TRUYỆN LẶNG LẼ SA PA CỦA NGUYỄN THÀNH LONG

Thứ tư - 28/10/2020 18:35
1/ Kiến thức – kỹ năng:
_ Nguyễn Thành Long có những đóng góp cho nền văn học hiện đại ở thể loại truyện và ký.
_ Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện:
+ Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
+ Nghệ thuật kể chuyện ,miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện
_ Vận dụng được phương pháp làm văn biểu cảm, tự sự, nghị luận để kể lại truyện theo ngôi kể mới hoặc trình bày cảm nhận về nhân vật, phân tích tác phẩm, phân tích một vấn đề trong tác phẩm…
tải xuống (3)
tải xuống (3)
2/ Một số đề bài vận dụng:
    Đề 1: Trước câu chuyện của anh thanh niên và công việc  trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, người hoạ sĩ già có cảm giác bối rối “ Vì hoạ sĩ đã  bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét thôi đã là giá trị một chuyến đi dài”.
      Thử đặt mình vào vị trí người nghe chuyện như hoạ sĩ, em hãy phát biểu xem điều gì trong câu chuyện của người thanh niên đã khiến ông xúc động và ông đã khám phá, đã khẳng định được điều gì về người thanh niên cũng như về cuộc sống?
    Đề 2: Phân tích tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để chứng minh ý kiến sau: “ Lặng lẽ Sa Pa quả là một bài thơ về thiên nhiên, về con người”.
    Đề 3: Có người nhận xét: “Lặng lẽ Sa Pa” là một bài thơ bằng văn xuôi ngợi ca vẻ đẹp trong sự lặng lẽ toả hương của thiên nhiên và con người.
      Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm rõ ý kiến trên.   
   Đề 4:  Trong truyện ngắn“Lặng lẽ Sa Pa” Nguyễn Thành Long  viết: “ Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.” ( Ngữ văn 9, tập I)
       Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” Nguyễn Thành Long để làm rõ nhận định trên.
  Đề 5: Tô Hoài có nhận xét như sau về truyện ngắn của Nguyễn Thành Long :
         “ Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc.”
        Theo em nhận xét trên có đúng với truyện ngắn“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long không? Hãy phân tích truyện ngắn này để làm rõ ý kiến của em.
   Đề 6: Nhận xét về giá trị của những trang miêu tả thiên nhiên miền núi của Tô Hoài, Nguyễn Thành Long…, có ý kiến cho rằng:
       “ Cái đẹp của bản thân cuộc sống có giá tri riêng, cái đẹp của bản thân nghệ thuật có giá tri riêng, dù cái nọ bắt nguồn từ cái kia. Cảnh thiên nhiên trong văn đã được đẹp lên ở  cấp độ thứ hai; cấp độ thứ nhất chính là thiên nhiên, cấp độ thứ hai là nghệ thuật, ở đây là ngôn ngữ văn học, là rung  cảm của tâm hồn nhà văn”.
        Hãy phân tích những đoạn miêu tả trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” Nguyễn Thành Long để làm sáng rõ  ý kiến trên.
    Đề 7: Phân tích vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
TRUYỆN LÀNG CỦA KIM LÂN:
  1/ Kiến thức – kỹ năng:
    _Có những hiểu biết về Kim Lân – một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
    _ Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện:
        + Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
        + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.   
        + Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
  _  Vận dụng được phương pháp làm văn biểu cảm, tự sự, nghị luận để kể lại truyện theo ngôi kể mới hoặc trình bày cảm nhận về nhân vật, phân tích tác phẩm, phân tích một vấn đề trong tác phẩm…
2/ Một số đề bài vận dụng:
   Đề 1: Trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
       “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì đó mới mẻ. Anh gởi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh.”
                                                                                                               ( Ngữ văn 9, tập II)
      Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn Làng, em hãy là sáng tỏ điều mới mẻ, “ lời nhắn nhủ” mà nhà văn Kim Lân muốn đem “ góp vào đời sống”.
   Đề 2: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm “ Lão Hạc” của Nam Cao và “ Làng “ của Kim Lân.
   Đề 3: Em có cảm nhận như thế nào về truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân. Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình yêu làng quê, yêu đất nướccủa người nông dân Việt Nam trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp?
   Đề 4: Dựa vào nội dung truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân, hãy đóng vai nhân vật ông Hai đề kể lại đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Hôm nay6,412
  • Tháng hiện tại164,090
  • Tổng lượt truy cập7,020,394
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây