn đưa nền kinh tế của Trung Quốc ngày càng phát triển và hơn thế nữa Trung Quốc là thành viên của WTO. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đặt kim ngạch xuất khẩu, thương mại ở Việt Nam, tăng cường mậu dịch ở Việt Nam. Đường lối cải cách ở Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Vai trò của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên chính trường quốc tế, kinh tế Trung Quốc phát triển và hợp tác với các nước ASEAN từ 10 tỉ đến 24 tỉ USD.
- Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực, trên nền tảng tình hữu nghị và ổn định lâu dào. Từ năm 1999 đến nay, hai nước phát triển quan hệ hợp tác theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai ”.
Qua thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đó là: Cải cách đi liền giữ vững những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội (4 nguyên tắc). Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, trong tình hình mới biết kết hợp tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, kiên trì đẩy mạnh mở cửa, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
0 Tóm lại: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc cho thấy rằng, để đi tới con đường chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội là có nhiều con đường. Thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam càng khẳng định con đường phát triển tất yếu của nhân loại (có thể liên hệ Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc).
Câu hỏi 107.
Từ khi thành lập đến nay, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã trải qua biết bao thăng trầm trong quá trình phát triển đất nước. Thông qua các kiến thức trong bài, anh (chị) hãy chứng minh điều đó.
Hướng dẫn làm bài
* Trong quá trình xây dựng đất nước, Trung Quốc đã trải qua những bước thăng trầm :
- Giai đoạn (1949 —1959), mười năm xây dựng chế độ mới:
Từ 1950, Trung Quốc tiến hành những cải cách quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá nhằm xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội... .Nhờ sự nổ lực của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) đã hoàn thành thắng lợi đưa nền kinh tế, văn hoá, giáo dục Trung Quốc đạt được những tiến bộ vượt bậc.
- Giai đoạn từ 1959 —1978:
Từ năm 1959 - 1978, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định. Việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng” , “đại nhảy vọt” và xây dựng “công xã nhân dân” đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Trong bối cảnh đó, tháng 12/1959, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã họp, cử Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch nước (thay thế Mao Trạch Đông) và thành lập tổ sửa sai để sửa chữa những sai lầm, khắc phục hậu quả do đường lối “ba ngọn cờ hồng” gây nên. Trong nội bộ Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng về đường lối và tranh chấp về quyền lực rất quyết liệt, phức tạp giữa các phe phái, đỉnh cao là cuộc: “đại cách mạng vô sản” diễn ra trong những năm 1966 - 1968.
- Những năm 1968 - 1978, trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn liên tục diễn ra nhiều cuộc thanh trừng, lật đổ lẫn nhau.
- Giai đoạn 1978 đến 2000:
- Tháng 12/1978, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp, vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho cuộc cải cách kinh tế xã hội ở Trung Quốc hiện nay. Đến cuối năm 1987, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII, đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc: trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội sẽ xây dựng mang màu sắc Trung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản (Con đường xã hội chủ nghĩa, Chuyên chính dân chủ nhân dân; Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác - Lênin - Tư tưởng Mao Trạch Đông) thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
Từ sau khi thực hiện có cải cách, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, ổn định tình hình chính trị và xã hội, địa vị trên trường quốc tế được nâng cao.
Câu hỏi 108.
So sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kỳ 1949 - 1959, 1959 - 1978, 1978 - 2000. ’
Hướng dẫn làm bài
|
1949 - 1959 |
1959 - 1978 |
1978 - 2000 |
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc |
- Tháng 2/1950, Trung Quốc kí hiệp ước hữu nghị liên minh và tương trợ với Liên Xô.
-Tháng 10/1950, giúp đỡ Triều tiên chống Mĩ (kháng Mĩ viện Triều) ủng hộ Việt Nam và các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đấun tranh giải phóng dân tộc.
- Điạ vị cuả Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên chính trường quốc tế.
|
- Từ năm 1959 trở đi thi hành đưòng lối ngoại giao bất lợi cho Cách mạng Trung Quốc và Cách mạng thế giới chống Liên Xô tranh chấp biên giới với Liên Xô và Ân Độ.
- Việc Trung Quốc kí với Mĩ “Thông cáo chung Thượng Hải” (1972) đã gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp Cách mạng cuả Trung Quốc 3 nước Đông Dương
|
- Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.
- Góp sức vào việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
- Tháng 7/1997, thu hồi Hồng Công.
- Tháng 12/1999, thu hồi Ma Cao.
|
|
Câu hỏi 109.
Hoàn thiện bảng sau về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước Trung Quốc:
|
1959 -1978 |
1978 đến nay |
Nội dung |
|
|
Nhận xét |
|
|
Kết quả |
|
|
(Đề thi Học sinh giỏi Thủ đô Hà Nội, năm 2004) Hướng dẫn làm bài
|
1959 -1978 |
1978 đến nay |
Nội dung |
Ba ngọn cờ hồng:
- Đường lối chung
- Đại nhảy vọt
- Công xã nhân dân
|
- Xây dựng kinh tế là trung tâm
- Bốn nguyên tắc: Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa; chuyên chính dân chủ nhân dân; Đảng Cộng sản lãnh đạo; chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông
- Cải cách, mở cửa
- Hiện đại hóa
|
Nhận xét |
Sai lầm duy ý chí |
- Tôn trọng quy luật khách quan,
- Phát huy sức mạnh trong và ngoài nước
|
Kết quả |
- Kinh tế hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng
- Đời sống nhân dân khó khăn
|
- Kinh tế: Đạt nhiều thành tựu mới.
- Chính trị xã hội: Ổn định
- Địa vị Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế.
|
|
Câu hỏi 110.
Từ cuộc cải cách ở Trung Quốc (1978) và cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985), anh (chị) có nhận xét như thế nào ?
Hướng dẫn làm bài
+/ Cuộc cải cách ở Trung Quốc (1978) và cải tổ ở Liên Xô(1985) có những vấn đề sau:
- MuctỊêu: Đều nhằm tạo sự thay đổi, phát triển, hoàn thiện hơn cho xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ những hạn chế trong lòng xã hội chủ nghĩa..
- Biện vháv thưc hiện:
+ Trung Quốc: Cải cách đi liền giữ vững những nguyên tắc cơ bản của xã hội chủ nghĩa ( bốn nguyên tắc). Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, trong tình hình mới biết kết hợp tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, kiên trì đẩy mạnh mở cửa, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
+ Liên Xô : Cải tổ nhưng vi phạm nhiều nguyên tắc, pháp chế xã hội chủ nghĩa.Tiến hành cải tổ toàn diện nhưng lại không có những bước đi phù hợp, không có những sự lựa chọn trọng tâm mà dàn trải. Cải cách dân chủ hóa dẫn đến thực hiện dân chủ hóa vô hạn độ,thiếu định hướng. Không nhận thức đúng quan hệ cải cách kinh tế với cải cách chính trị.Cải tổ nhưng không chú ý nhiều hoàn cảnh quốc tế...
Câu hỏi 111.
Trình bày nhận xét của anh (chị) về quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và Cộng hoà liên bang Nga từ năm 1950 đến nay.
(Đề thi Học sinh giỏi Thủ đô Hà Nội, năm 2007) Hướng dẫn làm bài
Quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và Cộng hoà liên bang Nga từ năm 1950 đến nay:
- Trong những năm 50 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô là quan hệ hữu
nghị, góp phần tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc và Liên Xô kí “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung”, chống chủ nghĩa đế quốc. Liên Xô cho Trung Quốc vay tiền, giúp đỡ chuyên gia và kĩ thuật để Trung Quốc khôi phục và phát triển kinh tế.
- Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX trở đi, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, đối đầu. Năm 1969, xung đột vũ trang giữa quân đội hai nước đã nổ ra ở biên giới Xô - Trung. Từ đó, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, phức tạp.
- Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc bình thường hoá quan hệ với Liên Xô.
- Năm 1994, Cộng hoà liên bang Nga chuyển sang chính sách đối ngoại “định hướng Âu - Á”- trong khi vừa tranh thủ phương Tây, vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.
- Năm 2007: Về quân sự, Trung Quốc và Cộng hoà liên bang Nga tập trận chung.
- ĐÔNG NAM Á
Câu hỏi 112.
Trình bày một cách khái quát về tình hình chung của các nước Đông Nam Á kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
Hừóng dẫn làm bài
- Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 11 nước với số dân là 536 triệu người (theo thống kê năm 2002).
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), hầu hết các nước Đông Nam Á đều là những thuộc địa, nữa thuộc địa, nữa thuộc địa của các nước Đông Nam Á đều là những thuộc địa, nữa thuộc địa của các nước phương Tây, bị các nước phương Tây, bị các nước phương Tây ra sức bóc lột tàn bạo phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại.
- Sau 1945, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập. Nhung thực dân Âu - Mĩ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn
(Inđônêxia: 1950, Đông Dương: 1975); hoặc buộc các đế quốc Âu - Mĩphải công nhận độc lập.
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY |
Tên nước |
Từng là thuộc địa của: |
Ngày giành độc lập |
1. Việt Nam |
Pháp |
2/9/1945 |
2. Lào |
Pháp |
12/10/1945 |
3. Campuchia |
Pháp |
9/11/1953 |
4. Malayxia |
Anh |
31/8/1957 |
5. Mianma |
Anh |
4/1/1948 |
6. Xingapo |
Anh |
9/8/1965 |
7. Brunây |
Anh |
1/1/1984 |
8. Philíppin |
Mĩ |
4/7/1946 |
9. Inđônêxia |
Hà Lan |
17/8/1945 |
10. Đông Timo |
Bồ Đào Nha |
20/5/2002 |
11. Thái Lan: Phụ thuộc Anh, Mĩ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Thái Lan theo phát xít Nhật nên không mất độc lập. |
- Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng nền kinh tế vững mạnh
phát triển theo mô hình kinh tế khác nhau và đạt nhiều thành tựu to lớn như Thái lan, Xingapo, Inđônêxia. Đặc biệt là Xingapo nước có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á và được xếp vào hàng các nước phát triển trên thế giới (NICs, con Rồng kinh tế). Điều đó chứng tỏ chỉ sau thời gian ngắn giành độc lập, các nước Đông Nam Á đã rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tư bản châu Âu và Bắc Mĩ. Trước tháng 4/1975, các nước Đông Nam Á đối đầu với ba nước Đông Dương. Sau dần dần chuyển sang đối thoại và hòa nhập. Hiện nay cả mười nước Đông Nam Á (ngoại trừ Đông
Timo) đã cùng vào ASEAN của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
- Cho đến tháng 4 - 1999 các nước Đông Nam Á đều là thành viên của hiệp họ các nước Đông Nam Á (ASEAN) đó là một tổ chức liên minh kinh tế, chính trị nhằm xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu hỏi 113.
Nêu những biến đổi to lớn về các mặt chính trị, xã hội trong các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Theo anh (chị), biến đổi to lớn nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì ? Vì sao ?
Hướng dẫn làm bài
+ Biến đổi to lớn nhất: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai , Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mĩ, sau đó là Nhật Bản (trừ Thái Lan). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập. Nhưng thực dân Âu - Mĩ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn (Inđônêxia: 1950, ba nước Đông Dương: 1975); hoặc buộc các đế quốc Âu - Mĩ phải công nhận độc lập. Như vậy, cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành độc lập.
+ Biến đổi thứ hai: Từ sau khi giành độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng nền kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn. Có nước trở thành nước công nghiệp mới như Inđônêxia, Thái Lan; có nước “hoá rồng” như Xingapo,... Điều đó chứng tỏ chỉ sau thời gian ngắn giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đã rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tư bản châu Âu và Bắc Mĩ.
+ Biến đổi thứ ba: Mối quan hệ các nước Đông Nam Á vốn từ đối đầu đã dần dần chuyển sang đối thoại. Đến tháng 7 - 1997, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đó là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục đích xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
* Biến đổi to lớn nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, lệ thuộc...trở thành những quốc gia độc lập, bởi vì:
- Là biến đổi thân phận từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc trở thành những nước độc lập.
- Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh.
Câu hỏi 114.
Hãy tóm tắt sự hình thành của các nước Đông Nam Á. Vì sao chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập vào tháng 8 - 1945, trong khi đó ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn?
Hướng dẫn làm bài
I/ Sự hình thành của các nước Đông Nam Á :
♦♦♦ Nhóm các nước giành được độc lập
Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
- Ở Inđônêxia, ngày 17/8/1945, Xucacnô thay mặt các lực lượng yêu nước ở Inđônêxia đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở thủ đô Giacacta. Ngày 18/8/1945, Hội nghị uỷ ban trù bị độc lập Inđônêxia gồm đại diện các đảng phái, các đoàn thể đã thông qua hiến pháp và bầu Xucacnô là Tổng thống. Nhưng sau đó, quân đội Hà Lan trở lại xâm chiếm hòng lập nền thống trị thuộc địa như trước. Nhân dân Inđônêxia đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Hà Lan kéo dài 5 năm. Trước sức mạnh của nhân dân và do kết quả của sự thương lượng giữa Inđônêxia với Hà Lan, Hà Lan phải chính thức thừa nhận nền độc lập của Inđônêxia. Ngày 17/8/1950, Inđônêxia tuyên bố chế độ cộng hoà.
- Ở Việt Nam, ngày 19/8/1945 cuộc Tổng khởi nghĩa bùng nổ ở Hà Nội rồi nhanh chóng lan ra cả nước. Cách mạng thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.Nhưng sau đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và chống Mĩ (1954-1975) mới giành thắng lợi hoàn toàn, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.
- Ở Lào, ngày 23/8/1945, nhân dân Lào nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi, thành lập chính quyền cách mạng. Ngày 12/10/1945, nhân dân thủ đôViêng Chăn khởi nghĩa, Chính phủ cách mạng Lào ra mắt quân dân, trịnh trọng tuyên bố trước thế giới nền độc lập của nước Lào. Nhưng cũng như Việt
Nam, nhân dân Lào phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Ngày 2/12/1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào được thành lập
♦♦♦ Nhóm các nước được trao trả độc lập
Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, các nước phương Tây tính chuyện trở về thuộc địa cũ hòng lập lại chế độ cai trị thực dân.
- Ở Philippin, từ cuối năm 1944, quân Mĩ đổ bộ vào Philipin để đánh đuổi Nhật, đồng thời đàn áp phong trào kháng chiến chống Nhật của nhân dân Philipin. Nhưng trước phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, không thể đàn áp bằng vũ lực, ngày 4-7-1946, Mĩ tuyên bố trao trả độc lập. Tuy vậy, Mĩ vẫn khống chế mọi hoạt động của Philipin và quân đội Mĩ đóng ở hai căn cứ quân sự lớn là Clac và Subich.
- Ở Miến Điện, liên minh tự do nhân dân chống phát xít đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật, Sau khi Nhật đầu hàng, phong trào yêu nước ở Miến Điện vẫn tiếp tục phát triển đòi độc lập hoàn toàn. Tháng 10-1947 chính phủ Anh buộc phải trao trả độc lập cho Miến Điện và ngày 4/1/1948, Liên minh Miến Điện (nay gọi là Mianma) được thành lập.
- Ở Mã Lai, o tháng 9/1945 dưới danh nghĩa Đồng minh giải giáp quân Nhật.
Nhưng đồng thời thực dân Anh tiến hành đàn áp lực lượng du kích và Đảng Cộng sản Mã Lai hòng lập lại ách thống trị thực dân. Tháng 2/1956,chính phủ Anh buộc phải đàm phán với đại biểu Mã Lai và
chấp nhận việc trao trả độc lập. Ngày 31/8/1957 Mã Lai chính thức tuyên bố độc lập và đến năm 1963 thành lập liên bang Malaixia.
- Ở Xingapo, năm 1957, Anh thừa nhận nền độc lập của Xingapo. Năm 1963, Xingapo gia nhập Liên bang Malaixia, nhưng 2 năm sau tách thành nước Cộng hòa Xingapo.
♦♦♦ Nhóm các nước còn lại
- Ở Thái Lan, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thông qua viện trợ kinh tế, quân sự và các cuộc đảo chính, Thái Lan dần dần phụ thuộc Mĩ và chống lại các nước Đông Dương (Tham gia SEATO - 1954, gửi quân sang Việt Nam - 1965, ủng hộ Pônpốt - 1979).Cuối thập kỷ 80, chuyển sang chính sách đối thoại hợp tác với ba nước Đông Dương. Ngày nay, kinh tế phát triển nhanh, đang ở ngưỡng cửa NICs.
- Ở Campuchia, vốn từng là thuộc địa của Pháp Nhật. Triều đình phong kiến chấp nhận Pháp thống trị. Nhân dân Capuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ. Ngày 17/4/1975, giải phóng Phômpêm. Ngày 7/1/1979, tiêu diệt Pôn pốt. Năm 1943, Vương quốc
Campuchia ra đời.
- Ở Đông Timo, quốc gia thứ 11 ở Đông Nam Á, giành được độc lập từ tháng 5/2002. Tháng 3 - 1974, nước này được trao trả độc lập. Sau 24 năm sát nhập vào Inđônêxia, ngày 20/5/2002, Đông Timo đã chính thức làm lễ tuyên bố độc lập, với tên gọi chính thức là “Cộng hoà dân chủ Timor
Larosae”.
II/ Vì sao chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố đôc lâp vào tháng 8 - 1945, trong khi đó ở các nước khác trong khu vưc Đông Nam Á đã giành được đôc lâp ở mức đô thấp hơn?
- Bối cảnh quốc tế thuận lợi :
+ Quân phiệt Nhật đầu hàng không điều kiện.
+ Quân Đồng minh đưa quân vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật Bản.
- Tuy nhiên, để phong trào có thể nổ ra và giành thắng lợi thì chỉ có yếu tố khách quan không chưa đủ, quan trọng hơn cả là yếu tố chủ quan (lực lượng cách mạng, giai cấp lãnh đạo, có ý thức cách mạng của quần chúng). Để có được yếu tố chủ quan cần phải chuẩn bị kĩ ở các nước.
- Sự khác biệt giữa ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào so với các nước Đông Nam Á còn lại là đến tháng 8/1945, ở cả ba nước này yếu tố chủ quan chuẩn bị kĩ lưỡng, trong đó đặc biệt giai cấp lãnh đạo dù là tư sản (Inđônêxia) hay vô sản (Việt Nam, Lào) đã trưởng thành, có kinh nghiệm đấu tranh... đã biết chớp thời cơ, vận động quần chúng đấu tranh và tuyên bố độc lập. Trong khi đó các nước Đông Nam Á khác không có chuẩn bị kĩ về lực lượng cách mạng, lực lượng lãnh đạo, chưa có kỷ năng xác định và chớp thời cơ, bỏ lỡ cơ hội giành độc lập. Do đó mức độ thắng lợi chống phát xít đạt được ở mức độ thấp hơn.
Câu hỏi 115.
Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975 và nêu nội dung chính của từng giai đoạn. Phân tích sự giống nhau giữa cách mạng Lào với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó ? Tại sao có sự giống nhau đó ?
Hướng dẫn làm bài
- Phân chia các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975 và nêu nội dung chính của từng giai đoạn.
- Giai đoạn 1945 —1954: Kháng chiến chống Pháp
- Tháng 8/1945, thừa cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy và thành lập chính quyền cách mạng. Ngày 12/10/1945, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
- Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào cầm súng bảo vệ nền độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển, lực lượng cách mạng trưởng thành.
- Từ 1953 - 1954, liên quân Lào - Việt phối hợp mở các chiến dịch Trung, Thượng và Hạ Lào., giành các thắng lợi lớn, góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.
- Giai đoạn 1954 —1975: Kháng chiến chống Mĩ
- Năm 1954, Mĩ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22/3/1955) lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi. Đến đầu những năm 1960 đã giải phóng 2/3 lãnh thổ và 1/3 dân số cả nước. Từ 1964 -1973, nhân dân Lào đánh bại các chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mĩ
- Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Vientian lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào nổi dậy
giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập. Lào bước vào thời kỳ mới: xây dựng đất nước và phát triển kinh tế-xã hội.
- Hãy phân tích sự giống nhau giữa cách mạng Lào với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó ? Tại sao có sự giống nhau đó ?
- Những điểm giống nhau giữa cách mạng Lào và Cách mạng Việt Nam.
- Hai nước cùng làm cách mạng tháng Tám 1945 và thành lập chính quyền Cách mạng.
- Từ 1946 - 1954 cả hai nước cùng kháng chiến chống Pháp xâm lược lần 2, đến tháng 7/1954 buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập của hai nước.
- Từ 1954 - 1975 cùng kháng chiến chống Mĩ thành công trong năm
- Có sự giống nhau đó là vì: Hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương rất gần gũi nhau về mặt địa lí. Cả hai nước đều có chung kẻ thù dân tộc: Pháp, Nhật, Mĩ nên phải đoàn kết, gắn bó để chiến thắng. Giai đoạn đầu 1945 - 1954 cách mạng 2 nước đều diễn ra dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản Đông Dương
Câu hỏi 116.
Những sự kiện lịch sử tiêu biểu nào thể hiện tính đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì chống Pháp và chống Mĩ (1945 - 1975).
(Đề thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005)
Hướng dẫn làm bài
♦♦♦ Những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tính đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì chống Pháp và chống Mĩ (1945 - 1975)
- Tháng 3/1946, thực dân Pháp quay lại xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Lào đã kiên cường đứng dậy kháng chiến để bảo vệ nền độc lập.
- Dưới sự lãnh đạo của những người Cộng sản, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, phong trào kháng chiến ngày càng mở rộng và từ năm 1947, các chiến khu dần dần được thành lập ở Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào,...
- Bước sang những năm 1953 - 1954, quân giải phóng nhân dân Lào đã kề vai sát cánh cùng các
đơn vị quân tình nguyện Việt Nam mở nhiều chiến dịch lớn (Chiến Trung Lào, Hạ Lào năm 1953, chiến dịch Thượng Lào năm 1954...) nhằm phối hợp chặt chẽ với chiến trường Việt Nam trong thời
gian này, đặc biệt quan trọng là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Các chiến dịch đều đã thu được những thắng lợi to lớn góp phần quan trọng vào việc đánh bại thực dân Pháp, buộc chúng phải kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Tháng 7/1954, công nhận độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Trong những năm chống “Việt Nam hoá chiến tranh”, đặc biệt là thời gian năm 1970, quân tình nguyện của ta ở Lào đã cùng nhân dân bạn lập chiến công, đập tan cuộc hành quân lấn chiếm Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, giải phóng thị xã Atôpơ, Sanavan, giải phóng vùng rộng lớn của Nam Lào.
Từ 12/2 đến 21/3/1971, quân dân ta đã có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu của qân Lào đã đạp tan cuộc hành quân chiếm giữ đường 9 Nam Lào của 4,5 vạn Mĩ - Nguỵ Sài Gòn mang tên “Lam Sơn 719”. Ta loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 Mĩ - Nguỵ, quét hết quân địch khỏi đường 9 Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của Cách mạng Đông Dương.
- Thắng lợi to lớn của Cách mạng Việt Nam ngày 30/4/1975 đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho Cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu hỏi 117.
Nêu tóm tắt các giai đoạn của lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến nay.
(Đề thi Học sinh giỏi Thủ đô Hà Nội, năm 2005)
Hướng dẫn làm bài
- Giai đoạn 1945 —1954: Kháng chiến chống Pháp
- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp.
- Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanúc, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng.
- Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.
- Giai đoạn 1954 —1975:
- Giai đoạn 1954 - 1970: Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập để xây
dựng đất nước.
- Giai đoạn 1970 - 1975: Kháng chiến chống Mĩ
+ Ngày 18/3/1970, tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xihanúc. Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã phát triển nhanh chóng.
+ Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mĩ.
- Giai đoạn 1975 —1979: Nội chiến chống Khơ-me đỏ
- Tập đoàn Khơme đỏ do Pônpốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
- Ngày 3/12/1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia thành lập, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, lãnh đạo quân dân Campuchia nổi đậy ở nhiều nơi.
- Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi sinh, xây dựng lại đất nước.
- Giai đoạn 1979 đến nay: Thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước:
- Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn một thập niên. Được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết.
- Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9/1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do Xihanúc lên làm quốc vương. Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới.
Câu hỏi 118.
Lập bảng so sánh quá trình phát triển của cách mạng Đông Dương từ năm 1945 đến 1991.
Hướng dẫn làm bài
|
Quá trình phát triển của cách mạng Lào |
Quá trình phát triển của cách mạng Campuchia |
Quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam |
Giai đoạn 1945 -1954 |
- Ngày 12/10/1945: Tuyên bố độc lập
- Tháng 3/1946: Pháp quay trở lại xâm lược.
|
- Tháng 10/1945: Pháp quay lại xâm lược. |
- Ngày 2/9/1945, Tuyên bố độc lập.
- Ngày 19/12/1946: Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
|
Giai đoạn 1954 -1975 |
- Tháng 7/1954: Mỹ can thiệp.
- Ngày 22/12/1975: Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ra đời
|
- Từ năm 1954: Thi hành đường lối hoài bình trung lập.
- Tháng 3/1970: Mỹ giật dây lật đổ Xihanúc.
- Ngày 17/4/1975: Giải phóng Phnômpênh.
|
- Ngày 20/7/1954: Hiệp định Giơnevơ được kí kết.
- Ngày 30/4/1975: Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
|
Giai đoạn 1975 -1991 |
Từ sau năm 1975: xây dựng đất nước |
- Ngày 7/1/1979: Chế độ Pôn Pốt bị lật đổ.
- Ngày 23/10/1991: Kí kết Hiệp định hoà bình Campuchia.
|
- Tháng 12/1986: Đại hội Đảng Cộng sản lần VI, mốc đánh dấu thời kì đổi mới đất nước. |
Câu hỏi 119.
|
“Các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập đã bước vào con đường phát triển kinh tế dân tộc. Trong quá trình xây dựng đất nước, các quốc gia trong khu vực đã thực hiện nhiều chiến lược phát triển kinh tế khác nhau...” (Sách giáo khoa 12 - nâng cao, NXBGD 2009).
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước ?
|
Hướng dẫn làm bài
1. Những thành tựu tiêu biểu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của các nước ở khu vực Dông Nam Á sau khi giành được độc lập...
1. Nhóm các nước Đông Dương:
- Phát triển nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa và đạt một số thành tựu nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Cuối những năm 1980 - 1990, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.
- Lào: cuối những năm 1980, thực hiện cuộc đổi mới, kinh tế có sự khởi sắc, đời sống các bộ tộc
được cải thiện. GNP năm 2000 tăng 5,4%, sản xuất công nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp tăng 9,2%.
- Campuchia: năm 1995, sản xuất công nghiệp tăng 7% nhưng vẫn là nước nông nghiệp.
- Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:
Sau khi giành độc lập, các nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philíppin, Thái Lan tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình các nước tư bản chủ nghĩa.
- Những năm 1950 - 1960: các nước này đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) nhằm xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu... .Chiến lược này đạt một số thành tựu nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, đời sống người dân còn khó khăn..
- Từ những năm 60 - 70 trở đi, chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại), mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển ngoại thương. Sau 30 năm, bộ mặt kinh tế - xã hội các nước này có sự biến đổi lớn: năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: Thái Lan 7% (1985 - 1995), Xingapo 12% (1968 - 1973).
- Các nước Đông Nam Á khác
- Brunây: toàn bộ nguồn thu dựa vào dầu mỏ và khí tự nhiên. Từ giữa những năm 1980, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế.
- Mianma: Trước thập niên 90, thi hành chính sách “đóng cửa”. Đến 1988, chính phủ tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc.
2. Bài hoc kinh nghiệm : Nhạy bén với tình hình, đề ra chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn của nhà nước trong từng giai đoạn, tích cực hội nhập vào khu vực và thế giới, đầu tư cho yếu tố con
người...
Câu hỏi 120.
- Hãy hoàn thiện bảng so sánh về chiến lược phát triển kinh tế của các nước sáng lập ASEAN theo yêu cầu của bảng dưới:
Nội dung so sánh |
Chiến lược hướng nội |
Chiến lược hướng ngoại |
- Thời gian |
|
|
- Mục tiêu |
|
|
- Nội dung |
|
|
- Thành tựu |
|
|
- Hạn chế |
|
|
- Trong quá trình phát triển kinh tế, vì sao các nước sáng lập ASEANphải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khấu làm chủ đạo?
Hướng dẫn làm bài
Nội dung |
Chiến lược hướng nội |
Chiến lược hướng ngoại |
1. Thời gian |
Sau khi dành độc lập khoảng những năm 50 - 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên thời điểm bắt đầu và kết thúc ở các |
Từ những năm 60 - 70 trở đi |
|
|
nước không giống nhau... |
|
2. Mục tiêu |
Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu |
Công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo |
3. Nội dung |
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, chú trọng thị trường trong nước. |
Tiến hành mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung cho xuất khẩu và phát triển ngoại thương. |
4. Thành tựu |
Đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp. |
Làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội các nước này biến đổi to lớn. Tỷ trọng công nghiệp và mậu dịch đối ngoại tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Đặc biệt Xingapo đã trở thành “Con rồng” kinh tế nổi trội nhất Đông Nam Á. |
5. Hạn chế |
- Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ.
- Đời sống người lao động còn khó khăn, tệ nạn tham nhũng quan liêu tăng, chưa giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
|
- Xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn (1997 - 1998) song đã khắc phục được và tiếp tục phát triển.
- Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lý.
|
♦♦♦ Trong quá trình phát triển kinh tế, vì sao các nước sáng lập ASEANphải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khấu làm chủ đạo?
Bởi vì : Chiến lược kinh tế hướng nội tuy bộc lộ một số mặt tích cực cho sự phát triển kinh tế nói chung song vẫn có một số hạn chế nhất định : thiếu ngồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn tới làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển; đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ tăng trưởng gắn liền với sông bằng xã hội & Từ sự hạn chế của chiến lược này đã buộc chính phủ 5 nước nói trên, từ thập kỷ 60 - 70 trở đi, chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo, “mở cửa ” nề kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Câu hỏi 121.
Lập bảng kê các nước tham gia khối ASEAN theo nội dung sau :
Stt |
Tên nước |
Thủ đô |
Ngày giành độc lập |
Ngày gia nhập
Asean ' |
Nét nổi bật trong tình hình hiện nay |
|
|
|
|
|
|
(Đề thi Học sinh giỏi Quốc gia - Bảng A, năm 1999) Hướng dẫn làm bài
|
Stt |
Tên nước |
Thủ đô |
Ngày giành độc lập |
Ngày gia nhập ASEAN ’ |
Nét nổi bật
trong tình hình hiện nay |
1 |
Việt Nam |
Hà Nội |
2/9/1945 |
28/7/1995 |
- Thuộc địa của Pháp, Nhật. Tháng 8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công.
- Ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí
|
|
|
|
|
|
Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập.
- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đời.
- Nhân dân kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
- Ngày 30/4/1975, thắng lợi hoàn toàn và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
|
2 |
Campuchia |
Phômpênh |
9/11/1953 |
30/4/1999 |
- Thuộc địa của Pháp - Nhật. Triều đình phong kiến chấp nhận Pháp thống trị.
- Nhân dân Capuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ.
- Ngày 17/4/1975, giải phóng Phnôm Pênh.
- Ngày 7/1/1979, tiêu diệt Pônpốt.
- Năm 1943, Vương quốc Campuchia ra đời.
|
3 |
Lào |
Viêng
Chăn |
12/10/1945 |
23/7/1997 |
- Ngày 12/10/1945, Cách mạng tháng Tám thành công.
- Sau đó nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
- Ngày 2/12/1975, thắng lợi hoàn toàn.
- Cùng với Việt Nam, Lào cũng phát triển theo định hướng Chủ nghĩa xã hội.
|
4 |
Xingapo |
Xingapo |
9/8/1965 |
8/8/1967 |
- Năm 1957, Xingapo được thực dân Anh trao trả độc lập.
- Năm 1956, Cộng hòa Xingapo ra đời.
- Hiện nay, Xingapo trở thành nước công nghiệp mới NIC, là một trong bốn con “Rồng” ở châu
Á. |
5 |
Malaixia |
Culalămpua |
31/8/1957 |
8/8/1957 |
- Tháng 2/1956, thực dân Anh trao trả độc lập cho Malaixia .
- Ngày 31/1/1984, Brunây tuyên bố là quốc gia độc lập.
- Là nước công nghiệp tiên tiến ở khu vực Đông Nam Á. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á (sau Xingapo).
|
6 |
Brunây |
Banđaxêri
Bêđaoan |
1/1/1984 |
7/1/1984 |
- Năm 1945, thực dân Anh chiếm Brunây. |
|
|
|
|
|
- Ngày 1/1/1984, Bunây tuyên bố độc lập, Vương quốc Brunây ra đời.
- Hiện nay, nền kinh tế Brunây có nhiều bước tiến đáng kể.
|
7 |
Mianma |
Iangun |
4/1/1948 |
23/7/1947 |
- Ngày 10/1947, thực dân Anh buộc phải trao trả độc lập cho Miến Điện.
- Ngày 4/1/1948, Liên bang Miến Điện ra đời.
- Sau nhiều cuộc cải cách, kinh tế hiện nay đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.
|
8 |
Thái Lan |
Băng Cốc |
Không mất độc lập |
8/8/1967 |
- Sau năm 1945, Thái Lan phụ thuộc vào Mĩ, chống lại ba nước Đông Dương.
- Cuối thập kỉ 80, chuyển sang đối thoại hợp tác với 3 nước Đông Dương.
- Hiện nay kinh tế phát triển nhanh chóng và đang ở ngưỡng cửa của các nước công nghiệp mới (NICs).
|
9 |
Inđônêxia |
Giacácta |
17/8/1945 |
8/8/1967 |
- Ngày 17/8/1945, Cách mạng thành công , Xu-các-nô đọc bản tuyên ngôn độc lập. Cộng hòa Inđônêxia ra đời.
- Ngày 11/1945, nhân dân Inđônêxia khắng chiến chống thực dân Hà Lan trở lại xâm lược.
- Năm 1949, Inđônêxia kí hiệp ước Lahay với Hà Lan và trở thành nướ nữa thuộc địa.
- Năm 1953, khôi phục kinh tế.
- Hiện nay là nước công nghiệp tiên tiến ở Đông Nam Á, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.
|
10 |
Philíppin |
Manila |
4/7/1946 |
8/8/1967 |
- Ngày 4/7/1946, Mĩ trao trả độc lập cho Philíppin. Tuy nhiên Mĩ vẫn khống chế Philíppin.
- Hiện nay là nước, kinh tế có nhiều chuyển biến, song còn nghèo, cần được phát triển hơn.
|
- Hiện nay, ASEAN mới có 10 thành viên nhưng trong một thời gian nữa, Đông Timo sẽ trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Như thế, thì ASEAN mới trở “ASEAN của toàn Đông Nam Á”. |
Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và tính chất của khối quân sự SEATO.
Hướng dẫn làm bài
- Hoàn cảnh ra đời : Để thực hiện “chiến lược toàn cầu” và phục vụ trực tiếp cho chiến tranh
của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á, ngày 8/9/1954, tại Manila, Mĩ đã lôi kéo một số nước lập ra khối “Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á” (SEATO) gồm 8 nước thành viên: Anh,
Pháp, Mĩ, Ôxtrâylia, Niu Dilen, Philippin, Thái Lan và Pakixtan.
- Tính chất, mục tiêu : Đây là một liên minh chinh trị quân sự do Mĩ cầm đầu nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á.
Tháng 9/1975, SEATO bị giải thể vì Mĩ thất bại ở Đông Dương.
Câu hỏi 123.
Trình bày những nét chính về tổ chức “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” (ASEAN), theo các nội dung sau :
- Hoàn cảnh ra đời, tính chất.
- Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của ASEAN.
- Đặc điểm các giai đoạn phát triển, thành tựu và triển vọng của ASEAN.
Hướng dẫn làm bài
- Hoàn cảnh ra đời.
- Sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam Á có ý định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác cùng phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa và hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đối với Đông Nam Á, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng khó tránh khỏi thất bại.
- Ngày 8/8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á ” (The Association of Southeast Asian Nations - ASEAN) gồm 5 nước: Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo và Philippin. Trụ sở đặt tại Giacácta (Inđônêxia). Sau đó kết nạp thêm Brunây (1/1984), Việt Nam (7/1995), Lào ( 7/1997), Mianma (7/1997) và Campuchia (4/1999).
- Mục tiêu.
Tuyên bố Băng Cốc (1967), tuyên bố Culalămpua (1971) và hiệp ước Bali (1976) đã khẳng định
rõ mục tiêu chiến lược của ASEAN là phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực của các nước thành
viên trên tinh thần duy trì hòa bình, an ninh chung và ổn định.
- Tính chất.
ASEAN là liên minh kinh tế chinh trị, kinh tế Đông Nam Á.
- Nguyên tắc hoạt động.
Các nước ASEAN ki hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Bali (Inđônêxia) năm 1976 đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ:
- Cùng nhau tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
- Không can thiệp vào việc nội bộ của nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và hợp tác phát triển.
- Triển vọng của ASEAN:
Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (Người ta nói
đến: ASEAN + 3)
- Cơ cấu tổ chức.
- Hội nghị thượng đỉnh: là những người đứng đầu chinh phủ ASEAN họp ba năm một lần để đề ra
phương hướng và chinh sách chung cho hoạt động của ASEAN và quyết định các vấn đề lớn.
- Cơ quan lành đạo ASEAN là hội nghị ngoại trưởng hàng năm của các nước thành viên.
- Ủy ban thường trực ASEAN đảm nhiệm công việc giữa hai kì hội nghị ngoại trưởng.
- Đăc điểm các giai đoan phát triển của ASEAN (Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN Ì0”như thế nào ?)
- Giai đoạn từ năm 1967 - 1975, ASEAN còn là một tổ chức non kém, chưa có hoạt động nổi bật, sự hợp tác giưa các thành viên còn rời rạc.
- Giai đoạn từ năm 1976 đến nay. được bắt đầu bằng hội nghị thượng đỉnh lầ nhất họp ở Bali (Inđônêxia) vào tháng 2 năm 1976 mở ra một thời kì phát triển mới giữ vai trò ngày càng lớn trên thế giới.
- Giai đoạn từ năm 1976 - 1978 : ASEAN nhấn mạnh sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn và xúc tiến đối thoại với các nước phương Tây.
- Từ năm 1979 . do vấn đề Campuchia quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương là đối đầu.
- Từ cuối năm 1989: khi vấn đề Campuchia được giải quyết mối quan hệ đó đã chuyển từ
đối đầu sang đối thoại.
- Giữa các nước ASEAN với Việt Nam, Lào, Campuchia đã diễn ra những cuộc tiếp xúc trao đổi và hợp tác kinh tế , văn hóa, khoa học đây là thời kì của ASEAN tăng trưởng mạnh.
o Ngày 28/7/Ì995, Việt Nam gia nhập ASEAN.
o Ngày 23/7/Ì997, ASEAN kết nạp thêm Lào, Mianma.
o Ngày 30/4/Ì999, Campuchia trở thành thành thành viên thứ 10 của ASEAN.
^ Như vậy sau khi Campuchia gia nhập ASEAN (1999), “ASEAN 6” đã phát triển thành “ASEAN 10”. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, để cùng nhau phát triển phồn vinh. Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.
- Thành lưu chính của tổ chức ASEAN
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.
+ Đời sống nhân dân đã được cải thiện.
+ Tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định khu vực.
9) Khó khăn của ASEAN : Tuy phát triển mạnh nhưng hiện nay một số nước ASEAN gặp nhiều khó khăn như mất cân đối giữa nông nghiệp và xuất khẩu, giữa thành thị và nông thôn, nợ nước ngoài tăng lạm phát, thất nghiệp, bệnh tật, chính trị, xã hội không ổn định, tệ nạn xã hội phát triển, cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực đến nay vẫn còn để lại ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, xã hội đến nhiều
nước.
Câu hỏi Ì24.
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN : Quá trình, thời cơ và thách thức.
(Đề thi Học sinh giỏi Quốc gia - Bảng B, năm 2001)
Hướng dẫn làm bài
Ì. Mối quan hệ giữa ASEAN với Việt Nam :
+ Giai đoạn từ năm 1967 - 1973: quan hệ khá căng thẳng giữa hai phía (vì Philippin và Thái Lan là hai thành viên của SEATO).
+ Giai đoạn từ năm 1973 - 1978: Sau hiệp định Pari tại Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với
Thái Lan và Philippin. Đã có những cuộc viếng thăm lẫn nhau và bắt đầu hợp tác song phương, đa
phương trên nhiều lĩnh vực.
+ Giai đoạn từ 1989 - 1992: quan hệ căng thẳng, đối đầu vì vấn đề Campuchia các quan hệ bị
ngưng trệ.
+ Giai đoạn từ 1989 - 1992: Quan hệ đã được cải thiện theo hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại hợp tác phát triển cùng tồn tại hòa bình với ba nước Đông Dương vì có sự thay đổi trong năm nước lớn thuộc hội đồng bảo an Liên hợp quốc Đông Nam Á mong được hòa bình, tồn tại phát triển (đường lối đổi mới của Việt Nam từ năm 1986, giải quyết tốt vấn đề Campuchia), giữa ASEAN và các nước Đông Dương đã diễn ra các cuộc tiếp xúc trao đổi, hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, khối lượng đầu tư ASEAN vào Việt Nam tăng.
+ Giai đoạn từ năm 1992 - 1995: Tháng 7/1992, Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN. Ngày 28/7/1945, Việt Nam chính thức đẩy xu thế hòa bình ổn định và hợp tác.
2. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo thời cơ và thách thức cho dân tộc như thế nào ? (Ý nghĩa lịch sử của sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN).
a) Thời cơ.
- Tạo điều kiện để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
- Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật so với các nước trong khu vực. b/ Thách thức.
- Dễ bị hòa tan, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì điều kiện kĩ thuật sản xuất còn kém hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
♦♦♦ Thái độ : cần bình tỉnh, tự tin, không bỏ lỡ thời cơ cần ra sức học tập khoa học kĩ thuật của các nước để thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu từng bước tiến vào thời kì hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Câu hỏi 125.
Đe thực hiện chính sách “Ngoại giao phòng ngừa”, các nước ASEAN đã có sáng kiến thành lập Diễn đàn khu vực (ARF). Anh (chị) hãy cho biết quá trình thành lập và mục đích chính của Diễn đàn này ?
Hướng dẫn làm bài
- Quá trình thành lập: Sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ IV ở Xingapo, ASEAN đã thỏa thuận về tiến trình và cơ chế đối thoại, hợp tác an ninh giữa ASEAN và các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở này, tháng 7 - 1993, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 24 tại Xingapo đã quyết định thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF). ARF hiện là diễn đàn duy nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thành viên đa dạng gồm 10 nước ASEAN và 13 nước và tổ chức ngoài ASEAN của 4 châu lục: Á, Âu, Mĩ, Ôxtrâylia.
- Mục tiêu : Nhằm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. Cho đến nay, ARF quan tâm đến các vấn đề an ninh truyền thống (an ninh quân sự), an ninh phi truyền thống (an ninh kinh tế), những vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia.
Câu hỏi 126.
Nêu những sự kiện chứng tỏ : từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?
Hướng dẫn làm bài
- Trước những năm 90, quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với 3 nước Đông Dương rất phức tạp (căng thẳng và đối đầu).
- Sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Campuchia được giải quyết tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức này. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10” (1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Bali, 1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, 1997 Lào, Mianma gia nhập tổ chức này; 4-1999 Campuchia được kết nạp).
- Trên cơ sở một tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. Để đạt được mục tiêu này, 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự
do(AFTA) trong vòng 10 đến 15 năm. Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tạo nên
một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á .
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông
Nam Á ”.
- ẤN ĐỘ, TRIỀU TIÊN VÀ KHU Vực TRUNG ĐÔNG
Câu hỏi 127.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ản Độ (1945 - 1950) diễn ra như thế nào? Nêu đặc điểm chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Ản Độ?
Hướng dẫn làm bài
♦♦♦ Ấn Độ là nước lớn thứ hai ở châu Á, với diện tích gần 3,3 triệu km2, dân số 1 tỉ 20 triệu
người (năm 2000).
♦♦♦ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ản Độ (1945 - 1950) :
1/ Nguyên nhân.
Thắng lợi của Liên Xô và các nước đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh trong đó có Ản Độ. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945), phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, giành độc lập của Ản Độ phát triển mạnh mẽ.
2/ Diễn biến.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại (đảng của giai cấp tư sản) do M.Ganđi và G.Nêru đứng đầu, đấu tranh dước các hình thức khởi nghĩa tổ chức, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi thị....
- Tiêu biểu là ngày 19-2-1946, hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở cảng Bombay tổ chức biểu tình tuần hành chống thực dân Anh đòi độc lập dân chủ với các khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Anh”, “Cách mạng muôn năm!”.
- Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của thủy binh, hai mươi vạn công nhân, học sinh, sinh viên và đông đảo nhân dân Bombay đã bãi công, bãi thị, bãi khóa. Cuộc bãi công sau đó trở thành khởi nghĩa vũ trang của nhân dân, kéo dài trong ba ngày liền (từ 21/2 đến 23/2/1946) mới bị dập tắt. Công nhân nhiều thành phố bãi công hưởng ứng như Cancutta, Carasi, Mađơrat.
- Nông dân đấu tranh đòi chỉ nọp 1/3 thu hoạch cho địa chủ (Phong trào “Tephaga”). Nhiều nơi nông dân nổi dậy cướp tài sản của địa chủ.
- Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân đã nổ ra ở nhiều thành phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở thành phố Cancútta (tháng 2/1947).
- Trước quy mô rộng lớn của phong trào, đế quốc Anh không thể thống trị theo hình thức thực dân kiểu cũ được nữa. Ngày 15/8/1947, theo sự thỏa thuận giữa thực dân Anh và giai cấp tư sản Ản Độ (Kế hoạch Maobattơn) ngày 15/8/1947, Ản Độ bị tách ra thành hai quốc gia Ản Độ và Pakixtan dựa trên cơ sở tôn giáo: Ản Độ của những người theo Ản Độ giáo và Pakixtan của những người theo Hồi giáo. Hai quốc gia này được hưởng quy chế tự trị và được thành lập Chính phủ dân tộc riêng của mình .
- Ngày 26/3/1971, nhân dân vùng đông Pakixtan đã nổi dậy đấu tranh vũ trang tách khỏi Pakixtan và thành lập nước Cộng hòa Bănglađet.
- Không thỏa thuận với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ản Độ đấu tranh đòi thực dân Anh phải trả độc lập hoàn toàn cho Ản Độ. Trước sức ép đấu tranh mạnh mẽ của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận hoàn toàn nền độc lập của Ản Độ. Ngày 26/1/1950, Ản Độ tuyên bố độc lập và nước Cộng hòa Ản Độ chính thức được thành lập.
- Sau khi giành độc lập về chính trị, Ản Độ bước vào thực hiện những cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa nhằm xóa bỏ sự nghèo nàn và lạc hậu, thủ tiêu tàn tích xã hội cũ để xây dựng đất nước.
3/ Đăc điểm chủ yếu : Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân Ân Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đã đi từ phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng tiến lên khỡi nghĩa vũ trang buộc thực dân Anh phải trao trả độc lập cho Ân Độ.
Câu hỏi 128.
Công cuộc xây dựng đất nước và chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa Ản Độ từ sau khi giành độc lập đến nay? Cho biết sơ lược mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Ản Độ.
Hướng dẫn làm bài
- Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Ản Độ từ năm 1950 đến nay
- Phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật (hạng 10 về công nghiệp trên
thế giới). Nhân dân Ân Độ đã tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ việc nhập khẩu lương thực cho hơn 800 triệu dân, còn có dự trữ xuất nhập khẩu. Cuộc “Cách mạng trắng” giải quyết nhu cầu về sữa, chủ yếu là sữa trâu.
- Về công nghiệp: tiến hành cuộc “Cách mạng điện khí hóa”, “Cách mạng dầu khí”, chế tạo bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh nhân tạo bằng tên lửa của mình (1975).
- Ân Độ đã tập trung tiến hành cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật đặc biệt là tin học đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
- Chính phủ có nhiều nổ lực để giải quyết các vụ xung đột tôn giáo, sắc tộc, bùng nổ dân số, kinh tế suy giảm, lạm phát tăng...
- Hiện nay, Ân Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm,công
nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
- về đường lối ngoại giao:
- Trong hơn 40 năm qua, Ân Độ luôn theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình trung lập, ủng hộ
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộccủa các dân tộc bị áp bức, có vai trò tích cực trong phát triển các nước không liên kết. Ân Độ luôn đi dầu cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, phấn đấu vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Chính phủ và nhân dân Ân Độ luôn bày tỏ thái độ đồng tình với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Với đường lối đối ngoại hòa bình và những thành tựu xây dựng đất nước, Ân Độ giữ một vai trò quan trọng trên trường quốc tế.
- Sự hợp tác, hữu nghị của nhân dân Việt Nam - Ấn Độ được phát triển trong lĩnh vực chăn
nuôi, công nghiệp nhẹ.
Câu hỏi 129.
- Hội nghị ngoại trưởng năm cường quốc (Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô) họp tại Matxơva (12/1945) đã có những quyết định vì về việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945)?
- Lập bảng so sánh tình hình Bắc Triều Tiên và tình hình Hàn Quốc và Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai :
Tiêu chí so sánh |
Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) |
Bắc Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) |
Chế độ chính trị |
|
|
Lãnh đạo |
|
|
Sự phát triển kinh tế sau chiến tranh |
|
|
- Quan hệ hai miền Nam - Bắc bán đảo Triều Tiên có những chuyển biến gì từ những năm 70
của thế kỉ XX đến năm 2000 ?
Hướng dẫn làm bài
- Bối cảnh lịch sử :
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), theo sự thỏa thuận của năm cường quốc họp tại
Macxơva (12/1945). Quân đội Liên Xô sẽ đóng tại phía Bắc vĩ tuyến 38°, phía Nam là quân đội Mĩ. Song việc thành lập chính phủ chung cho cả hai nước không được thực hiện. Tháng 5/1948, ở miền Nam tiến hành bầu cử quốc hội thành lập nhà nước lấy tên là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc). Tháng 9/1948, miền Bắc tuyên bố thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Cuối năm 1948, quân đội Liên Xô rút ra khỏi miền Bắc.
- Năm 1950, cuộc chiến tranh lớn giữa hai miền đã nổ ra kéo dài 3 năm (1950 - 1953). Đến tháng 7/1953, hai bên đã kí hiệp định đình chiến lấy vĩ tuyến 38° làm ranh giới quân sự giữa hai miền Bắc, Nam. Từ đó, hai miền Nam, Bắc trở thành hai quốc gia theo những định hướng phát triển khác nhau.
- Bảng so sánh tình hình 2 nước :
Tiêu chí so sánh |
Nam Triều Tiên (Đại Hàn dân quốc - Hàn Quốc) |
Bắc Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) |
Chế độ chính trị |
Tư bản chủ nghĩa |
Chủ nghĩa xã hội |
Lãnh đạo |
Lý Thừa Vãn |
Kim Nhật Thành |
Sự phát triển kinh tế sau chiến tranh |
- Những khó khăn khi bước vào xây dựng đất nước;
+ Chính trị không ổn định.
+ GDP bình quân đầu người thấp (đạt 83 USD năm 1961).
- Kinh tế - Xã hội có sự thay đổi từ thập niên 60 của thế kỉ XX :
+ Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 8%.
+ Từ năm 1962 đến năm 1991, GNP tăng 130 lần CHDCND Triều Tiên).
+ Cơ cấu kinh tế thay đổi : Tỉ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân giảm 36,6 % xuống 5% GNP), công nghiệp tăng (24,1 % lên 50%).
+ Có nền công nghiệp phát triển, nông nghiệp tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại, xã hội thông tin cao (hệ thống đường cao tốc phát triển với 1720 km (năm 1998), mạng lưới tàu điện ngầm ở thủ đô đứng thứ 6 thế giới...)
+ Là một trong 4 “con rồng kinh tế” châu Á và là một nước công nghiệp mới (NIC).
+ Văn hoá, giáo dục tiên tiến (Giáo dục bắt buộ từ 6 đến 12 tuổi). |
+/ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và thành tựu :
- Thực hiện kế hoạch 3 năm (1954 - 1956) và nhiều kế hoạch dài hạn.
- Thành tựu :
+ Điện khí hoá cả nước.
+ Có nền công nghiệp nặng (sản xuất ô tô, máy kéo, toa xe,...)
+ Cơ sở hạ tầng phát triển (đường xá hiện đại, thủ đô, có tàu điện ngầm, nhiều toa nhà chọc trời...)
+ Văn hoá - giáo dục có bước phát triển đáng kể (1999 : xoá nạn mù chữ, chế độ giáo dục bắt buộc 10 năm,..._
+/ Đặc điểm của nền kinh tế :
- Nền kinh tế mang tính kế hoạch và tập trung cao độ nhà nước.
- Đất nông nghiệp được tập thể hoá.
- Công nghiệp nặng được chú trọng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng.
- Những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế : kinh tế vẫn gặp khó khăn (mặc dù tuyên bố mở cửa từ năm 1995, đất nước đối mặt với nạn khan hiếm lương thực,...)
|
3/ Quan hệ hai miền Nam — Bắc :
|
- Hai nước trên bán đảo ra đời năm 1948.
- Từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, quan hệ giữa hai miền là đối đầu. Song nguyện vọng nhân
dân hai miền là thống nhất đất nước.
- Từ những năm 70, đặc biệt khi chấm dứt chiến tranh lạnh, hai miền bước vào thời kì đối thoại.
- Những sự kiện chứng tỏ hai miền bước vào đối thoại là :
+ Năm 1990, các nhà lãnh đạo nhất trí :
- Xoá bỏ tình trạng đối đầu về kinh tế, quân sự.
- Tiến hành hợp tác nhiều mặt.
+ Tháng 6/2000, hai nhà lãnh đạo cao nhất của 2 nước có 1 cuộc gặp gỡ tại Bình Nhưỡng kí hiệp định hoà hợp.
Câu hỏi 130.
- Hãy xác định vị trí và đặc điểm của khu vực Tây Á .Trình bày sự tranh chấp của các thế lực đế quốc giai đoạn trước và sau 1945 ở khu vực này .
- Nguồn gốc bùng nổ và quá trình phát triển phong trào kháng chiến của nhân dân Palextin từ 1948 đến nay như thế nào ?
Hướng dẫn làm bài
1/ Khái quát.
- Trung Đông chiếm vị trí chiến lược quan trọng có nguồn dầu mỏ lớn (chiếm gần 2/3 trữ lượng dầu mỏ trên thế giới). Nằm ở ba cửa ngỏ châu lục: Á, Âu, Phi có kênh đào Xuyê giao thông quan trọng trên thế giới.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945), Mĩ tìm cách thay thế Anh, Pháp đây là nguyên nhân chính gây nên bất ổn.
2/ Trình bày sự tranh chấp của các thế lực đế quốc giai đoan trước và sau 1945 ở khu vực này .
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau sự sụp đổ của đế quốc Ottoman, Anh và Pháp thay nhau thống trị Trung đông .
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ xâm nhập, bành trướng và hất chân Anh, Pháp để thống trị vùng này. Đây là 1 trong các nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng luôn không ổn định : chiến tranh, đảo chính, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ,biên giới .
3/ Nguồn gốc bùng nổ và quá trình phát triển phong trào kháng chiến của nhân dân Plextin từ 1948 đến nay như thế nào ?
- Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở Xiri, Libăng (độc lập vào năm 1946), Irắc (1958), Iran (1979). Tại Palextin, năm 1948 Mĩ giúp bọn phục quốc Do Thái thành lập nhà nước Ixraen rồi sau đó Ixraen liên tiếp gây chiến tranh với quy mô lớn chiếm lãnh thổ Palextin của Ả Rập,cao nguyên Golan của Syrie và miền nam Liban gây nên xung đột kéo dài, khiến tình hình Trung Đông luôn căng thẳng.
- Từ 1948, nhân dân Palextin tiến hành kháng chiến chống Ixraen bằng các cuộc nổi dậy chiến đấu vũ trang trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng duới sự lãnh đạo của Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) và được sự giúp đỡ của các nước khối Ả Rập và các lực lượng tiến bộ trên thế giới ủng hộ.
- Tháng 15/11/1988, Nhà nước Palextin thành lập do Y.Araphát, chủ tịch PLO làm Tổng thống được hơn 100 quốc gia quan hệ và ngày 15/12/1989 được Liên hợp quốc công nhận là đại diện của Palextin tại Liên hợp quốc. (Theo Nghị quyết số 181 của Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 2 năm 1947, quy ước Palextin có lãnh thổ rộng 11000 km2 và Ixraen có diện tính là 14100 km2. Song tính đến năm 2007, do chính sách mở rộng lãnh thổ của Ixraen, nên diện tích hiện nay của Ixraen hiện nay là 21058 km2 gấp 1,5 lần so với năm 1848, còn Palextin giảm xuống còn ước chừng 6260 km2)
- Ngày 13/9/1993, hiệp định hòa bình đã được kí kết giữa Ixraen và PLO. Đây là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài bền bỉ của phong trào kháng chiến Palextin.
- Ngày 26/8/1993, Ixraen chấp nhận đàm phán với PLO trên nguyên tắc “đổi đất lấy hoà bình”.
- Ngày 13/9/1993, sau 45 năm chiến tranh, lần đầu tiên một hiệp ước hoad bình được kí kết giữa Ixraen và PLO, gọi là Hiệp định Gada - Giêricô, đánh dấu một bước đột phá trong tiến trình dàn xếp hoà bình ở Trung Đông.
- Ngày 28/9/1995, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ B.Clintơn, tạp thủ đô Oasinhtơn (Mỹ), Chủ tịch PLO Y.Araphát và Thủ tướng Ixraen I.Rabin đã chính thức kí hiệp định mở rộng quyền tự trị của người Palextin ở bờ Tây sông Gióocđan.
- Ngày 23/10/1998, hai bên kí Bản ghi nhớ Oai Rivơ : Ixraen sẽ chuyển giao 27,2% lãnh thổ bờ Tây sông cho Palextin trong vòng 12 tuần,...
- Năm 2003, nhóm “Bốn bên” (Liên hợp quốc, EU, Nga và Mĩ) đưa ra “Lộ trình hoà bình” để giải quyết xung đột giữa Ixraen và Palextin, song việc thực thi còng gặp nhiều khó khăn vì phía Palextin và Ixraen vẫn còn chưa đạt thoả thuận trong nhiều vấn đề cơ bản vì cho đến nay hai nước này vẫn đang tiếp tục đấu tranh, tìm kiếm giải pháp thương lượng hợp lý.
^ Nhân xét : Sau hơn 40 năm kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (hơn nữa thế kỉ), các nước Trung Đông đã giành lại được độc lập (trừ Palextin), nhờ dầu lửa nhiều nước giàu lên, song tình hình Trung Đông vẫn căng thẳng, phức tạp. Kể từ năm 1996 đến nay, Đảng cầm quyền ở Ixraen không chịu thực hiện nội dung Hiệp Định nên tình hình Trung Đông tiếp tục căng thẳng và không ổn định. Điển hình là các cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1990 - 1991) và cuộc xung đột Palextin và Ixraen để lại nhiều hậu quả nặng nề trong khu vực. Có thể thấy rằng chỉ khi nào người Palextine có tổ quốc như
người Do Thái thì tình hình Trung Đông mới có thể hòa bình bền vững.
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định.
|
(Đề thi Học sinh giỏi Thủ đô Hà Nội, năm 2005)
|
Câu hỏi 131.
Hướng dẫn làm bài
Những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định :
- Có vị trí chiến lược quan trọng, do nằm ở cửa ngõ 3 châu, có kênh đào Xuyê, có nguồn dầu lửa phong phú.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh Pháp thống trị vùng này
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ xâm nhập, hất cẳng Anh Pháp khỏi Trung Đông. Mâu thuẫn giữa Mĩ, Anh, Pháp làm cho tìmh hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định.
- Hiện nay, do nhiều nguyên nhân (mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, sự tranh chấp giữa các nước lớn), tình hình Trung Đông vẫn căng thẳng.