KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

Thứ tư - 28/10/2020 18:44
A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1.Nội dung:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều.
2.Nghệ thuật:
- Khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
B/ CÁC DẠNG ĐỀ:
            1. Dạng đề 3 điểm
            Đề 1:   Chép lại 8 câu thơ cuối trong đoạn trích : " Kiều ở lầu ngưng bích" và nêu cảm nhận về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.
* Gợi ý:
- Chép đúng nội đúng 8 câu thơ.
- Phần cảm nhận:
             + Mở đoạn: Giới thiệu nghệ thuật t cảnh ngụ tình
            + Thân đoạn:   cảm nhận về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.
             + Kết đoạn: Đánh giá  chung về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của tác giả.
2.  DẠNG ĐỀ 5  HOẶC 7 ĐIỂM:
             Đề1: Cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du.
* Gợi ý:
a Mở bài:  Giới thiệu chung về đoạn trích (Đoạn thơ hay nhất biểu hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tự sự, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại thể hiện nỗi lòng và tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều)
b. Thân bài:
* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:
- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa
- Nàng nhớ đến Kim trọng, thương chàng
- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.
- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.
*  Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:
            - Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.
            - Vừa tạo ra sự đối lập  Thiên nhiên rộng lớn- con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang - tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà - tâm trạng u buồn, bế tắc.
            - Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang " Lớp lớp sóng dồi"
C. Kết bài:
            - Khẳng định nghệ thuật Vịnh cảnh ngụ tình đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du.
- Xót thương số phận tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều.
- Căm ghét xã hội phong kiến xấu xa, thối nát, tàn bạo.

Đề 2: Nêu cảm nhận của em về số phận của người phụ nữ việt nam dưới chế độ xã hội phong kiến thông qua hình ảnh Vũ thị Thiết - (Chuyện Người con gái nam xương) và Thuý Kiều - (Truyện Kiều - Nguyễn Du).
* Gợi ý:
1. Mở Bài:
 - Nhấn mạnh về số phận bất hạnh của người phụ nữ việt nam xưa.
           - Giới thiệu hai tác phẩm Chuyện Người con gái nam xương- Nguyễn Dữ  và Truyện Kiều - Nguyễn Du).
2. Thân bài:
 - Số phận bi kịch của người phụ nữ xưa:
+ Đau khổ, bất hạnh, oan khuất tài hoa bạc mệnh . Hồng nhan đa truân.
( - Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một mình nuôi già, dạy trẻ, bị chồng nghi oan , phải tìm đễn cái chết, vĩnh viến không thể đoàn tụ với gia đình chồng con… - Nàng vũ thị Thiết.
 - Số phận vương Thuý Kiều: Bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ, phải bán mình chuộc cha, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần ( Hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần làm con ở) quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần…).
+ Cảm thương xót xa cho cuộc đời của những người phụ nữ xưa. Căm giận xã hội phong kiến bất công tàn bạo đã trà đạp lên nhân phẩm cuộc đời họ…
           - Vẻ đẹp,  nhân phẩm của họ:
            + Tài sắc vẹn toàn:
            - Chung thuỷ son sắt (Vũ Thị Thiết)
            - Tài sắc hiếu thảo nhân hậu, bao dung khát vọng tụ do công lý và chính nghĩa (Thuý Kiều).
3. Kết bài:
            - Nêu cảm nhận bản thân. (Xót xa thương cảm) .
          - Bày tỏ thái độ không đồng tình, lên án chế độ xã hội phong kiến bất công vô nhân đạo xưa).
          - Khẳng định sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa hôm nay

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay2,862
  • Tháng hiện tại96,410
  • Tổng lượt truy cập7,822,288
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây