kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
Nhà nước CHXHCNVN- Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
Thứ sáu - 20/08/2021 22:55
3. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam. Câu 1: Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 1992 quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên các lĩnh vực : Chính trị, kinh tế, văn hoá- của công dân thuộc các lĩnh vực trên.
+ Chính trị: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng nam nữ; quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước; quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; nghĩa vụ trung thành với tổ quốc; quyền khiếu nại tố cáo. + Kinh tế: Công dân có quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản; có nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích; có quyền và nghĩa vụ lao động. + Văn hoá – xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, tham gia các hoạt động văn hoá, quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. + Công dân còn có các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân: được tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. + Bộ máy nhà nước: Hiến pháp năm 1992 khẳng định bộ máy nhà nướcđược tổ chức theo nguyên tắc “ Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân’’. Các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chịu sự giám sát của nhân dân. Phát huy làm chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 2: Căn cứ vào đâu để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất? Nhà nước ta từ khi thành lập ( năm 1945) đến nay đã ban hành những bản hiến pháp nào? Trả lời: - Có 2 căn cứ để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. + căn cứ thứ nhất: Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của Hiến pháp là nguồn lực, là căn cứ pháp lí cho tất cả các ngành luật. Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến Pháp. Các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị loại bỏ. - Căn cứ thứ hai: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo thủ tục đặc biệt, được quy định trong điều 147 của Hiến pháp - Có 4 bản Hiến pháp: + Hiến pháp năm 1946 + Hiến pháp năm 1959 + Hiến pháp năm 1980 + Hiến pháp năm 1992 4. Pháp luật nước cộng hoà xã hôị chủ nghĩa việt nam Câu hỏi 1: Pháp luật là gì? Trình bày đặc điểm và vai trò của Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trả lời: * Đặc điểm của pháp luật : + Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến. + Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. + Tính bắt buộc ( cưỡng chế): Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định. * Vai trò: Pháp luật là công cụ để thực hiện quá trình quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội; Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã họi, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. Câu 2: Pháp luật là gì? Vì sao trong xã hội phải có pháp luật? Bản chất của Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam là gì? TRả lời: - Pháp luật : là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế. - Trong xã hội phải có pháp luật vì: Pháp luật là công cụ để quản lí nHà nước, quản lí xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã họi; là phương tiện phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội. - Bản chất của Pháp luật: nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Câu hỏi 2: Tính bắt buộc cưỡng chế của pháp luật là: Khi pháp luật đã ban hành mang tính quyền lực của nhà nước thì mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Ví dụ: + Luật hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nên ai vi phạm cũng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. + Luật bảo vệ môi trường ở nước ta quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nếu ai vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lí theo quy định của bộ luật hình sự. Câu 3: Phân biệt sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành, hình thức thể hiện và các phương thức đảm bảo thực hiện. * Giống nhau: Là những quy định, chuẩn mực nhằm giáo dục con người. Được mọi người ủng hộ và thực hiện. * Khác nhau:
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân.
Do Nhà nước ban hành
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn.
Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật trong đó có các quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước.
Biện pháp bảo đảm thực hiện
Tự giác thông qua tác động của dư luận xã hội lªn ¸n, khuyÕn khÝch, khen chª
Bằng sự tác động của NN thông qua tuyªn truyÒn, gi¸o dôc, thuyÕt phôc hoÆc r¨n ®e, cìng chÕ vµ xö lÝ c¸c hµnh vi vi ph¹m.