QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ Sự TAN RÃ CUẢ HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA

Thứ bảy - 26/06/2021 06:34
Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã phát triển như thế nào? (thí sinh cần nêu ít nhất ba sự kiện cho mỗi giai đoạn).
tải xuống (3)
tải xuống (3)
 
Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã phát triển như thế nào? (thí sinh cần nêu ít nhất ba sự kiện cho mỗi giai đoạn).
Hừóng dẫn làm bài
Giai đoạn Nội dung phong trào Sự kiện tiêu biểu Kết quả
1. Từ
năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
  • Khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít.
  • Thành lập chính quyền cách mạng.
  1. Đông Nam Á :
  • Việt Nam : 2/9/1945
  • Inđônêxia : 17/8/1945
  • Lào : 12/10/1945
  1. Nam Á và Bắc Phi :
  • Ấn Độ (1946 - 1950)
  • Ai Cập (1952).
  • Angiêri (1954 - 1962)
  • Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (năm châu Phi).
  1. Mĩ Latinh :
  • Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
  • Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc điạ cuả chủ nghiã đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ.
  • Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.
2. Từ
giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 cuả thế kỉ XX.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuả các nước Ăngôla,
Môdămbích, Ginê Bítxao nhằm lật độ chế độ thống trị cuả Bồ Đào Nha.
  • Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
  • Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này :
+ Ăngôla (11/1975),
+ Môdămbích (6/1975)
+ Ginê Bítxao (9/1974) .
- Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
3. Từ
giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 cuả thế kỉ XX.
- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc Aphácthai”, tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi là Rôđêdia, Tây Nam Phi và Cộng hoà Nam Phi. * Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc cuả những người da đen.
Điển hình là:
  • Năm 1980, Cộng hoà Dimbabuê giành độc lập.
  • Năm 1990, Cộng hoà Namibia đã giành độc lập.
  • Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
- Như vậy hệ thống thuộc điạ cuả chủ nghiã đế quốc đã bị sụp đỗ hoàn toàn.
 
 


Câu hỏi 99.
Sự phát triển cuả phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã làm tan rã hệ thống thuộc địa cuả chủ nghĩa thực dân cũ như thế nào ?
Hướng dẫn làm bài
  •  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước Á, Phi, MĩLatinh.
  • Hầu hết các quốc gia ở những khu vực này đã giành được độc lập dân tộc, làm tan rã hệ thống thuộc địa cuả chủ nghĩa thực dân.
1/ Ở châu Á.
Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dẫn đến sự ra đời cuả hàng loạt quốc gia độc lập.
  • Ở Trung Quốc: Cuộc nội chiến Cách mạng 1946 - 1949 đã lật đổ nền thống trị cuả tập đoàn Tưởng Giới Thạch, thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1/10/1949), đưa nhân dân Trung Quốc vào thời kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghiã xã hội.
  •  Ở Ân Độ: sự lớn mạnh cuả phong trào giải phóng dân tộc đã buộc đã buộc thực dân Anh phải thay đổi hình thức cai trị. Ngày 26/1/1950, Ân Độ tuyên bố độc lập, nước Cộng hoà Ân Độ ra đời.
  •  Ở Triều Tiên: sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên tạm thời chia làm 2 miền quân quản (quân đội Liên Xô đóng quân ở miền Bắc vĩ tuyến 38°, quân đội Mĩ đóng quân ở Nam vĩ tuyến 38°).
  •  Ở Bắc Triều Tiên: nhân dân Triều Tiên đã xây dựng chính quyền nhân dân , thực hiện các cải cách dân chủ.
  • Tháng 9/1948,    nước Cộng hoà dân  chủ Nhân dân Triều  Tiên ra đời  tiến  hành xây dựng chủ
nghiã xã hội,    đạt được nhiều  thành tựu  to lớn về  kinh tế, văn hoá, giáo  dục, giao thông  vận
tải.
  •  Ở Nam Triều Tiên, 5/1948, Mĩ lập ra chính phủ Lý Thưà Vãn, thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).
  • Gần đây, Hàn Quốc     đã trở thành   nước công nghiệp  mới (NIC)  với  nền nông nghiệp,   giao
thông và giáo dục hiện đại...
  • Ở Trung Đông:
  •  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn và tranh chấp giữa Mĩ, Anh, Pháp nhằm khống chế khu    vực                này là         một trong những   nguyên nhân  chủ yếu gây bất  ổn  định ở Trung Đông
(chiến tranh, xung đột tôn giáo và dân tộc, tranh chấp lãnh thổ...).
  • Đến nay, hầu hết các nước Trung Đông đều giành được độc lập dân tộc.
  • Nhờ dầu lửa mà nhiều nước trở nên trù phú về kinh tế, song tình hình Trung Đông vẫn phức
tạp, căng    thẳng, để  lại  nhiều hậu quả nặng  nề cho khu  vực  (điển hình là  cuộc chiến tranh
vùng Vịnh -1991).
  • Ở Đông Nam Á:
+ Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cuộc đảo Cách mạng tháng Tám thành công.
+ Ngày 2/9/1945, Chủ     tịch Hồ Chí Minh  đọc bản Tuyên ngôn độc   lập khai sinh ra  nước  Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Sau đó, dưới sự lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, đến ngày 30/4/1975 thì thắng lợi hoàn toàn và tiến lên xây dựng chủ nghiã xã hội trong cả nước.
+ Thắng lợi cuả 3 nước Đông Dương năm 1975 là đỉnh cao cuả cuộc kháng chống chủ nghiã đế quốc, chống chủ nghiã thực dân ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung .

^ Sau khi giành      độc lập các  nưóc châu Á bước  vào công  cuộc xây dựng  đất nước,  phát triển
kinh tế - xã hội. Trong quá trình này, có nhiều nước có những thành công đáng kể như Trung Quốc, Ân Độ, Xingapo, Hàn Quốc, Malaixia...
2/Ở châu Phi.
  •  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành một trung tâm cuả phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
  • Trải qua  hơn nữa thế  kỉ đấu tranh, các  nước châu Phi đã   đánh đuổi được bọn thực  dân, giành
độc lập dân tộc.
  • Nhiều nước châu Phi (chủ yếu ở Bắc Phi) đã có những bước phát triển về kinh tế xã hội.
  • Tuy nhiên, những hậu quả cuả chủ nghiã thực dân đối với châu Phi còn rất nặng nề: đòi hỏi các nước châu Phi phải có nỗ lực to lớn cùng với sự giúp đỡ tích cực cuả cộng đồng quốc tế để vươn lên, tiến kịp với các nước trên thế giới.
3/ Ở châu Mĩ Latinh.
  •  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở hầu khắp các nước Mĩ Latinh.
  • Sau hơn nửa thế kỷ liên tục đấu tranh điển hình là phong trào giải phóng dân tộc cuả nhân dân Cuba), các nước Mĩ Latinh đã khôi phục lại độc lập chủ quyền và tiến lên vũ đài chính trị với tư thế độc lập, tự chủ, kinh tế ngày càng phát triển (Braxin, Mêhicô...).
 Bộ mặt khu vực Mĩ Latinh, đặt biệt là những trung tâm kinh tế thương mại ... đã có những thay đổi căn
 
[1] Nhân xét:
  • Thể hiện tính   ưu việt của chủ nghĩa xã hội  ở mọi lĩnh vực: kinh tế, nâng cao đời sống, cũng cố quốc
phòng.
  • Những thành tựu đó là vĩ đại, sức mạnh thực sự của Liên Xô và các nước Đông Âu, nhờ đó mà có thể giữ được thế cân bằng trong “trật tự thế giới hai cực Ianta” suốt 40 năm qua.
[2] Ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc :
+ Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh đã đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Thành lập    hàng loại nhà nước  độc lập,  làm thay   đổi căn bản bộ  mặt  các nước Á, Phi,   Mĩ
Latinh.
2. Nét khác biệt cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực MĩLatinh ? Tại sao lại có sự khác biệt đó ?
+ Nét khác biệt cơ bản.
  •  Châu Á, châu Phi đấu tranh chống bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc và chủ quyền.
  •  Khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành độc lập và chủ quyền dân tộc.
+ Nguyên nhân của sự khác biệt.
  •  Hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi là thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc và tay sai giành độc lập và chủ quyền đã bị mất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,034
  • Tổng lượt truy cập8,430,812
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây