ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN GIIAOS DỤC CÔNG DÂN

Thứ bảy - 24/04/2021 03:31
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9
Năm học 2020-2021
tải xuống (3)
tải xuống (3)

Câu 1. (4 điểm) “… Anh là một người không bao giờ lợi dụng chức quyền để đặt con cái mình vào những chiếc ghế cao trong bộ máy quyền lực hay kinh tế. Đã có nhiều gợi ý muốn đưa con anh giữ chức vụ này, cương vị kia. Nhưng anh bảo: “Để các cháu tự vận động bằng đôi chân của mình, nếu cứ nâng đỡ rồi kéo chúng lên theo phương châm nhất hậu duệ thì sẽ hỏng cả người lẫn việc”...”
(Trích “Mấy chuyện nhỏ về một chính khách lớn”, Nguyễn Trung Trực)
Đoạn trích trên kể về một trong những phẩm chất đạo đức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Em hãy cho biết đó là phẩm chất đạo đức gì đã học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9? Bằng hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu về phẩm chất đó?
Câu 2. (6 điểm) Khi học bài: “Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân” ở lớp 9X của một trường THCS đã nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau:
- Bạn A cho rằng: Trẻ em còn nhỏ tuổi nên chưa phải tham gia lao động.
- Còn bạn B lại cho rằng: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ai cũng cần phải tham gia lao động. Hỏi:
a) Theo em, quan điểm của bạn nào đúng trong hai quan điểm trên? Vì sao?
b) Để trở thành người lao động tốt, người công dân có ích cho xã hội theo em học sinh cần rèn luyện những gì?
c) Vì sao nói: Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại?
Câu 3. (3 điểm) Tình huống:
N là học sinh lớp 8, một lần mải đùa nghịch nên làm vỡ cửa kính của lớp. Nhà trường yêu cầu bố mẹ bạn đến để giải quyết sự việc và yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, hai người không đồng ý vì cho rằng đó chỉ là sự vô ý của trẻ con và họ không làm gì nên không phải chịu trách nhiệm.
a) Nhận xét về quan điểm của bố mẹ N?
b) Giả sử là bạn của N, chứng kiến việc đó em sẽ làm gì để đúng với yêu cầu kỉ luật và pháp luật?
Câu 4. (3 điểm) Điều 17, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực từ ngày 11/01/2021, quy định:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỉ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa để sử dụng.”
Sau khi đọc xong thông tin trên, bạn N cho rằng: theo quy định trên, bất kì ai cũng được sử dụng pháo thoải mái mà không bị vi phạm pháp luật.
Bạn T băn khoăn không biết N nói như vậy có đúng không?
a) Em hãy giúp T giải quyết băn khoăn trên?
b) Khi thấy có người buôn bán, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ, chất độc hại trái phép em cần phải làm gì?
Câu 5. (4 điểm) “Biến cố dịch bệnh Covid-19 đã trở thành vấn nạn toàn cầu, khắp thế giới đang trải qua những giờ phút mà sự sinh tử chỉ còn là rủi may … Và trong bối cảnh đó, Covid-19 lại mang đến cho chúng ta những bài học giá trị. Cuộc sống thật kỳ lạ nhiệm mầu, trong nguy có cơ, trong khổ đau luôn nhú mầm hạnh phúc. Mong những ngày buộc phải sống chậm, cho chúng ta nhiều giá trị sâu xa, những bài học đáng giá mà chỉ có trong biến cố ta mới có cơ hội nhận ra” đó là tình cảm gia đình, tình người trong đại dịch.

(Trích: “Sống chậm thời Covid”, Tạp chí Sức Khỏe)

Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình, tình người mà Sống chậm thời Covid mang lại?

--- Hết ---
(Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:.................................................................. Số báo danh:……………..


 


UBND THỊ XÃ HOÀNG MAI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9
Năm học 2020-2021

(Đáp án gồm 04 trang)

Môn: Giáo dục công dân
 
 
Câu Nội dung Điểm
1  “… Anh là một người không bao giờ lợi dụng chức quyền để đặt con cái mình vào những chiếc ghế cao trong bộ máy quyền lực hay kinh tế. Đã có nhiều gợi ý muốn đưa con anh giữ chức vụ này, cương vị kia. Nhưng anh bảo: “Để các cháu tự vận động bằng đôi chân của mình, nếu cứ nâng đỡ rồi kéo chúng lên theo phương châm nhất hậu duệ thì sẽ hỏng cả người lẫn việc”...”(Trích “Mấy chuyện nhỏ về một chính khách lớn”, Nguyễn Trung Trực)
Đoạn trích trên kể về một trong những phẩm chất đạo đức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Em hãy cho biết đó là phẩm chất đạo đức gì đã học trong chương trình Giáo dục công dân 9? Bằng hiểu biết của mình em hãy giới thiệu về phẩm chất đó?
4,0
- Khẳng định phẩm chất Chí công vô tư.
- Khái niệm chí công vô tư
- Biểu hiện của chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày…
- Ý nghĩa của chí công vô tư
- Tấm gương về chí công vô tư: Bác Hồ, Bác Nguyễn Phú trọng,…
- Phê phán biểu hiện thiếu chí công vô tư: tham ô, tham nhũng, đề bạt con ông cháu cha, ích kỉ cá nhân, vụ lợi …
- Rèn luyện và liên hệ bản thân
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
2 Khi học bài: “Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân” ở lớp 9X của một trường THCS đã nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau:
- Bạn A cho rằng: Trẻ em còn nhỏ tuổi nên chưa phải tham gia lao động.
- Còn bạn B lại cho rằng: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ai cũng cần phải tham gia lao động. Hỏi:
a) Theo em, quan điểm của bạn nào đúng trong hai quan điểm trên? Vì sao?
b) Để trở thành người lao động tốt, người công dân có ích cho xã hội theo em học sinh cần rèn luyện những gì?
c) Vì sao nói: Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại?
6,0









 
a) Quan điểm của B là đúng, vì:
- Theo quy định của pháp luật “lao động là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân”. Trẻ em là công dân nên có quyền và nghĩa vụ lao động.
- Tùy vào độ tuổi, sức khỏe mà trẻ em có thể làm những công việc vừa sức mình như: làm việc vặt giúp đỡ gia đình, tham gia vệ sinh, trồng cây,…ở trường lớp và các hoạt động xã hội khác để đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào những công việc có ích,…
b) Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, em cần:
- Học tập chăm chỉ để tích lũy tri thức,…
- Tu dưỡng đạo đức: cần cù, chịu khó, trung thực, tự trọng, tôn trọng kỉ luật…
- Rèn luyện sức khỏe…
- Tích cực tham gia các công việc trong gia đình, nhà trường và hoạt động chính trị, xã hội vừa sức,…
c) Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong thời đại mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì:
- Giúp con người vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian hoàn thành mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.
- Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên kì tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
- Xã hội hiện đại là thời đại mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa hiện đại hóa:
+ Thời cơ: mở rộng thị trường, học hỏi được nhiều thành tựu tiên tiến của các nước,..
+ Nguy cơ: làm tăng sức ép, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, cần có người lao động năng động, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu đưa đất nước phát triển đi lên...nếu không năng động, sáng tạo sẽ bị tụt hậu.


1,0

1,0



0,5
0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

0,5

0,25


  0,25
3 Tình huống:
          N là học sinh lớp 8, một lần mải đùa nghịch nên làm vỡ cửa kính của lớp. Nhà trường yêu cầu bố mẹ bạn đến để giải quyết sự việc và yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên hai người không đồng ý vì cho rằng đó chỉ là sự vô ý của trẻ con và họ không làm gì nên không phải chịu trách nhiệm.
a) Nhận xét về quan điểm của bố mẹ N?
b) Giả sử là bạn của N, chứng kiến việc đó em sẽ làm gì để đúng với yêu cầu kỉ luật và pháp luật?
3,0
a) Nhận xét:
- Quan điểm bố mẹ N là sai. Vì:
+ Bố mẹ N chưa hiểu hết vai trò của mình trong việc nuôi dạy con cái.
+ Theo quy định của PL, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đại diện cho con chưa thành niên…
+ Trong trường hợp này, N chưa đủ 18 T nên khi bạn có những việc làm sai mà không tự mình giải quyết được thì bố mẹ phải thay mặt để giải quyết...
b) Em sẽ:
  • Khuyên N xin lỗi nhà trường và bố mẹ.
  • Nói với N phân tích hoặc trực tiếp giúp bố mẹ N:
+ Hiểu rõ trách nhiệm của mình và khắc phục hậu quả.
     + Hiểu được nếu không thay mặt con sửa lỗi thì: vi phạm kỉ luật nhà trường, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái…

0,25
0,5

0,5

0,5



0,25
1,0
4             Điều 17, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 quy định:

   “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỉ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa để sử dụng.”
Sau khi đọc xong thông tin trên, bạn K cho rằng: theo quy định trên, bất kì ai cũng được sử dụng pháo thoải mái mà không bị vi phạm pháp luật.
Bạn T băn khoăn không biết K nói như vậy có đúng không?
a) Em hãy giúp T giải quyết băn khoăn trên?
b) Khi thấy có người buôn bán, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ, chất độc hại trái phép em cần phải làm gì?
3,0
a) Bạn K nói như vậy là sai, vì:
Theo quy định của pháp luật không phải ai cũng được sử dụng pháo mà phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Loại pháo nói đến ở đây là pháo hoa chứ không phải pháo nói chung.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa.
- Sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỉ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa để sử dụng.
b) Khi thấy có người buôn bán, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ, chất độc hại trái phép em cần:
- Giữ thái độ bình tĩnh
- Tìm cách báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết để xử lí theo quy định của pháp luật…
 
0,25
0,5

0,5
0,25

0,25


0,25




0,5
0,5
 
5 “Biến cố dịch bệnh Covid đã trở thành vấn nạn toàn cầu, khắp thế giới đang trải qua những giờ phút mà sự sinh tử chỉ còn là rủi may … Và trong bối cảnh đó, Covid lại mang đến cho chúng ta những bài học giá trị. Cuộc sống thật kỳ lạ nhiệm mầu, trong nguy có cơ, trong khổ đau luôn nhú mầm hạnh phúc. Mong những ngày buộc phải sống chậm, cho chúng ta nhiều giá trị sâu xa, những bài học đáng giá mà chỉ có trong biến cố ta mới có cơ hội nhận ra đó là tình cảm gia đình, tình người trong đại dịch …”

(Trích: “ Sống chậm thời Covid” ThS Nguyễn Thị Tâm, Tạp chí Sức Khỏe)

Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình, tình người mà sống chậm thời Covid mang lại?
4,0
- Khẳng định:
+ Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều hậu quả, tổn thất nặng nề,…
+ Trong bối cảnh đó, Covid lại mang đến cho chúng ta những bài học giá trị mà cuộc sống bận rộn thường ngày khiến ta lãng quên hay không nhận ra: tình cảm gia đình, tình người trong đại dịch,…
- Nêu được: “ Sống chậm thời Covid” chính là thời kì giãn cách xã hội, giai đoạn mọi người tạm ngưng mọi công việc và lối sống xô bồ hàng ngày, ở trong nhà và hạn chế ra tiếp xúc, ra ngoài ở mức tối thiểu để phòng ngừa dịch bệnh.
- Cuộc sống thường ngày với biết bao bộn bề, lo toan; nhịp sống hối hả, hiện đại kéo theo lối sống gấp gáp, vội vã,… khiến con người ta coi nhẹ, lãng quên những giá trị quan trọng, thiêng liêng của cuộc sống mỗi con người đó là tình cảm gia đình, tình người,…
- Phân tích: + Tình cảm gia đình: những bữa cơm gia đình quý giá đầy đủ thành viên;bố mẹ có thời gian dạy bảo, chia sẻ, vui đùa cùng con cái; …gia đình được sum vầy và gắn kết hơn bao giờ hết.
+ Tình người trong đại dịch: không chỉ lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình mà còn vì sức khỏe cộng đồng, mọi người cùng có ý thức phòng ngừa sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh cho toàn xã hội; cây gạo ATM ra đời, khẩu trang phát miễn phí, quyên góp ủng hộ khu cách li,…những việc làm đầy nhân văn, ấm áp…
- Rút ra bài học cho bản thân: thương yêu, quý trọng gia đình; sống chan hòa, nhân ái với mọi ngươi xung quanh,…

0,5
0,5


1,0



0,5



0,5


0,5




0,5

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay4,057
  • Tháng hiện tại93,894
  • Tổng lượt truy cập6,789,981
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây