đề cương ôn tập giáo dục công dân 8 học kỳ 2

Thứ bảy - 01/05/2021 21:08
I. Lý thuyết
Câu 1: Mọi người có thể phòng tránh HIV/AIDS không ? Phòng tránh bằng cách nào ?
tải xuống (3)
tải xuống (3)

* Mọi người đều có thể phòng chống HIV/AIDS vì nó chủ yếu lây qua 3 con đường: Đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ sang con
* Cách phòng tránh:
- Tránh tiếp xúc với máu của người đã bị nhiễm HIV/AIDS
- Không dùng chung bơm, kim tiêm
- Không quan hệ tình dục bừa bãi
- Người mẹ bị nhiễm HIV thì không nên sinh con
- Chung thủy một vợ một chồng
Câu 2: Tác hại của tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây nên như thế nào ?
  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ
  • Thiệt hại tài sản cá nhân, gia đình, quốc gia
  • Gây tàn phế
  • Tài nguyên cạn kiệt
  • Ô nhiễm môi trường
  • Chết người
Câu 3: Học sinh thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào ?
* Đặc điểm chung
- Tôn trọng, bảo vệ, chống lãng phí, chống tham ô, tham nhũng, tiết kiệm, đấu tranh với các hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt hại với tài sản nhà nước
* Liên hệ
–  Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt…
– Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm…).
– Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng;
–  Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước;
Câu 4: Việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa gì ?
- Thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo là biện pháp để công dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và của người khác khi bị xâm phạm
- Là biện pháp để công dân đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức của cá nhân
- Là hình thức để công dân giám sát hành động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ
Câu 5: Pháp luật là gì ?
Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế
Câu 6 : Vì sao xã hội cần có pháp luật ?
Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ không thể ổn định và phát triển được được
II.Bài tập
Câu 1: Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B.
Việc các bạn lớp 8B đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường là không được đá bóng trong sân vì xung quanh sân trường là những dãy nhà lớp học.
Khi Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường, Hùng và các bạn phải có trách nhiệm trước việc làm của mình nhưng lại bỏ chạy trốn đề tránh trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.
Câu 2: Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng ? Cho một ví dụ.
-  Nhà nước thực hiện quản lý tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân (tài sản Nhà nước).
-  Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng.
Câu 3:  Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình ? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó ? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật ?
- Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong Ịớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lý.
- Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng.
Câu 4: Phần ĐVĐ trong SGK/50
* Tình huống 1
Nếu nghi ngờ thì có thể báo ngay cho cơ quan chức năng theo dõi. Nếu đúng thì cơ quan thẩm quyền sẽ xử lí theo quy định của pháp luật
* Tình huống 2
Em sẽ báo với các thầy cô trong trường hoặc cơ quan công an địa phương nơi em ở về hành vi lấy cắp xe của bạn An, để nhà trường hoặc cơ quan công an xử lí theo pháp luật
* Tình huống 3
Anh H phải làm đơn khiếu nại lên cơ quan thẩm quyền, để cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm yêu cầu giám đốc cơ quan giải thích lí do đuổi việc nhằm bảo vệ quyền chính đáng của mình




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay8,657
  • Tháng hiện tại148,313
  • Tổng lượt truy cập7,004,617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây