TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Thứ tư - 28/10/2020 18:23
Đề 1 ( Phần Văn học trung đại Việt Nam) Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Truyền kì mạn lục”.
- Giới thiệu “Chuyện người con gái Nam Xương” và các giá trị của nó, đặc biệt là giá trị nhân đạo.
II. THÂN BÀI.
  1. Giải thích khái niệm nhân đạo?
- Nhân đạo là lòng yêu thương con người.
- Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm văn học đặc biệt là văn học trung đại thường được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhân đạo là ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp và tài năng của con người. Nhân đạo là bày tỏ lòng xót thương, thông cảm chia sẻ với những kiếp người bất hạnh. Là ước mơ cho những người hiền lành, tốt bụng có được cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Nhân đạo còn có nghĩa là tố cáo, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống và nhân phẩm của con người.
  1. Phân tích, chứng minh giá trị nhân đạo trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
a) Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ thường bị coi rẻ, bị ruồng rẫy. Nhưng bằng tấm lòng nhân đạo của mình, Nguyễn Dữ đã hết lời ca ngợi, khẳng định, trân trọng những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương hiện lên là một người đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung, trong trắng.
* Trước kết, Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang.
- Khi chồng đi lính, một mình nàng nuôi dạy con thơ, nuôi dưỡng, chăm sóc mẹ chồng, lo thuốc thang khi mẹ chồng ốm đau, lo ma chay khi mẹ chồng mất. Nếu không đảm đang, Vũ Nương không thể làm được những việc lớn lao và vất vả như thế.
* Không chỉ đảm đang, nàng còn là người phụ nữ hiếu nghĩa.
- Đối với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, thương yêu lo lắng cho mẹ chồng như mẹ ruột của mình (trích dẫn dẫn chứng + phân tích)
- Đối với chồng:
+ Khi mới về nhà chồng, biết tính chồng hay ghen, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng dẫn đến thất hoà.
+ Khi tiễn chồng ra trận, nàng tiễn đưa chồng bằng những lời lẽ hết sức dịu dàng thắm thiết. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng cho sự vất vả, nguy hiểm của chồng và mong muốn chồng trở về bình yên. (dẫn chứng + phân tích)
+ Khi xa chồng, nàng một lòng thương nhớ, buồn bã, mong ngóng chồng trờ về.
+ Khi bị nghi oan, vì không giải được nỗi oan cho mình, nàng cũng đành tìm đến cái chết.
+ Khi được “sống” ở thuỷ cung, nàng vẫn mong muốn được chồng hiểu nỗi oan và giải oan cho mình, nghe Phan Lang nhắc đến chồng con, nàng thương nhớ ứa nước mắt.
 Quả thật nàng là một người vợ giàu tình nghĩa, giàu đức hi sinh.
* Vũ Nương còn là một người vợ thuỷ chung, trong trắng.
- Suốt những năm xa chồng, nàng một lòng chung thuỷ, không gây ra bất cứ tội lỗi nào.
- Khi bị chồng nghi oan là thất tiết, nàng đã chết với lời nguyeàn “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin người chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Và bởi vì nàng thực sự chung thuỷ, trong trắng nên nàng tin lời thề của mình là linh nghiệm. Và quả thật, vì thương nàng vô tội, các nàng tiên đã rẽ một đường nước cứu nàng và cho nàng “sống” sung sướng ở thuỷ cung.
 Vũ Nương là người phụ nữ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, trở thành truyền thống của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Nhà văn Nguyễn Dữ bằng trái tim nhân đạo của mình đã thấy được, đã trân trọng và hết lời ca ngợi nàng.
b) Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ còn thể hiện ở thái độ xót xa thương cảm cho những nỗi bất hạnh của Vũ Nương và lên án tố caùo những thế lực xấu xa chà đạp, đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng.
* Xót xa thương cảm cho Vũ Nương biểu hiện ở việc kể lại cuộc đời bi kịch của nàng, thể hiện qua từng lời văn, câu chữ.
* Lên án tố cáo chiến tranh phong kiến loạn lạc gây đau khổ cho con người (gây nên nỗi oan khuất ở Vũ Nương). Lên án tố cáo lễ giáo phong kiến bất công đã để cho người đàn ông có quyền ruồng rẫy, đánh đập khiến người vợ thuỷ chung tình nghĩa phải tìm đến cái chết.
c) Lòng nhân đạo ở Nguyễn Dữ còn thể hiện ở niềm ước mơ của ông là Vũ Nương sẽ được minh oan và sống sung sướng hạnh phục ở dưới thuỷ cung. Không đành lòng để cho nhân vật của mình chết một cách oan ức như các tác giả truyện cổ tích dân gian nên Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm đoạn truyện Vũ Nương được giải oan và sống ở thuỷ cung.
III. KẾT BÀI.
- Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận ở thân bài.
- Suy nghĩ của bản thân.
Đề  2( Phần Văn học trung đại Việt Nam)
I. MỞ BÀI.
- Giới thiệu hai đối tượng cần thuyết minh đó là Nguyễn Du và Truyện Kiều.
II. THÂN BÀI.
  1. Giới thiệu (Thuyết minh) về tác giả:
- Năm sinh, năm mất, tên chữ, tên hiệu, quê quán.
- Gia đình:
+ Đại quý tộc, nhiều đời làm quan.
+ Có truyền thống văn học.
- Thời đại xã hội Nguyễn Du sống:
+ Xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng.
+ Bão táp phong trào noâng dân khởi nghĩa khắp nơi.
- Bản thân cuộc đời Nguyễn Du.
- Sự nghiệp văn chương (Tác phẩm lớn về chữ Hán, chữ Noâm)
- Những nhận định đánh giá về Nguyễn Du và danh hiệu cao quý ông đạt được.
  1. Thuyết minh về Truyện Kiều.
- Nguồn gốc Truyện Kiều, _thời gian sáng tác?
- Thể loại? Thể thơ? Số lượng câu?
- Tóm tắt ngắn gọn truyện
- Giá trị nội dung nghệ thuật.
III. KẾT BÀI.
- Đánh giá vai trò, vị trí của Nguyễn Du và Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc.
- Suy nghĩ của bản thân.
  1. Đề 12( Phần Văn học trung đại Việt Nam) Nhận xét của em về đặc điểm phong cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du .
   *  Phần mở bài và thân bài HS có thể viết bằng nhiều cách khác nhau, miễn là giơi thiệu được vấn đề cần nghị luận đề yêu cầu.
   * Phần thân bài HS cần có các ý sau :
    1. Cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều không đơn điệu, mờ nhạt, sáo mòn mà ngược lại nó góp phần diễn tả sự biến đổi của đời sống nhân vật.
Ví dụ:
  • Lần đầu tiên, bên nhịp cầu tình yêu, liễu xuất hiện rất duyên dáng:
          Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
  • Lần thứ hai, sau khi trải qua ác mộng gặp mộ Đạm Tiên, lòng Kiều thổn thức hướng về Kim Trọng thì liễu không thướt tha màvô tình dửng dưng : Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng/ Nách tường bông liễu bay ngang trước mành.
  • Khi gia đình gặp tai biến, Kim Trọng về Liêu Dương , Thuý Kiều  lâm vào gia biến thì liễu cũng trở nên xơ xác: Trông chừng khói ngất song thưa/ Hoa trôi dạt thăm liễu xơ xác vàng.
  • Khi Kiều tiễn đưa Thúc Sinh về với Hoạn Thư  liễu lại xuất hiện : Sông Tần một dải xanh xanh / Loi thoi bờ liễu mấy cành dương quan.
  • Khi tưởng nhớ song thân thì : Cỏ cao hơn thước liễu gầy vài phân.
Như vậy, cứ mỗi lần lá đổi hoa thay là mỗi lần nhân vật đi vào một chặng đường mới.
  1. Cảnh thiên nhiên luôn thể hiện được chiều sâu tâm trạng nhân vật.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ chỉ dành riêng thiên nhiên cho một số nhân vật, đặc biệt Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải. Có những nhân vật đứng trong thiên nhiên nhưng không hề thấy thiên nhiên như  Sở Khanh, Hoạn Thư, Mã Giám Sinh.
Ví dụ :
  +  Buổi sáng Kiều đi chơi với tấm lòng trong trắng chưa gợn chút trần ai thì phong cảnh hiện lên thật tươi đẹp đầy sức sống : Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Còn chiều về, cảnh sắc hiện lên như dự cảm một sự  chẳng lành: Nao nao dòng nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Nhịp cầu  nho nhỏ là nhịp cầu tự nhiên của cảnh sắc hay nhịp cằu của số phận chông chênh bắc ngang trên dòng xoáy cuộc đời.?
  +  Cũng tại nơi đây, bên nhịp cầu này, khi mộ Đạm Tiên xuất hiện thì: Một vùng có áy bóng tà/ hiu hiu gió thổi một và bông hoa. Nhưng khi Kim Trọng thoáng hiện thì : Dưới câu nuớc chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
  +   Khi phải ra đi cùng Mã Giám Sinh, thiên nhiên tăm tối và đầm đìa nước mắt : Đau lòng kẻ ở người đi/ Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm/ Trời hôm mây kéo tối rầm/ Dầu dầu ngọn cỏ đầm đầm cành sương. Khi tiễn biệt Thúc sinh: Người lên ngựa kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
 +  Thiên nhiên trong mắt Thúc Sinh khi từ nhà Hoạn Thư trở về với Kiều là phong cảnh thoáng đãng, đẹp đến sững sờ : Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc  non phơi bóng vàng.
 
 Đề 3( Phần Văn học trung đại Việt Nam) Nhìn lại cuộc đời đầy sóng gió của Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, em thấy Kiều có thuỷ chung, tình nghĩa không?
         I.  MỞ BÀI : Giới thiệu Nguyễn Du, Truyện Kiều Giới thiệu Kiều và khẳng định nàng là một cô gái thuỷ chung, tình nghĩa.
        II. THÂN BÀI: HS có thể trình bày các ý cơ bản sau:
             1/ Suốt cuộc đời truân chuyên, chìm nổi, Kiều bao giờ cũng trọn tình trọn nghĩa với những người thân yêu  hay những ai phúc hậu ra tay cứu giúp mình
  • Từ lúc sa cơ, gia đình bị vu oan, của cải bị cướp sạch, cha và em bị đánh đập, Kiều đã dứt bỏ tình riêng, bán  mình để trả ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ Rồi khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, mọi tình cảm nghĩ suy của nàng đều hướng về cha mẹ ( Trích dẫn và phân tích thơ). Sau này, Kiều vẫn không bao giờ nguôi ngoai nhớ thương, lo lắng vè mẹ cha như những ngày mới bước chân xa nhà : Xót thay xuân cỗi huyên già/ Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi.
  • Tình nghĩa mặn mà sâu kín nhất trong đời nàng là mối tình đầu thơ mộng đối với Kim Trọng mà mãi đến cuối đời nàng vẫn ghi nhớ. Trước khi xa nhà vì gia biến, đành phải phụ lòng chàng Kim, Kiều đã nhờ cậy em gái lấy chàng Kim để trả nghĩa cho chàng và khóc tương suốt đêm : Nỗi riêng riêng n hững bàn hoàn/ Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.
  • Đối v7í Thúc Sinh, mặc dầu chàng kgông chăm sóc, bảo bọc nàng trọn vẹn, nhưng đã có ơn đưa nàng thoát khỏi chốn lầu xanh, ân tình ấy nàng ghi khắc trong lòng. Sau này, khi sông với Từ Hải, được báo ân, báo oán, nàng đã đền Thúc Sinh thoả đáng: Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân/ Tạ lòng dễ xướng báo ân gọi là
  • Đối với đã giúp nàng khi nàng ở nhà Hoạn Thư thì : Nghìn vàng gọi chút lẽ thường/ Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân.
  • Về Từ Hải, ngươì anh hùng đã hết lòng thương yêu, trân trọng nàn, đưa nàng từ một cô gai lầu xanh về làm vợ, nàng lhông bao giờ quân tình nghĩa sâu nặng ấy. Nàng đã đau đớn hổ thẹn , ân hận biết bao khi lỡ lầm gây ra cái chết uất ức cho Từ Hải, nàng đã khóc hết nước mắt và liền đó nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.
2/ Nàng là người tình thuỷ chung
  • Lần đầu tiên bị MGS lừa phải vào lầu xanh của mụ Tú Bà, Kiều toan tự tử, không chịu tiếp khách, một phần là vì nàng nghĩ đến Kim Trọng.
  • Khi ở lầu Ngưng Bích,  nàng nhớ KT da diết và khẳng định tấm lòng son sắt của mình không bao giờ phai (dẫn chứng, phân tích)
  • Qua bao xa cách, qua mấy đời chồng, mặc dầu tình cảm có nhạt dần theo thời gian, nàng vẫn không quên  được chàng Kim: Tiếc thay chút nghĩa cũ càng/ Dẫu lìa ngó  ý còn vương tơ lòng/ Tấc lòng cố quốc tha hương/ Đường kia nỗi nọ ngổn ngang bời bời.
   III. KẾT BÀI
  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
  • Suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du dành cho Kiều nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung
*  Các đề bài còn lại, GV xem SGV, các sách tham khảo khác để hướng dẫn HS lập dàn bài và viết bài.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay4,117
  • Tháng hiện tại143,399
  • Tổng lượt truy cập6,839,486
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây