ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH DỰ THI CẤP TỈNH VÒNG 2 MÔN CÔNG DÂN 9

Thứ bảy - 24/04/2021 03:27
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH DỰ THI CẤP TỈNH VÒNG 2
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – (Thời gian làm bài 150 phút)
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 1. (4 điểm)Tình huống:
Vì nghi ngờ một nhà máy đóng trên địa bàn xã mình xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường nên ông N đã làm đơn tố cáo lên cơ quan công an.
  1. Hành vi của ông có đúng theo Luật khiếu nại, tố cáo không? Vì sao?
  2. Để thực hiện quyền khiếu nại tố cáo có hiệu quả, đúng pháp luật, công dân cần tuân thủ yêu cầu gì?
Câu 2.(5,5 điểm)
         “... Do công việc, học hành bận rộn, quan hệ gia đình ngày càng lỏng lẻo hơn. Bữa cơm chung thiếu vắng những thành viên, người lớn tuổi cảm thấy cô đơn, trẻ nhỏ dán mắt vào màn hình, giao tiếp ảo nhiều hơn. ..
Tuy nhiên, dù gia đình truyền thống hay hiện đại, dù có những biến đổi nhất định nhưng sự đùm bọc yêu thương chăm sóc lẫn nhau vẫn là vĩnh cửu, vẫn là những giá trị truyền thống tốt đẹp có sức sống lâu bền...là hành trang quý giá cho các thế hệ con người Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy”.
       (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 17 tháng 12 năm 2020)
 Suy nghĩ, hành động của em từ thực trạng và quan điểm trên.
Câu 3. (4,5 điểm)Tình huống:
        Bàn về việc hợp tác của học sinh trong học tập, D cho rằng: học tập là việc của từng cá nhân,không nên trao đổi cặp, nhóm mà mỗi người phải tự cố gắng suy nghĩ độc lập, tự lực làm bài mới đem lại hiệu quả.
        B kiên quyết: phải tự học cho tốt, có vấn đề gì khó mới trao đổi, hợp tác với bạn.
  1. Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm bạn nào? Vì sao?
  2. Để vic hp tác vi bn bè, mọi người có hiệu quả em đã và sẽ làm gì?
Câu 4. (3,0 điểm)
Nêu một số khó khăn, thử thách, cám dỗ mà em đã từng gặp trong cuộc sống? Trình bày phương án giải quyết  một trong số vấn đề em đã liệt kê.
Câu 5.( 3,0 điểm)
Có người cho rằng: “Người càng năng động, sáng tạo càng vất vả”
            Hãy bày tỏ quan điểm của em về ý kiến trên?








HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH DỰ THI CẤP TỈNH VÒNG 2  - NĂM HỌC 2020-2021
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – (Thời gian làm bài 150 phút)
 
Câu Nội dung Điểm
1 Tình huống:
Vì  nghi ngờ một nhà máy đóng trên địa bàn xã mình xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường nên ông N đã làm đơn tố cáo lên cơ quan công an.
   a.Hành vi của ông có đúng theo Luật khiếu nại , tố cáo không? Vì sao?
  b.Để thc hin quyn khiếu ni, tố cáo có hiệu quả, đúng pháp luật, công dân cần tuân thủ yêu cầu gì?
 
4,0
  a.Hành vi ông N không đúng. Vì:
- Theo quy định của PL, muốn tố cáo cần bằng chứng nhưng ông N mới chỉ nghi ngờ, tức là chưa chắc chắn.
 
0,5

0,5
  b.Công dân cần:
- Nâng cao nhận thức, suy nghĩ, tìm hiểu vấn đề một cách chắc chắn, cẩn thận.
- Có hiểu biết và phân biệt được rõ khi nào cần khiếu nại, khi nào cần tố cáo.
- Cần trung thực, khách quan khi KN, TC.
- Không vu khống, vu cáo .
- Không lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để làm điều trái PL.
- Không trả thù người khiếu nại, tố cáo.
 


0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2  “... Do công việc, học hành bận rộn, quan hệ gia đình ngày càng lỏng lẻo hơn. Bữa cơm chung thiếu vắng những thành viên, người lớn tuổi cảm thấy cô đơn, trẻ nhỏ dán mắt vào màn hình, giao tiếp ảo nhiều hơn...
Tuy nhiên, dù gia đình truyền thống hay hiện đại, dù có những biến đổi nhất định nhưng sự đùm bọc yêu thương chăm sóc lẫn nhau vẫn là vĩnh cửu, vẫn là những giá trị truyền thống tốt đẹp có sức sống lâu bền...là hành trang quý giá cho các thế hệ con người Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy”.
( Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 17 tháng 12 năm 2020)
 Suy nghĩ, hành động của em từ thực trạng và quan điểm trên.
 
5,5
  *Suy nghĩ:
-Một bộ phận nhỏ các gia đình do áp lực cuộc sống, sự phát triển của xã hội... làm con người bận rộn với công việc cá nhân, ít có thời gian quan tâm, chăm sóc nhau.
VD: không ăn cơm cùng nhau, thường xuyên vắng nhà, có lối sống tách biệt...
->hậu quả:
+ Thiếu sự gắn kết, hiểu biết về nhau làm mất dần tình thương, sự đồng cảm, chia sẻ.
+ Dễ xảy ra mâu thẫu, xung đột làm gia đình không hạnh phúc, gia tăng tỷ lệ ly hôn hay bạo lực gia đình.
+ Tạo nên một môi trường không tin cậy, không an toàn cho các thành viên, ảnh hưởng nhân cách, sức khỏe, lối sống, công việc học tập...
+ Làm xã hội kém phát triển...
 



0,25

0,25


0,25

0,25
0,25

0,25
 
  -Trong thực tế, tình cảm, giá trị gia đình luôn luôn bền vững. Đa số các gia đình biết thích nghi với thời đại. Kết hợp hài hòa giữa công việc, học tập, các mối quan hệ xã hội với gia đình.
VD: Sống chung với ông bà, chăm lo sức khỏe, học tập, bữa ăn, biết nhường nhịn, chia sẻ, đi du lịch cùng nhau...
->kết quả:
+ Mọi người gắn kết, yêu thương, có sự đồng cảm, sẻ chia.
+ Gia đình ít mâu thuẫn, sống hòa thuận, hạnh phúc
+ Là môi trường tốt hình thành nhân cách, động lực cho các thành viên vươn lên học tập, lđ, công tác tốt.
+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển của XH...


0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
 
  *Hành động:
- Đề nghị nhà nước, xã hội:
+ Tuyên truyền, tôn vinh truyền thống gia đình, lên án, phê phán, có những hình thức xử lý các hành vi làm tổn hại gia đình...
-Mong muốn, đề nghị bố mẹ, ông bà:
+ Dành thời gian quan tâm, lắng nghe, chia sẻ cùng con cái, có lối sống chuẩn mực để con cái noi theo, tự hào...
-Bn thân:
- Nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức.
- Biết quan tâm, yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ , người thân.
- Hỗ trợ, giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức.
- Biết tìm cách xoa dịu, kết nối các thành viên khi có mâu thuẫn xảy ra.
- Không đồng tình, lên án với việc làm trái đạo đức, PL. Tư vấn cho người thân những điều đúng đắn, khéo léo ngăn chặn khi họ làm việc xấu.
- Không oán than, vô lễ với người thân  hay tự ti  về hoàn cảnh gia đình-> nỗ lực vươn lên và tự hào...

0,5




0,5

0,25
0,25
0,25
0,25


0,25

0,25
 
  HS viết theo ý khác nhưng đảm bảo được góc nhìn về thực trạng/ kết quả, hậu quả/ hành động vẫn cho điểm tối đa.


 
 
3 Tình huống:
        Bàn về việc hợp tác của học sinh trong học tập, D cho rằng: học tập là việc của từng cá nhân, không nên trao đổi cặp, nhóm mà mỗi người phải tự cố gắng suy nghĩ độc lập, tự lực làm bài mới đem lại hiệu quả.
        B kiên quyết: phải tự học cho tốt, có vấn đề gì khó mới trao đổi, hợp tác với bạn.
  a.Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm bạn nào? Vì sao?
  b.Để vic hp tác vi bn bè, mọi người có hiệu quả em đã và sẽ  làm gì?
4,5
  a.
* Em đồng ý  bạn B vì:
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau vì mục đích chung.
- Chỉ khi nào người ta tự học, tự làm, tự suy nghĩ ở những vấn đề đơn giản thì mới có được vốn kiến thức để làm nền tảng, chìa khóa  cùng góp với mọi người hợp tác trong công việc, học tập ở những vấn đề khó
-> cơ hội thành công cao.
 

0,5

0,25



0,25
  *Không đồng ý bạn D vì:
- Trong công việc cũng như học tập sẽ có những khó khăn  mà mỗi cá nhân không thể tự giải quyết mà yêu cầu mọi người hợp tác giải quyết để cùng nhau hiểu biết.
- Học tập là của cá nhân nhưng cần biết vận dụng trí tuệ tập thể để nâng cao hiểu biết cho mình.
 
0,5


0,25

0,25
  b.Để hợp tác  có hiệu quả:
- Nỗ lực tự trau dồi kiến thức, kỹ năng, sức khỏe.
- Có nhu cầu học hỏi, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
- Biết tôn trọng, lắng nghe người khác trong quá trình hợp tác.
- Không ganh ghét, đố kỵ, làm hại nhau.
- Bình đẳng và vì mục tiêu chung.
 

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4         Nêu một số khó khăn, thử thách, cám dỗ mà em đã từng gặp trong cuộc sống? Trình bày phương án giải quyết  một trong số vấn đề em đã liệt kê.
 
3,0
  *Mt s khó khăn, cám dỗ trong học tập, cuộc sống như: áp lực học tập, hoàn cảnh gia đình, khó hòa nhập với các bạn, học kém một số môn, nghiện mạng xã hội...
 
0,5
  *Giải quyết:  Đảm bảo hợp lý với định hướng sau:
- Tự chủ, bình tĩnh, không buông xuôi...
- Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề từ đó đưa ra biện pháp như:
+ Với cám dỗ: đấu tranh với bản thân, kiềm chế, xác định mục tiêu đúng dắn để phấn đấu...
+ Với khó khăn: nỗ lực vượt qua, phân tích, giải thích...
-Khi bn thân không t gii quyết được thì nh s h tr, tư vấn  của người thân, bạn bè, thầy cô...

0,5
1,5




0,5
5 Có người cho rằng: “Người càng năng động, sáng tạo càng vất vả”
            Hãy bày tỏ quan điểm của em về ý kiến trên?
3,0
  *Em không đồng tình. Vì:
- Năng động: chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo: say mê nghiên cứu tìm tòi…
- NĐ, ST giúp con người :
+ vượt qua khó khăn của hoàn cảnh.
+ rút ngắn tg, tiết kiệm công sức.
+ đạt kết quả cao trong học tập và lao động.
+ làm nên những kì tích vẻ vang, được khẳng định, tôn vinh.
+ rèn luyện kỹ năng.
-+góp phần xây dựng gia đình và xã hội.
=> cho nên NĐ, ST chỉ giúp giải phóng sức lao động cho con người chứ không làm con người vất vả.
- 1 vài VD chứng minh.
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,5
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay5,335
  • Tháng hiện tại121,340
  • Tổng lượt truy cập8,040,768
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây