TÌNH CẢM GIA ĐÌNH.
Thứ tư - 28/10/2020 18:31
Trong chương trình lớp 9 chu đề về tình cảm gia đình chiếm số lượng không nhỏ chủ yếu là thơ . nên trong qua trình bồi dưỡng HS giỏi người dạy phải lưu tâm xem đây là phần trọng tâm của chương trình để có kế hoạch đầu tư cả về thời gian , kiến thức cũng như kỹ năng làm bài của các em .,
A/ Về kỹ năng :
-Cũng như các chủ đề khác GV cần rèn cho HS kỹ năng phân tích , nâng cao , tổng hợp .
- Kỹ năng cảm thụ một tác phẩm thông qua các ngôn từ, hình ảnh trong tác phẩm .
- Kỹ năng xác lập luận điểm , trình bày luận điểm , luận chứng, luận cứ .
- Kỹ năng làm các dạng đề , đặc biệt là đề tổng hợp …
B/ Về kiến thức : Trước hết cần cung cấp cho các em những kiến thưc cơ bản , sau đó mới đến mở rộng , nâng cao . Cụ thể như sau :
1- “Con cò” của Chế Lan Viên
a. Về tác giả : GV lưu ý : Thơ Chế Lan Viên có một phong cách riêng đó là suy tưởng triết lý giàu hình ảnh , lấp lánh vẻ đẹp của trí tuệ và tài hoa . `Chees Lan viên có nhiều sang tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ . Hình ảnh thơ của ông phong phú và đa dạng , kết hợp giữa thực và ảo được sang tạo bằng sức mạnh của sự liên tưởng , tưởng tượng , thường nhiều bất ngờ , kỳ thú
:b. Về tác phẩm : Giáo viên phải cho HS thấy rằng hình ảnh con cò trong ca dao việt Nam thường biểu tượng cho những lớp người lao động vất vả hay người phụ nữ phải chịu nhiều hi sinh oan trái trong XHPK Còn riêng trong bài thơ này Chê Lan Viên lại có sự sang tạo khác Xuyên suốt trong toàn bộ thơ là hình ảnh con cò và đó cũng là biểu tượng cho tình yêu của người mẹ dành cho con
- Đoạn 1: Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ từ thủa ấu thơ , từ những câu ca dao mà mẹ hát ru con mẹ đã gửi gắm vào đó biết bao tình yêu thương con , sự hi sinh , vất vả nhọc nhằn kiếm sống nuôi con , thà chết trong , còn hơn sống đục để đau lòng cò con . Và cùng bằng tình yêu con người mẹ tin rằng dù con còn bé chưa hiểu , chưa cần hiểu mỗi câu ca dao mà mẹ hát . Nhưng bằng âm điệu nhẹ nhàng ngân nga nó như dòng sữa ngọt ngào sẽ nuôi dưỡng tâm hồn con mỗi ngày , mang đến cho con sự bình yên chở che của mẹ hiền .
- Đoạn 2: Cũng từ tình yêu , ước mơ của mẹ đối với con , người mẹ tin rằng những bài hát ru mẹ mẹ hát mỗi ngày không chỉ đơn thuần là những câu ca dao nhẹ nhàng êm ái đều đặn để dỗ con vào giấc ngủ . Mà nó sẽ rất diệu kỳ khi mỗi cánh cò trong những lời hát ru sẽ vỗ cánh bay ra khỏi câu ca dao đậu vào tâm hồn con , những điệu hồn dân tộc sẽ cứ thấm dần , thấm dần vào tình thần của bé , nuôi dưỡng tâm hồn con suốt cả cuộc đời từ khi con còn ấu thơ còn nằm trong nôi con sẽ được chở che , dìu dắt dịu dàng nâng đỡ , dịu dàng mà bền bỉ của người mẹ .
- Đoạn 3: Hình ảnh con cò trong đoạn cuối là biểu tượng cho tâm lòng của người mẹ lúc nào cũng ở bên con và ý nghĩa triết lý của lời ru Con dù lơn đến đâu đối với mẹ vẫn rất bé bỏng cân được mẹ yêu thương che chở . Chính vì vậy mà long mẹ lúc nào cũng hướng về con mọi lúc mọi nơi và mỗi câu hát mẹ hát ru con sẽ mãi theo con suốt cả cuộc đời như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con từng ngày . Để từ đó nhà thơ muốn khẳng định them một lần nữa ý nghĩa triết lý của lời ru trong cuộc đời mỗi con người * Về nghệ thuật : -Trước hết Chê Lan Viên đã vận dụng rất sang tạo hình ảnh con cò trong ca dao lTừ con cò đầu tên trong câu hát đã làm điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng của tác giả để sang tạo nên những hình ảnh thơ mới mẻ , độc đáo bất ngờ
- thể thơ tự do cho phép tác giả thể hiện những cảm xúc của tác giả một cách linh hoạt . Các đoạn thường được bắt đầu từ những câu thơngawn có cấu trúc giống nhau như âm hưởng của lời ru nhưng hoàn toàn không phải là một lời ru thực sự . Giọng điệu bài thơ còn là giọng suy ngẫm có cả triết lý . Nó làm cho người đọc hướng tâm trí vào sự suy ngâm phát hiện
2- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
a. Về tác giả : Cung cấp thêm :Bài thơ được tác giả sáng tác vào năm 1971 Đây là những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ . Giai đoạn này cuộc sống của cán bộ và nhân dân ta rất vất vả thiếu thốn vừa bám rẫy vừa tăng gia sản xuất vừa sẵn sang chiến đấu bảo vệ căn cứ .và tác giả lúc này cũng đang công tác tại chiến khu thừa thiên
b. Về tác phẩm
b1. Hình ảnh của người mẹ tà ôi : Trong bài thơ hình ảnh người mẹ Tà Ôi được gắn vứi nhiều hoàn cảnh khác nhau như giã gạo , tỉa bắp , chuyển lán đáp rừng Công việc rất vất vả gian khổ nặng nhọc nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào m,ẹ cũng làm hết sức mính với ý thức tự nguyện sẵn sang chiến đấu hi sinh với một niêm tin tất thắng Học sinh chú ý phân tích những hình ảnh đối lập “Lưng núi thì to , lưng mẹ thì nhỏ ”Hay hình ảnh người mẹ với công việc giã gạo mẹ nuôi bộ đội với những hình ảnh rất gợi cảm : Nhịp chày , vai mẹ , lưng mẹ đưa giấc ngủ của em theo giấc ngủ của em theo nhịp giã gạo . Giọt mồ hôi và “vai mẹ gầy ”làm nổi bật nỗi vất vả của mẹ Rôi hình ảnh mẹ còn gắn với công việc kháng chiến Mẹ phải “chuyển lán” “Đạp rừng ”để di chuyển lực lượng ; mẹ phải cùng với anh trai chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ , mẹ xông pha nơi chiến trường mẹ vào tân chiến trường trường sơn . Từ những hình ảnh trên tác giả đã cho ta thấy được hình ảnh một người mẹ lặng lẽ bền bì , kiên trung dũng cảm
b2. Tình cảm của mẹ
+ Trước hết là tình cảm của mẹ đối với đứa con than yêu của mính được thể hiện qua những lời hát ru của mẹ những điệp khúc “Ngủ ngon A Kay ơi , ngủ ngon AKay hỡi “Mẹ thương ” “Con mơ cho mẹ ”nhấn mạnh tấm long của người mẹ tha thiết yêu thương con Với tình yêu thương con sâu sắc người mẹ đã có những mong ước thật giản dị nhưng cũng thật cao đẹp . Mẹ mong cho con có được giấc ngủ ngon với những giấc mơ đẹp mà đó cũng là mong ước của mẹ Đặc biệt trong bài thơ ta bắt gặp những câu thơ rất xúc động”Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối – Lưng đưa nôi mà tim hát thành lời ” Hay “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ”Đó là những hình ảnh ẩn dụ rất độc đáo có ý nghĩa sâu sắc Con là mặt trời của mẹ . Con là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi thiêng liêng của đời mẹ . Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng mẹ đã nuôi giữ lòng tin yêu và ý chí của mẹ trong cuộc sống
+ Tình cảm của mẹ đối với quê hương đất nước : Bên cạnh tình yêu thương co n mẹ còn “Thương bộ đội ” “Thương làng đói ” “Thương đất nước ”. Chú ý phân tích những câu hát ru được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ . Mẹ thương bộ đội , quê hương , đất nước nên mẹ giã gạo , mẹ tỉa bắp , mẹ tham gia chiến đấu để bảo vệ đất nước quê hương
3. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
a. Tác giả : Cung cấp thêm : Bằng Việt là nhà thơ cùng lứa với các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như : Nguyễn Duy , Hữu Thỉnh , Nguyễn Khoa Điềm . Thơ Bằng Việt thường dung dị nhưng hàm chứa những tình cảm rộng lớn giàu chất suy tưởng . Bài thơ được sáng tác 1963 khi nhà thơ đang là sinh viên khoa pháp lý trường Đại học tổng hợp ở Liên Xô
b. Tác phẩm : Phải cho học sinh thấy được hình ảnh bếp lửa xuyên suốt trong toàn bộ bài thơ . Nó gắn với những kỷ niệm về người bà thân yêu cũng những ký ức tuổi thơ của tác giả . Cụ thể:
+ Khổ thơ đầu tiên trong bài thơ là hình ảnh bếp lửa khơi gợi mọi nguồn cảm xúc của tác giả . Hình ảnh một bếp lửa nồng nàn ấm áp mỗi sớm mỗi chiêu bà nhen . Những từ ngữ chờn vờn , ấp iu như gợi lại đôi bàn tay tần tảo , chắt chiu của người bà
+ Từ hình bếp lửa quen thuộc đó đưa cháu về những ký ức tuổi thơ của tác giả :
- Trước hết là ký ức về những năm tháng đói khổ thiếu thốn Những năm tháng đói mòn , đói mỏi - Bố đánh xe khô rạc ngựa gầy . Đó là những năm tháng gian lao , cay cực nhưng tác giả không bao giờ quên được vì đó là những kỷ niệm thật đẹp thật ấm áp nghĩa tình Nghĩ lại những năm tháng đó giờ đây tác giả vẫn thấy cay nồng nơi sống mũi . Không biết là cay nồng vì khói , vì khó nhọc hay vì tình cảm của một thời chưa xa ?
- Trong ký ức của tác giả còn là những năm tháng được ở bên bà , được bà cưu mang , chăm sóc , dạy bảo . Tình yêu của bà , những câu chuyện bà kể , những bài học mà bà dạy cháu cháu sẽ không bao giờ quên . Để rồi giờ cháu đã xa bà cháu thấy thương bà nhiều hơn Câu hỏi mà cháu hỏi con chim tú hú cũng như đang tự trách mình không ở bên bà chăm sóc bà trong khi tuổi già bóng xế : Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà – Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
-Hình ảnh người bà càng về cuối bài thơ càng trở nên cao lớn đẹp đẽ , vĩ đại khi Bằng Việt nhớ về những năm tháng gian lao , đau thương của chiến tranh . Khi mà cả đất nước chìm trong khói lửa của chiến tranh , làng xóm bị đốt cháy tàn cháy rụi . nhưng bà vẫn vững vàng , kiên định với niềm tin tất thắng Chú ý những câu thơ rất giản dị như những lời văn xuôi , những câu nói thường ngày của bà . Tác giả viết những câu thơ mà như đang đứng trước bà , đang nghe bà căn dặn : Mày có viết thư chớ có kể này ,kể nọ - Cứ bảo nhà vẫn được bình yên Hình ảnh người bà là hình ảnh của hầu hết tất cả những người phụ nữ Việt Nam :Đảm đang , nhân hậu chất phác , giàu đức hi sinh,nhưng cũng rất kiên cường ,bất khuất , tiềm tàng một sức sống mãnh liệt .
+ Từ hình ảnh bếp lửa mà mà bà nhen mỗi sớm ,mỗi chiều tác giả đã liên tưởng đến hình ảnh Ngọn lửa . Ngọn lửa không phải được nhen lên bằng những nhiên liệu bình thường như rơm củi , mà đước nhóm lên từ trái tim giàu lòng yêu thương , từ tấm lòng nhân hậu sẵn sàng sẽ chia . Đặc biệt từ nềm tin , khát vọng sống của bà . HS chú ý những hình ảnh giàu tính biểu tượng trong bài thơ (Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn , một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng, ).Hay những câu thơ “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm – nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi – nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui- Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ ”Điệp từ nhóm một lần nữa khẳng định bà chính là người đã nhen nhom lên trong lòng cháu niềm tin ,khát vọng , những hoài bão lớn lao . Để từ đó cho ta thấy bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa và truyền lửa Nên câu thơ cuối cùng trong khổ thơ có sức khái quát rất lớn: “Ôi kỳ là và thiêng liêng bếp lửa “. Đối với cháu thì đó là ngọn lửa kỳ lạ nhất dù qua thời gian , bom đạn , bếp lửa vẫn bập bùng cháy Nhưng hơn hết nò còn biểu tượng cho những tình cảm thiêng liêng ,những ân tình thủy chung trong cuộc đời mỗi con người
+ Từ tấm lòng tình cảm của người bà hiện lên qua hình ảnh bếp lửa để rồi dù cháu có đi bất cứ nơi đâu cháu vẫn không quên . Những câu thơ cuói cùng trong bài thơ như một lời khẳng định về tình cảm sâu nặng thiêng liêng mà cháu dành cho bà dù giờ đây cháu đã khôn lớn trưởng thành , Được sống với những niềm vui ,những tiện nghi hiện đại , không còn nhìn thấy những bếp lửa khói hun nhèm mắt nhưng cháu vẫn không thể quyên bếp , không nguôi nhớ thương bà . Câu thơ “Vẫn chắng lúc nào quyên nhắc nhở - Sáng mai này cháu nhóm bếp lên chưa ?” cho ta thấy rõ điều đó . Hình ảnh bếp lửa cùng với người bà đã ăn sâu vao trong tiềm thức của cháu như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn cháu từng ngày . Lời nhắc nhở của cháu hay cũng chính là lời nhắc nhở của bà đối với cháu phải nhớ quê hương nguồn cội của mình dẫu quê hương vốn vẫn còn nghèo khó , cay cực nhưng đó mới là cội nguồn của mọi cảm xúc , mọi ước mơ hoài bão, lý tưởng sống.
4. Bài thơ : Nói với con của Y Phương
a. Về tác giả : Cho hs thấy Y phương là nhà thơ người dân tộc tày – Dân tộc miền núi – nên thơ của y Phương thể hiện tâm hồn chân thật ,mạnh mẽ và trong sáng , cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi . Nên khi phân tích bài thơ này cần chú ý ngôn từ được sử dụng rất giàu ý nghĩa biểu tượng .
b. Tác phẩm : Cần cung cấp một số kiến thức như sau :
+Tình yêu thương của cha mẹ quê hương dành cho con được thể hiện trong đoạn thơ đầu Qua những hình ảnh trong câu thơ đầu gợi lên không khí một gia đình ấm cúng , , êm đềm quấn quýt . Cha mẹ luôn nâng niu đón chờ , chăm chút từng bước đi nụ cười , tiếng nói của con . Giờ đây gia đình như một cái nôi em , cái tổ ấm của con nuôi con lớn lên trưởng thành trong sự che chở , bảo bọc yêu thương của cha mẹ . Cha mẹ luôn yêu thương nhau . Con cũng chính là niềm hạnh phúc vô bờ bến mà cha mẹ luôn mong chờ nâng niu. Một gia đình giản dị , hạnh phúc , tràn ngập tiếng cười tiếng nói yêu thương hiện ra qua những câu thơ mộc mạc giản dị như chính tấm lòng của tác giả .
+ Con không chỉ được sống trong tình yêu thương của cha mẹ mà còn được sống trong sự đùm bọc của quê hương . Người cha nhắc đến những người đồng minh trong bài thơ là nhắc đến những người cùng quê hương , làng bản . Những hình ảnh quê hương hiện ra thật đẹp thật lãng mạn : Đan lờ , cài nan hoa -vách nhà ken câu hát – Rừng cho hoa - con đường cho những tấm lòng . Con người của quê hương con rất cần cù ,chịu khó sống với nhau rất ân tình chung thủy , yêu thương đoàn kết lẫn nhau con sống giữa quê hương tức là con được sống sự bảo bọc chở che của quê hương . Không những thế quê hương còn mang đến cho con những gì đẹp nhất , tinh túy nhất của cuộc đời như dòng nước mát , bông hoa rừng tinh khiết của núi rừng để từ đó nuôi dưỡng tâm hồn con lớn lên từng ngày cả về tâm hồn lẫn lối sống (Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng ). Người cha nhắc cho con những tình cảm đẹp đẽ đó là để mong con biết yêu quý trân trọng và tự hào về gia đình , quê hương của con , Đây chính là cội nguồn sinh dưỡng của con , con không bao giờ được quên
+ Từ việc người cha nhắc cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mình để từ đó cha thể niềm từ hào về quê hương của mình cũng như những mong ước của cha Trước hết người cha tự hào về về những người ở quê hương luôn giàu ý chí nghị lực dẫu quê hương còn lắm nỗi buồn , ngheo khó , vất vả nhưng họ không bao giơ chê bai , rời bỏ quê hương của mình .Họ sống mạnh mẽ khoáng đạt , bền bỉ thủy chung . Đặc biệt những người ở quê hương bề ngoài trông rất thô sơ mộc mạc giản dị nhưng ẩn chứa trong đó là một tâm hồn rất đẹp , sống hết mình , vô tư hồn nhiên như sông suối . Những con người ấy bằng sự lao động cần cù , nhẫn nại đã làm nên quê hương vứi truyền thống , những phong tục tập quán tốt đẹp . Cha tự hào về quê hương mình và cũng muốn truyền tình yêu đó sang con . Người cha mong muốn con phải sống nghĩa tình với quê hương biết chấp nhận thử thách gian nan bằng ý chí niềm tin của mình khi bước vào đời
C. Một số dạng đề vân dụng
1. Tình cảm gia đình vốn là tình cảm thiêng liêng , sâu nặng đối với cuộc đời mỗi con người . Phân tích một số bài thơ đã học làm sáng tỏ
2. Hình ảnh người phụ nữ trong văn thơ hiện đại
3. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa ”của Bằng Việt
4. Tình cảm của người mẹ trong bài thơ “con cò “
5. Tình cảm của người mẹ trong bài thơ:: “con cò” của Chế Lan Viên và “ khúc hát ru những em bé lơn trên lưng mẹ” của Nguyên Khoa Điềm.
.6 Những mong ước của người cha trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương