CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Thứ tư - 28/10/2020 18:38
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI, giai đoạn chế độ xã hội phong kiến đang từ đỉnh cao của sự phát triển, bắt đầu rơi vào tình trạng suy yếu.
- Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi về ở ẩn, giữ cách sống thanh cao đến trọn đời, dù vậy qua tác phẩm, ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội và con người.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
2. Tác phẩm:
Vị trí đoạn trích: "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục.
a. Nội dung:
- Chuyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương.
- Chuyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
b. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật dựng truyện.
- Miêu tả nhận vật.
- Sử dụng yếu tố tự sự kết hợp với trữ tình.
c. Chủ đề.
- Số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1:
Ý nghĩa của các yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương".
Gợi ý:
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích.
b. Thân đoạn:
- Các yếu tố kỳ ảo trong truyện:
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp, gặp lại Vũ Nương, được xứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
+ Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất.
- Ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo.
+ Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: Nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân ta.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo đối với truyện.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 : Cảm nhận của em về văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
*Gợi ý
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và nghệ thuật đặc sắc của truyện.
b. Thân bài:
1. Giá trị hiện thực:
- Tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát ...
+ Chàng Trương đang sống bên gia đình hạnh phúc phải đi lính.
+ Mẹ già nhớ thương, sầu não, lâm bệnh qua đời.
+ Người vợ phải gánh vác công việc gia đình.
- Người phụ nữ là nạn nhân của lễ giáo phong kiến bất công.
+ Vũ Thị Thiết là một người thuỷ chung, yêu thương chồng con, có hiếu với mẹ ...
+ Trương Sinh là người đa nghi, hồ đồ, độc đoán -> đẩy Vũ Nương đến cái chết thảm thương.
+ Hiểu ra sự thật Trương Sinh ân hận thì đã muộn.
2. Giá trị nhân đạo
- Đề cao, ca ngợi phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ qua hình ảnh Vũ Nương.
+ Đảm đang: Thay chồng gánh vác việc nhà...
+ Hiếu thảo, tôn kính mẹ chồng ...
+ Chung thuỷ: Một lòng, một dạ chờ chồng ...
3. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ, nhân vật.
- Kịch tính trong truyện bất ngờ.
- Yếu tố hoang đường kỳ ảo.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện.
- Truyện là bài học nhân sinh sâu sắc về hạnh phúc gia đình.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 dòng) tóm tắt lại "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:
            - Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na. Chàng Trương là con gia đình hào phú vì cảm mến đã cưới nàng làm vợ. Cuộc sống gia đình đang xum họp đầm ấm, xảy ra binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói, đứa trẻ ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm đến với mẹ nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiệc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất, chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
            Đề 1:  Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Vẻ đẹp, đức hạnh và số phận của Vũ Nương.
b. Thân bài:
- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.
- Phẩm hạnh của Vũ Nương:
+ Thuỷ chung, yêu thương chồng (khi xa chồng ...)
+ Mẹ hiền (một mình nuôi con nhỏ ...)
+ Dâu thảo (tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo thuốc thang ...)
- Những nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
+ Cuộc hôn nhân bất bình đẳng.
+ Tính cách và cách cư sử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.
+ Tình huống bất ngờ (lời của đứa trẻ thơ ...)
- Kết cục của bi kịch là cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
- Ý nghĩa của bi kịch: Tố cáo xã hội phong kiến.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
b. Kết bài:
- Khẳng định lại phẩm chất, vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay4,923
  • Tháng hiện tại83,614
  • Tổng lượt truy cập8,400,392
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây