TRĂNG TRONG THƠ BÁC

Thứ tư - 28/10/2020 18:34
1. Kiến thức :
a/ Kiến thức về tác giả, tác phẩm :
- Cần cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về con người và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
  • Khái quát về sự nghiệp sáng tác và đặc điểm của thơ Bác
  • Cần tập trung kĩ hơn vào  hoàn cảnh sáng tác của những bài thơ Bác viết về trăng. Bác Hồ rất yêu trăng và cũng có rất nhiều bài thơ viết về trăng. Ngay từ hồi còn ngồi trong ngục tối của nhà tù Tưởng Giới Thạch (1942-1943) Người đã bao lần làm thơ  vọng nguyệt rồi say sưa dõi theo mảnh trăng thu vời vợi… Cho đến những năm tháng hoạt động cách mạng ở Việt Bắc, mặc dù rất bận nhưng Người vẫn tranh thủ thời gian để trò chuyện cùng trăng ( Tin thắng trận- Báo tiệp) hoặc lặng ngắm vầng trăng qua cửa sổ, hay ánh trăng lai láng trên dòng sông bát ngát . Những lúc như vậy tâm hồn Bác lại dâng trào bao cảm xúc để viết nên những vần thơ tuyệt bút về trăng.
  • Sưu tầm một số bài thơ của Bác viết về trăng để giới thiệu cho HS :
  • 1. Vọng nguyệt
    Trong tù không rượu cũng không hoa,
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
  • 2. Rằm tháng giêng
         Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
    Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
        Giữa dòng bàn bạc việc quân,
    Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
    3. . Trung thu
    .......
    Trung thu ta cũng tết trong tù,
    Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;
    Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
    Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
    4. Dạ lãnh
    Đêm thu không đệm cũng không chăn,
    Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;
    Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
    Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang
    5. Thu dạ
    Trước cửa lính canh bồng súng đứng,
    Trên trời trăng lướt giữa làn mây;
    Rệp bò ngang dọc như thiết giáp,
    Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay;
    .............
    7. Tin thắng trận
    Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
    Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau,
    Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
    Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
    8. Đối nguyệt
    Ngoài song, trăng rọi cây sân,
    Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
    Việc quân, việc nước bàn xong,
    Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.
    9. Cảnh khuya
    Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
    10. Đi thuyền trên sông Đáy
    Dòng sông lặng ngắt như tờ,
    Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.
    Bốn bề phong cảnh vắng teo,
    Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan.
    11. Chơi trăng
    Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng
    Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng
    "Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ?
    Nhân dân cực khổ biết hay chăng ?
    b/ Gợi ý phân tích:
Trăng trong thơ Bác rất phong phú và cũng rất đặc biệt , không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.Qua đó ta nhận ra được ở tâm hồn  Bác nhiều tình cảm đẹp đẽ lớn lao .
* Tình yêu thiên nhiên tha thiết : Trăng đến với Bác trong những hoàn cảnh rất đặc biệt . Mặc dù rất yêu trăng nhưng thật ra chưa có lúc nào Người thực sự thư thái để ngắm trăng thưởng nguyệt theo đúng nghĩa của nó .Tuy nhiên tình yêu dành cho trăng thi Bác luôn có sẵn, vì vậy mà dù gặp trăng trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa  tâm hồn Bác cũng đón nhận và thưởng ngoạn thật say sưa . Có lẽ vì vậy mà trăng  trong thơ Bác rất đẹp :
-Ở bài Cảnh khuya Bác đã vẽ nên một hình ảnh đêm trăng thật  đẹp “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Hình ảnh trong câu thơ này có vẻ đẹp của một bức tranh có nhiều tầng lớp,  hình khối, đường nét . Có dáng hình vươn cao tỏa rộng của bong cây cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những hình bong hoa thêu dệt  Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, trắng đen mà tạo nên vẻ lung linh, huyền ảo, chập chờn nhưng lại rất ấm áp, hòa hợp quấn quýt bởi âm hưởng của hai từ “lồng” ở một câu thơ .
- Ở bài thơ “Rằm tháng Giêng” ngay câu thơ mở đầu đã vẽ ra  cảnh một đêm  trăng sáng bao la, lồng lộng tràn đầy ánh sáng và sứa sống của mùa xuân trong đềm rằm tháng giêng. “Lồng lộng” là tính từ chỉ bầu trời vừa cao, vừa rộng vừa thoáng lại rất trong trẻo. Trên nền trời ấy nổi bật là vầng trăng tròn đầy, vàng thắm tỏa ánh sáng dịu dàng xuống khắp đất trời .Thật là một cảnh đẹp hung vĩ . Trời cao lộng lộng, trăng sáng ngời ngời, dòng sông, mặt nước, bầu trời hòa chung thành một không gian sáng vô tận. Ở câu thơ cuối có mấy chữ “trăng ngân đầy thuyền” thật hay . Trăng ngân nghe như reo lên. Trăng “đầy thuyền” là thuyền chở đầy trăng, người đắm trong ánh trăng thật thỏa thuê, sung sướng và thi vị .
- Cũng vì trăng đẹp quá  và cũng vì yêu trăng quá nên mặc dù bị giam trong ngục tù tăm tối  nhưng Người vẫn ngắm trăng . Đó là phút giây Người và trăng thực sự hòa hợp, với Bác trăng không đơn thuần là một thiên thể của tự nhiên mà trăng thực sự đã là một người bạn tri âm tri kỉ, cùng chia sẻ những nỗi niềm. Đâu cần phải có rượu, có hoa , chỉ cần tâm hồn yêu  trăng là đủ ( Vọng nguyệt ) .Trăng trong thơ Bác giống như một con người có tâm hồn, có tình cảm: “Đố nguyệt”, “Tin thắng trận”, “Chơi trăng”…
*Tinh thần thép, phong thái ung dung, lòng lạc quan cách mạng:  Khi tìm hiểu  nội dung này cần đặt các bài thơ vào hòan cảnh sáng tác của nó .
- Trong hoàn cảnh tù đày nhưng Bác vẫn ung dung ngắm trăng, song sắt nhà tù chỉ có thể nhốt được thể xác còn tâm hồn Bác thì không gì có thể ngăn cản: “Người ngắm trăng….   ngắm nhà thơ”. Có thể coi đây là cuộc vượt ngục về mặt tinh thần  bởi Bác không hề vướng bận bởi những ách nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp . Nhưng Người đã rung cảm trước ánh trăng kia trong hoàn cảnh nào vậy ? Có thể hiểu chế độ nhà tù tàn bạo của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc đã đày đọa Bác vào cảnh “sống khác loài người” như thế nào, mới đánh giá được chất thơ ở đây trước hết là chất thép – chất thép kiên cường nhất, dày dạn nhất nên mới có thể trở thành chất thơ trong hoàn cảnh ấy. Bài thơ  trăng kia làm ngoài nhà tù thì chỉ có thể là thơ của một Lí Bạch, một Tản Đà nào đó. Nhưng làm trong nhà tù, nhất là nhà tù của bọn phản động Trung Quốc thì chỉ có thể là tiếng nói tâm hồn của  người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh.
- Ở hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” cũng thể hiện rất rõ phong thái ung dun, lạc quan của Bác. Cả hai bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ. Đặt trong hoàn cảnh ấy chúng ta càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động lạc quan ở vị lãnh tụ. Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế và dồi dào trước thiên nhiên, đất trời. Mặc dù phải ngày đêm lo việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, hay canht trời nước bao la dười ánh trăng rằm tháng giêng. Phong thái ung dung, lạc quan còn thể hiện ở thình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bác việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa không gian của cảnh trời nước bao la dường như cũng ngập tràn ánh trăng. Phong thái ấy còn được toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, vừa khỏe khoắn trẻ trung
c. Kĩ năng :
- Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét.
- Phân tích ,bình luận, bình giảng
- Khái quát,  tổng hợp
2. Nâng cao mở rộng :
- Thơ viết về trăng của Bác thì rất nhiều nhưng ở mỗi bài hình ảnh trăng lại có vẻ đẹp riêng . Ví dụ ở bài “Cảnh khuya” tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây, hoa lá tạo bức tranh nhiều tầng, nhiều đường nét. Bài “Rằm tháng giêng” tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước, có không gian bát ngát , tràn đầy sức xuân
- Đọc những bài thơ của Bác viết về trăng chúng ta không chỉ cảm nhận được tình yêu trăng nói riêng, tình yêu thiên nhiên nói chung của Bác mà ta còn thấy được tình yêu đất nước tha thiết, sâu đậm của Người. Mỗi bài lại là một niềm tâm sự, một nỗi lòng : Cảnh khuya, Chơi trăng, Tin tháng trận
- Khi phân tích những bài thơ viết bằng chữ Hán cần chú ý nắm thật chắc bản phiên âm và dịch thơ, có sự đối chiếu so sánh để có cách hiểu đúng nhất.( ví dụ bài Ngắm trăng, Rằm tháng giêng…). Cùng cần đặc biệt chú ý tới thể thơ, giọng thơ, phong cách thơ của mỗi bài. So sánh thơ viết về trăng của Bác với một số bài thơ cùng đề tài của những nhà thơ khác của Việt Nam và Trung Quốc ( thơ Đường)
3. Áp dụng: Một số dạng đề như :
 ĐỀ 1: Chứng minh rằng Thơ Bác đầy trăng .
Chứng minh qua 4 bài thơ:
1. Cảnh khuya- 1947.
2. Rằm tháng Giêng( Nguyên tiêu)- 1948
3. Tin thắng trận( Báo tiệp)- 1948
4. Ngắm trăng( Vọng nguyệt)- 1942
Phân tích:
- Ở bài 4, Bác dành nhiều thời gian cho trăng nhất.
- Bài 1+2, trăng được cảm nhận khi đang lo việc nước
+ bài Cảnh khuya, Bác cảm nhận vẻ đẹp của một đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc
Âm thanh của tiếng suối( thiên nhiên)- tiếng hát xa( con người)
-> không gian của núi rừng VB trở nên ấm áp, có sức sống của con người, hơi thở của con người, không còn lạnh lẽo, hoang vu.
=> lối so sánh rất hiện đại, rất mới mẻ
=> quan niệm thẩm mĩ của Bác gần với các nhà thơ hiện đại: coi con người là chuẩn mực của cái đẹp để so sánh với thiên nhiên
-> sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh=> đã rất khuya, không gian rất yên tĩnh: tiếng hát- tả cảnh tĩnh
Hình ảnh: trăng, cổ thụ, hoa
sử dọng biện pháp diệp từ "lộng"
-> dựng lên không gian 3 tầng: trăng- cổ thụ- hoa( được hiểu 2 nghĩa: hoa thật; hoặc hoa được tạo nên từ ánh trăng chiếu qua tán lá cây cổ thụ)
=> hình ảnh rất tĩnh, chiều cao của không gian, của bức tranh được mở đến tận bầu trời
=> cảnh khuya thơ mộng, yên tĩnh, trong lành
Câu 3 giống 1 tấm bản lề khép mở: khép lại cảnh để mở ra hình ảnh con người ở câu 4: người chưa ngủ
Câu 4: sử dụng biện pháp điệp ngữ vòng "chưa ngủ" lí giải vì sao người chưa ngủ: lo nỗi nước nhà, bất chợt cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
=> một tâm hồn nghệ sĩ dễ rung động và rất nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên
-> chất nghệ sĩ tỏa sáng trên nền chất chiến sĩ: người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh đất nước là tâm điểm của bức tranh
=> chất thép kết hợp với chất tình
+ Bài Rằm tháng giêng
Rằm tháng giêng trăng viên mãn, tròn đầy nhất
Điệp từ "xuân" lặp lại 3 lần
=> dựng lên 1 không gian mùa xuân từ mặt sông cho đến bầu trời đều ngập tràn sức xuân - huyền ảo,thần tiên, thoát tục, cảm giác như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh
-> một không gian bí mật để bàn việc quân, việc nước, che mắt quân thù - một con thuyền giữa dòng dòng sông thơ mộng
Bàn xong việc quân, đắm mình trong cái đẹp của thiên nhiên, thuyền bàn việc quân- thuyền chở đầy trăng=> trở nên thơ mộng biết nhường nào
=> cả 2 bài, chất tình và chất thép, chất chiến sĩ và chất thi sĩ đều hòa quyện vào với nhau tạo nên vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh
+ Ở bài Báo tiệp
Trăng được nhân hóa giống như 1 người  (bp nhân hóa): hành động của trăng-> trăng và người đã trở thành đôi bạn thân mật, suồng sã đến nỗi vào nhà không càn gõ cửa

ĐỀ 2: Cảm nhận  về hình ảnh trăng trong một số bài thơ của Bác.
  • Chú ý một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù và một số bài thơ  Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận…
  • Cảm nhận về vẻ đẹp của trăng : vẻ đẹp chung và riêng ở mỗi bài…
  • Cảm nhận được với Bác trăng chính là người bạn tri kỉ, tri âm có tâm hồn, tình cảm, có mối giao cảm tuyệt vời với tác giả.
  •  Từ hình ảnh của trăng bao giờ ta cũng thấy trong các bài thơ một phong thái ung dung, lạc quan, một tinh thần mạnh mẽ của thi sĩ- thi nhân…

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay4,252
  • Tháng hiện tại134,025
  • Tổng lượt truy cập8,053,453
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây