CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH

Thứ tư - 28/10/2020 18:39
A. Tóm tắt kiến thức cơ bản
1. Tác giả: Phạm Đình Hổ ( 1768- 1839) tục gọi là Chiêu Hổ
- Quê: Đan Loan - Đường An - Tỉnh Hải Dương
- Sự nghiệp: Có nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị đủ các lĩnh vực tất cả đều bằng chữ Hán
2. Tác phẩm "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"
- Gồm 88 mẩu chuyện nhỏ bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán, ghi chép những sự việc xảy ra trong xã hội lúc đó. Tác phẩm có giá trị văn chương đặc sắc, cung cấp những tài liệu quý về sử học, địa lí, xã hội học
tải xuống (3)
tải xuống (3)
a. Nội dung
 - Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa Trịnh
 - Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận
 - Tình cảnh của người dân
            b. Nghệ thuật
    - Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ, vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm kín đáo
            c. Chủ đề: "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh
            B. CÁC DẠNG ĐỀ
            1. Dạng đề 3 điểm :
             Đề 1: Viết đoạn văn từ 10-15 dòng nêu ý nghĩa của đoạn văn sau "Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà Tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ ấy."
(Phạm Đình Hổ - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Ngữ văn 9 tập 1)
* Gợi ý :
a. Mở đoạn:
   - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
   - Đoạn văn được trích trong văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" - Phạm Đình Hổ - Ngữ văn 9 tập 1
b. Thân đoạn:
    - Tác giả kể lại một sự việc đã từng xảy ra ngay tại gia đình mình . Bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ.
    - Ý nghĩa: Cách dẫn dắt câu chuyện làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép, cách viết phong phú và sinh động. Qua đó cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm một cách kín đáo. Sự vật được kể mang tính khách quan.
c. Kết đoạn:
    - Thủ đoạn của bọn hoạn quan khiến cho người dân phải tự huỷ bỏ cây quý của nhà mình. Đó là điều hết sức vô lí, bất công
            2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :
            Đề 1: Cảm nhận của em về văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" của Phạm Đình Hổ (Ngữ văn 9- tập 1)
*Gợi ý :
            1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả - tác phẩm, khái quát nội dung nghệ thuật của tác phẩm
"Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh
            2. Thân bài:
            a. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh
    - Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý
    - Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp - > Ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Vì vậy việc xây dựng đình đài cứ liên miên, hao tài, tốn của
    - Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ (diễn ra thường xuyên, tháng ba bốn lần). Huy động rất đông người hầu hạ (Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ mà Tây Hồ rất rộng)
    - Các nội thần, quan hộ giá, nhạc công ... bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém
    - Việc tìm thu vật "phụng thủ" thực chất là cưỡng đoạt những của quý trong thiên hạ (chim quý, thú lạ) về tô điểm cho nơi ở của chúa.
VD: Miêu tả kĩ, công phu: Đưa một cây đa cổ thụ "từ bên bờ Bắc chở qua sông đem về" phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi
-> Ý nghĩa đoạn văn "Mỗi khi đêm thanh vắng... biết đó là triệu bất tường" => Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ, nhất là khi ông xem đó là "triệu bất tường" -> Điềm gở, điềm chẳng lành -> Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc.
            b. Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận
    Thời chúa Trịnh Sâm bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái -> Chúng ỷ thế nhà chúa mà hoành hành tác oai, tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành đông vừa ăn cướp vừa la làng.
c. Tình cảnh của người dân
    - Người dân bị cướp tới hai lần, bằng không thì phải tự tay huỷ bỏ của quý của mình. Chính bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ
    * Nghệ thuật: Cảnh được miêu tả là cảnh thực (cảnh ở các khu vườn rộng...)
    - Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ khi ông xem đó là "triệu bất tường"
    - Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm kín đáo.
            3. Kết đoạn
    -  Suy nghĩ của bản thân về thực trạng của đất nước qua những ghi chép của tác giả.
    - Liên hệ thực tế xã hội ngày nay.
            C. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Dạng đề 3 điểm:
            Đề 1: Viết đoạn văn (15-20 dòng) giới thiệu về tác giả và nội dung chính của đoạn trích "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" (Trích Vũ trung tuỳ bút) Phạm Đình Hổ (Ngữ văn 9- tập 1)
* Gợi ý:
            a. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn trích.
            b. Thân đoạn:
            - Giới thiệu tác giả: Phạm Đình Hổ sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, vua vời ông ra làm quan. Ông đã mấy lần từ chức rồi lại bị triệu ra.
            - Nội dung chính: Tác phẩm viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ IX)
            + Ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm, lúc mới lên ngôi, Thịnh Vương (1742-1782) là con người "cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người" nhưng sau khi đã dẹp yên được các phe phái chống đối, lập lại kỉ cương thì "dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi tần, thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích, chúa say mê Đặng Thị Huệ, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc..." gây nên nhiều biến động, các vương tử tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau.  Đó chính là hiện thực đen tối của lịch sử nuớc ta thời đó.
            c. Kết đoạn:
            - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
2.  Dạng đề 5 -7 điểm:
   Đề 1: Em hãy thử tưởng tượng mình là Trịnh Sâm và tự kể lại ý thích, thói quen ăn chơi xa xỉ của mình (có sử dụng yếu tố miêu tả)
* Gợi ý:
a. Mở bài:  - (Dùng ngôi kể thứ nhất) Giới thiệu khái quát bản thân. (Ta - Thịnh Vương Trịnh Sâm, thông minh sáng suốt, từng một tay dẹp yên các phe phái đối lập, lập lại trật tự kỉ cương xã hội...)
b. Thân bài
- Kể lại cuộc sống của mình ( bám sát nội dung văn bản)
-  Thích ngao du sơn thuỷ uống rượu, cho thoả chí.
- Xây dựng rất nhiều cung điện, đền đài. Công việc xây dựng tiêu tốn khá nhiều tiền của nhưng không hề gì, miễn là thích...
- Thường xuyên ngự trên Hồ Tây, trên núi, cứ mỗi tháng độ ba bốn lần ta lại ra Hồ Tây ngắm cảnh, tưởng như đang lạc giữa chốn bồng lai tiên cảnh.
- Rất thích thú với cảnh binh lính dàn hầu đông đúc vòng quang bốn bề mặt hồ rộng lớn, cảnh các nội thần, thái giám hoá trang, mặc áo đàn bà…
- Suốt ngày ta chỉ nghĩ đi đâu chơi, bày đặt trò giải trí nào để thoả sức hưởng thụ. Cuộc sống thật dễ chịu...
- Có thú chơi cao sang là sưu tầm đồ quý trong thiên hạ. Đi đến đâu cũng sai bọn hầu cận lùng sục trong dân chúng xem có cái gì đáng giá là tịch thu ngay đem về phủ chúa...
c. Kết bài: Khái quát nội dung
    - Làm bất cứ những gì ta thích. Bởi vì ta là một vị chúa thông minh, tài giỏi và có nhiều công lao nhất...
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay5,988
  • Tháng hiện tại106,991
  • Tổng lượt truy cập6,963,295
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây