ĐỒNG CHÍ

Thứ tư - 28/10/2020 18:46
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Tên thật là Trần Đình Đắc( 1926 -2007) quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội.
- Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến.
- Thơ của Chính Hữu có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
2. Tác phẩm:
            a. Nội dung:
            - Cơ sở hình thành tình đồng chí : Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Hình thành từ chỗ chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu. Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ với nhau.
            - Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí : Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau (nỗi nhớ quê hương, người thân, những khó khăn nơi quê nhà), là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính (những năm tháng chống Pháp).
            - Hình ảnh kết thúc bài thơ : Bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.  Hình ảnh khép lại của bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.
            b. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
            c. Chủ đề: Người lính và tình yêu đất nước và tinh thần cách mạng.
B. CÁC DẠNG ĐỀ.
            1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm.
Đề 1:  Viết một đoạn văn  (15 -> 20 dòng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu.

                          "Đêm nay rừng hoang sương muối
                                       Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                            Đầu súng trăng treo."
Gợi ý
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.
-  Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm.
   Đề 1: Tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.  
   a- Mở bài:
   - Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
   - Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)
   b- Thân bài:
   * Cơ sở hình thành tình đồng chí:
   - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
   - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
   - Chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
   - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí!
(một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).
   * Biểu hiện của tình đồng chí:
   - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
   - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
   - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao)
   * Biểu tượng của tình đồng chí:
   - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
  - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc.
   - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ)
   c- Kết bài :
   - Đề tài về người lính của Chính Hữu được biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ sự khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính.
   - Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ
            1. Dạng 2 hoặc 3 điểm
Đề 2: Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?
- Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cách mạng.
-  Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.
Đề 3: Hãy chép 7 câu thơ đầu  và nhận xét về cấu trúc của câu thơ thứ 7 trong bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu.


Đề 4:
                   "Đêm nay rừng hoang sương muối
                              Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                   Đầu súng trăng treo."
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?

2. Dạng 5 hoặc 7 điểm
Đề 2: Suy nghĩ của em về hình ảnh người lính Cụ Hồ trong bài thơ “Đồng chí’ của Chính Hữu.
            Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Cảm xúc khái quát về hình ảnh người lính.
b. Thân bài:
- Những người nông dân áo vải vào chiến trường : Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó, nước mặn đồng chua. Đó chính là cơ sở chung giai cấp của những người lính cách mạng.
- Tình đồng chí cao đẹp của những người lính :
   + Tình đồng chí được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau chiến đấu.
  + Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui.
  + Tình đồng chí giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
c. Kết bài.
Hình ảnh người lính hiện lên chân thực, giản dị mà cao đẹp.

Đề 3: Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay4,923
  • Tháng hiện tại83,513
  • Tổng lượt truy cập8,400,291
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây