Câu | Nội dung | Điểm |
1 (3,0 đ) |
“… Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó đã làm đến chức Hành khiển, một chức quan to trong triều đình. Ông đi cùng một người bạn đến nhà thầy Chu. Họ đứng từ giữa sân vái vào nhà, miệng chào to kính cẩn: - Lạy thầy ạ, có anh em chúng con đến hầu thầy! Cụ giáo Chu vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai trò ngồi cùng sập với mình nhưng họ không dám. Họ xin được ngồi ở ghế kề bên. Ông Phạm Sư Mạnh kính cẩn trả lời những câu hỏi của thầy…” (Trích Chuyện về người thầy – Sách giáo khoa GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9, trang 24) a. Thái độ và cách ứng xử của Phạm Sư Mạnh gợi cho em nhớ đến nội dung đã học nào trong chương trình GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9? b. Trình bày hiểu biết của em về nội dung đó? |
|
a. Thái độ và cách cư xử của Phạm Sư Mạnh gợi cho em nhớ đến bài Kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc | 0,5 | |
b. Trình bày được nội dung cơ bản sau: | ||
- Nêu được khái niệm Truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Là những giá trị tinh thần(những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. | 0,25 | |
- Kể được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: yêu nước, tôn sư trọng đạo, đoàn kết, hiếu học, hiếu thảo, .... | 0,25 | |
Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì: - Đó là tải sản vô giá góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc - Đó là cái gốc, là yếu tố làm nên cái riêng, bản sắc của dân tộc. |
0,25 0,25 |
|
Kế thừa, phát huy bằng cách: - Tìm hiểu, học tập, tiếp nối…. - Tự hào về truyền thống dân tộc… - Giữ gìn và phát huy truyền thống… - Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại… - Lên án, phê phán, ngăn chặn các hành vi gây tổn hại đến các giá trị truyền thống. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|
Liên hệ: hs liên hệ được bằng việc làm cụ thể trong học tập và cuộc sống hàng ngày…. | 0,5 | |
2 ( 2.5 đ) |
Tình huống: Ngôi nhà số 16 ở phố H thuộc quyền sở hữu của ông A. Ông A cho bà M thuê tầng một để buôn bán. Do làm ăn thua lỗ, bà M đã gán lại ngôi nhà đó cho ông T là chủ nợ.
c. Trong trường hợp này ông A cần làm gì để bảo vệ tài sản của mình? |
|
a. | - Bà M có quyền chiếm hữu và sử dụng đối với ngôi nhà trong thời gian thực hiện hợp đồng. - Bà M không có quyền định đoạt như: bán, tặng, cho, gán nợ… Vì: Căn nhà thuộc quyền sở hữu của ông A, chỉ ông A mới có quyền định đoạt |
0,25 0,5 |
b. | - Việc làm của bà M là vi phạm pháp luật; xâm phạm và cố tình chiếm đoạt tài sản của ông A - Bà M là người đi thuê nhà nên chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng… - Công dân cần phải có ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản của người khác; hư thì phải sửa, mất thì phải đền … |
0,25 0,25 0,25 |
c. | - Ông A cần trao đổi và yêu cầu bà M trả lại ngôi nhà - Nếu vẫn xẩy ra tranh chấp: Để bảo vệ tài sản của mình ông A cần viết đơn gửi đến Tòa án để giải quyết tranh chấp về nhà ở và đòi lại ngôi nhà |
0,5 0,5 |
a. | - Khẳng định ý kiến của A đưa ra là sai . | 0,5 |
- Giải thích: + Vì mục đích của gv là mỗi người tự làm bài tập để hiểu và khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Nếu làm như A thì mỗi người không hiểu sâu hết kiến thức dẫn đến chất lượng kém, không phát triển ...hơn nữa việc làm đó thể hiện sự đối phó, lừa dối giáo viên, thiếu trung thực trong học tập. + Đó không phải là bản chất của hợp tác cùng phát triển . |
0,5 0,25 |
|
b. |
Những thời cơ và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế: |
|
-Thời cơ:+ Tiếp thu, học hỏi các thành tựu khoa học kĩ thuật, tinh hoa văn hóa của nhân loại…+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài + Tạo công ăn việc làm cho người lao động + Quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế + Từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế |
0,5 |
|
- Thách thức: + Nguy cơ lạc hậu, tụt hậu so với thế giới… + Cạnh tranh gay gắt… + Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá đất nước + Nguy cơ chảy máu chất xám… |
0,5 |
|
-Giải pháp: + Đảng, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để thức đẩy quan hệ hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài...Cần đi tắt, đón đầu một số lĩnh vực như nguồn nhân lưc, khoa học công nghệ... + Mỗi công dân Việt Nam phải nỗ lực phấn đấu lao động, học tập, cống hiến... + Liên hệ trách nhiệm bản thân |
0,25 0,25 0,25 |
|
Câu 4 ( 2.0 đ) |
Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”? | |
- Khẳng định ý kiến trên là đúng | 0,25 | |
- Khái niệm dân chủ: Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể, xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. | 0,25 | |
- Khái niệm kỉ luật: Là quy định của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả cao trong công việc | 0,25 | |
- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật: Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thực hiện và phát huy sự đóng góp của mình vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. | 0,25 | |
- Giải thích: + Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động… + Tác hại của việc thiếu dân chủ và kỉ luật: Gây mất đoàn kết, vô tổ chức…kém chất lượng, hiệu quả trong mọi hoạt động… |
0,25 | |
- Lấy ví dụ… | 0,25 | |
- Ủng hộ, tôn trọng dân chủ và kỉ luật trong tập thể; lên án, phê phán thái độ coi thường, vi phạm dân chủ, kỉ luật… | 0,25 | |
|
0,25 |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn