Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Thứ sáu - 20/08/2021 22:52
1. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Tình huống:
Năm nay, lan đã 14 tuổi được bố mẹ mua cho Lan một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp giống bạn nên Lan đã tự rao bán chiếc xe đó. Theo em:
a) Lan có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
b) Lan có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
c) Muốn bán chiếc xe đạp đó, Lan phải làm gì?
Trả lời:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
   a. Lan không có quyền bán chiếc xe đạp.
    Vì: chiếc xe đó do bố mẹ bỏ tiền mua và lan còn ở độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ. Nghĩa là chỉ có bố mẹ Lan mới có quyền định đoạt bán xe cho người khác.
  b. Lan có quyền sử dụng chiếc xe đạp đó
  c. Muốn bán chiếc xe đó, Lan phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý.
   Tình huống 2: Trên đường đi học về, mai nhặt được một chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Mai đã dùng số tiền đó ăn quà, nạp học rồi vứt các giấy tờ đi.
    Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu của công dân, em hãy cho biết hành vi của mai là đúng hay sai? Vì sao? Nếu là mai, em sẽ làm gì?
    TRả lời:
      - Hành vi của mai là sai vì:
      + Quyền sở hữu của công dân gồm có 3 quyền cụ thể là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Mai không phải là chủ sở hữu chiếc ví nên Mai không có quyền gì, cụ thể là không có quyền sử dụng và định đoạt đối với chiếc ví.
     + Nghĩa vụ của mỗi  công dân là phải tôn trọng tài sản của người khác
    - Nếu là mai, cần phải giữ nguyên trạng chiếc ví và tìm cách trả lại cho người bị mất, cụ thể yêu cầu học sinh nêu được 2 cách trong các cách sau:
     + Tìm cách báo cho người bị mất đến nhận.
     + Theo địa chỉ trên giấy tờ tìm đến trao tận tay người bị mất.
     + Nhờ thầy cô giáo chuyển cho người bị mất.
     + Nộp cho cơ quan công an.
2. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
    Câu hỏi : Một số bạn học sinh có hành vi hay viết, vẽ bậy ra bàn, lên tường lớp học, nhảy lên bàn ghế đùa nghịch…Nếu chứng kiến việc làm đó, em sẽ làm gì?
   Trả lời: Trực tiếp nhắc nhở, khuyên nhủ các bạn dừng ngay vì đó là những hành vi không tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
  - Cùng các bạn khác trong lớp yêu cầu các bạn có hành vi sai phải kịp thời sửa chữa, khắc phục hậu quả xấu do hành vi của mình gây ra.
  - Nêu hành vi này trong các buổi sinh hoạt lớp để cùng rút ra kinh nghiệm.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay4,192
  • Tháng hiện tại120,197
  • Tổng lượt truy cập8,039,625
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây