Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Thứ ba - 03/11/2020 10:47
I. Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1. Phòng chống tệ nạn xã hội
Câu hỏi: Tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống của con người? để phòng chống tệ nạn xã hội pháp luật nước ta đã có những quy định gì/
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 2:.
2. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
   Câu 1: Để phòng chống HIV/AIDS, Pháp luật nước ta quy định như thế nào? Mỗi học sinh cần phải làm gì để phòng chống nhiễm HIV/ AIDS.
   - Để phòng chống HIV/ AIDS, Pháp luật nước ta quy định:
   + Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình, cho xã hội; tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS.
   + Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi làm lây truyền HIV/ AIDS khác.
  + NGười bị nhiễm HIV/ AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bệnh của mình, không bị phân biệt đối xử, nhưng phải thực hiện việc phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
   - Mỗi chúng ta cần phải có đầy đủ hiểu biết về HIV/ AIDS để chủ động phòng, chống; không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/ AIDS; tham gia tích cực phong trào phòng, chống HIV/ AIDS.
   Tình huống:
      Cô V nói với chồng:
     - “ Ôi sợ quá, em nghe nói nước ta có nhiều trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS lắm!”.
  Chồng cô cãi:
   - Vớ vẩn! Làm gì có chuyện trẻ em lại mắc cái bệnh của người lớn! Em có biết bệnh này làm sao mà bị lây nhiễm không? Này nhé:
   + Thứ nhất là lây theo đường tình dục.
   + Thứ hai là nghiện ma tuý tiêm chích chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV. Còn trẻ em có làm những việc đó đâu mà bị.
    Cô V thấy chồng nói có lí, mà thực ra cô cũng chưa hiểu rõ thế nào là HIV và AIDS cho nên không cãi nhưng trong lòng rất băn khoăn.
   Anh ( Chị) hãy giúp cô V giải toả những băn khoăn trên nhé.
    Trả lời:
      a. HIV: là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
      b. AIDS: là giai đoạn cuối của sự nhiễm hIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe doạ tính mạng con người.
     c. HIV lây nhiễm qua 3 con đường
       - Đường tình dục           - Đường máu                    - Mẹ sang con
   * Vì thế trẻ em cũng có thể bị nhiễm HIV.
3. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
    Câu hỏi: Em có ý kiến như thế nào khi thấy HS, trẻ nhỏ chơi nghịch lửa hoặc các vật lạ.
    Trả lời:
       - Ngăn cản hành vi dại dột và nguy hiểm của học sinh hoặc em nhỏ đó lại
       - Giải thích để học sinh cũng như các em nhỏ hiểu tác hại, hậu quả của hành vi (tai nạn do cháy, nổ), khuyên các em không nên chơi trò nguy hiểm đó.
     - Kết hợp báo cho gia đình và những người xung quanh biết để cùng ngăn chặn.
II. Chủ đề: Quyền, nghĩa vụ công dân về văn hoá, giáo dục và kinh tế
1. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
    Tình huống:
       Năm nay, lan đã 14 tuổi được bố mẹ mua cho Lan một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp giống bạn nên Lan đã tự rao bán chiếc xe đó. Theo em:
   a) Lan có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
   b) Lan có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
   c) Muốn bán chiếc xe đạp đó, Lan phải làm gì?
  Trả lời:
   a. Lan không có quyền bán chiếc xe đạp.
    Vì: chiếc xe đó do bố mẹ bỏ tiền mua và lan còn ở độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ. Nghĩa là chỉ có bố mẹ Lan mới có quyền định đoạt bán xe cho người khác.
  b. Lan có quyền sử dụng chiếc xe đạp đó
  c. Muốn bán chiếc xe đó, Lan phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý.
   Tình huống 2: Trên đường đi học về, mai nhặt được một chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Mai đã dùng số tiền đó ăn quà, nạp học rồi vứt các giấy tờ đi.
    Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu của công dân, em hãy cho biết hành vi của mai là đúng hay sai? Vì sao? Nếu là mai, em sẽ làm gì?
    TRả lời:
      - Hành vi của mai là sai vì:
      + Quyền sở hữu của công dân gồm có 3 quyền cụ thể là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Mai không phải là chủ sở hữu chiếc ví nên Mai không có quyền gì, cụ thể là không có quyền sử dụng và định đoạt đối với chiếc ví.
     + Nghĩa vụ của mỗi  công dân là phải tôn trọng tài sản của người khác
    - Nếu là mai, cần phải giữ nguyên trạng chiếc ví và tìm cách trả lại cho người bị mất, cụ thể yêu cầu học sinh nêu được 2 cách trong các cách sau:
     + Tìm cách báo cho người bị mất đến nhận.
     + Theo địa chỉ trên giấy tờ tìm đến trao tận tay người bị mất.
     + Nhờ thầy cô giáo chuyển cho người bị mất.
     + Nộp cho cơ quan công an.
2. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
    Câu hỏi : Một số bạn học sinh có hành vi hay viết, vẽ bậy ra bàn, lên tường lớp học, nhảy lên bàn ghế đùa nghịch…Nếu chứng kiến việc làm đó, em sẽ làm gì?
   Trả lời: Trực tiếp nhắc nhở, khuyên nhủ các bạn dừng ngay vì đó là những hành vi không tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
  - Cùng các bạn khác trong lớp yêu cầu các bạn có hành vi sai phải kịp thời sửa chữa, khắc phục hậu quả xấu do hành vi của mình gây ra.
  - Nêu hành vi này trong các buổi sinh hoạt lớp để cùng rút ra kinh nghiệm.
IV. Chủ đề: Các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân
1. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
   Câu hỏi: Thế nào là quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
    Câu 2: Bằng kiến thức đã học, em hãy chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo.
2. Quyền tự do ngôn luận
   Tình huống:
     Trong những năm gần đây, trước khi ban hành các văn bản pháp luật, nhà nước thường tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Khi báo chí đăng dự thảo Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, nhiều người đã có ý kiến khác nhau về việc này. Có người nói học sinh cũng có quyền tham gia góp ý, có người lại cho rằng chỉ có những người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia đóng góp ý kiến.
    Anh ( chị), hiểu thế nào là đúng về quyền tự do ngôn luận của công dân? Học sinh có quyền tự do ngôn luận và có quyền đóng góp ý kiến vào các văn bản khi nhà nước trưng cầu ý kiến của nhân dân hay không?
   Trả lời:
    - Hiến pháp năm 1992 ( Điều 69) quy định: “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin”. Như vậy, công dân có quyền được đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật của nhà nước, quy định này được hiểu là tất cả những người là công dân việt nam…, trừ những người bị toà án kết tội tù giam hoặc tước một số quyền công dân.
   - Đã là công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, có quyền tham gia ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn bản pháp luật khi nhà nước đề nghị. Do đó, HS cần phải tích cực học tập, nâng cao trình độ văn hoá để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận.
  Câu hỏi 2: Có ý kiến cho rằng học sinh còn nhỏ tuổi chưa có khả năng thực hiện quyền tự do ngôn luận.
   Trả lời:
     - Ý kiến trên là không đúng vì:
     + HS tuy còn nhỏ nhưng củng là một công dân nên có quyền tự do ngôn luận
     + HS có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận tuỳ theo sự hiểu biết của mình bằng cách tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các cuọc họp ở lớp, ở trường; khi thấy có vấn đề, có ý kiến muốn đề xuất ( nhất là những vấn đề có liên quan đến quyền trẻ em), có thể kiến nghị với nhà trường hoặc gửi bài cho báo, đài. )
III. Chủ đề: Nhà nước CHXHCNVN- Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước
3. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam.
   Câu 1: Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 1992 quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên các lĩnh vực : Chính trị, kinh tế, văn hoá- của công dân thuộc các lĩnh vực trên.
   + Chính trị: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng nam nữ; quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước; quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; nghĩa vụ trung thành với tổ quốc; quyền khiếu nại tố cáo.
   + Kinh tế: Công dân có quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản; có nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích; có quyền và nghĩa vụ lao động.
   + Văn hoá – xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, tham gia các hoạt động văn hoá, quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
   + Công dân còn có các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân: được tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
   + Bộ máy nhà nước: Hiến pháp năm 1992 khẳng định bộ máy nhà nướcđược tổ chức theo nguyên tắc “ Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân’’. Các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chịu sự giám sát của nhân dân. Phát huy làm chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
   Câu 2: Căn cứ vào đâu để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất? Nhà nước ta từ khi thành lập ( năm 1945) đến nay đã ban hành những bản hiến pháp nào?
    Trả lời:
       - Có 2 căn cứ để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất.
      + căn cứ thứ nhất: Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của Hiến pháp là nguồn lực, là căn cứ pháp lí cho tất cả các ngành luật. Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến Pháp. Các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị loại bỏ.
   - Căn cứ thứ hai: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo thủ tục đặc biệt, được quy định trong điều 147 của Hiến pháp
   - Có 4 bản Hiến pháp:
     + Hiến pháp năm 1946
     + Hiến pháp năm 1959
     + Hiến pháp năm 1980
     + Hiến pháp năm 1992
4. Pháp luật nước cộng hoà xã hôị chủ nghĩa việt nam
   Câu hỏi 1: Pháp luật là gì? Trình bày đặc điểm và vai trò của Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Trả lời:
      * Đặc điểm của pháp luật :
        + Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.
      + Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
     + Tính bắt buộc ( cưỡng chế): Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.
     * Vai trò: Pháp luật là công cụ để thực hiện quá trình quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội; Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã họi, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.
   Câu 2: Pháp luật là gì? Vì sao trong xã hội phải có pháp luật? Bản chất của Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam là gì?
    TRả lời:
     - Pháp luật : là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế.
    - Trong xã hội phải có pháp luật vì: Pháp luật là công cụ để quản lí nHà nước, quản lí xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã họi; là phương tiện phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.
   - Bản chất của Pháp luật: nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
   Câu hỏi 2: Tính bắt buộc cưỡng chế của pháp luật là: Khi pháp luật đã ban hành mang tính quyền lực của nhà nước thì mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  Ví dụ:
   + Luật hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nên ai vi phạm cũng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  + Luật bảo vệ môi trường ở nước ta quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nếu ai vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lí theo quy định của bộ luật hình sự.
   Câu 3: Phân biệt sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành, hình thức thể hiện và các phương thức đảm bảo thực hiện.
  * Giống nhau: Là những quy định, chuẩn mực nhằm giáo dục con người. Được mọi người ủng hộ và thực hiện.
   * Khác nhau:
 
  Đạo đức Pháp luật
Cơ sở hình thành Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân. Do Nhà nước ban hành
Hình thức thể hiện




 
Các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn. Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật trong đó có các quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước.
Biện pháp bảo đảm thực hiện Tự giác thông qua tác động của dư luận xã hội lªn ¸n, khuyÕn khÝch, khen chª Bằng sự tác động của NN thông qua tuyªn truyÒn, gi¸o dôc, thuyÕt phôc hoÆc r¨n ®e, c­ìng chÕ vµ xö lÝ c¸c hµnh vi vi ph¹m.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay6,627
  • Tháng hiện tại152,767
  • Tổng lượt truy cập7,009,071
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây