THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 MÔN GDCD

Thứ bảy - 24/04/2021 03:41
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2020-2021
tải xuống (3)
tải xuống (3)

Câu 1. (4,5 điểm)
Khi ông thôn trưởng đến thông báo “  Tối nay sẽ có cuộc họp   thôn  để bàn về công tác phòng chống tệ nạn xã hội  “. Ông A cho rằng bản thân ông và thành viên trong gia đình không có ai tham gia tệ nạn xã hội nên không phải có trách nhiệm tham gia.
A, Em có tán với ý kiến của ông A không ? Vì sao ?
B, Trình bày hiểu biết của em về phòng chống tệ nạn xã hội ?
Câu 2. (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Pháp luật và kỉ luật là những phương tiện để quản lý con người, nó chỉ có lợi cho xã hội, chứ không mang lại lợi ích gì cho con người; trái lại, nó làm cho con người bị gò bó, mất tự do, hạn chế sự phát triển.
Em có tán thành với ý kiến trên không? Vì sao?
Câu 3. (5,0 điểm)
“…Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực …; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình;…”  Thông tin trên được đề cập ở bài học nào trong chương trình GDCD 9? Hãy trình bày nội dung cơ bản của bài học đó.
Câu 4.( 3.5 điểm)
 Hãy chứng minh : Tự chủ là một đức tính quý giá của con người.
Câu 5. (4,0 điểm)
 Ở Palextin có hai biển hồ cùng lấy nước từ một nguồn là sông Giócđan. Nhưng các em biết không, ở biển hồ thứ nhất, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, không có một sinh vật nào sống sót được, nó được gọi với cái tên là biển hồ chết, sở dĩ như vậy là vì nó nhận nước rồi giữ lấy cho riêng mình chẳng trao đổi cho sông hồ nào cả. Còn biển hồ thứ hai có tên gọi là biển hồ Galile nước trong xanh, cá tôm đầy ắp, sinh vật xanh tươi. Bởi vì nó nhận nước rồi lại chia đều cho nhiều hồ và sông khác. Một sự khác nhau thật là thú vị phải không các em? (https://www.dkn.tv).
Từ câu chuyện trên gợi cho em nhớ tới thông điệp gì? Suy nghĩ của em về thông điệp đó.
--- Hết ---
(Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:................................................. Số báo danh:……………..





 


 
HƯỚNG DẪN CHẤM  
Lớp 9, năm học 2020 – 2021 

 

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 
Câu Nội dung Điểm
Câu 1

(4.5 )
a.
- không tán thành.
- Vì : Không chỉ có những người tham gia tệ nạn xã hội mà những người không tham gia cũng phải họp để đề ra các biện pháp khắc phục phòng chống tệ nạn xã hội.
b.
-Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đồi sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.
- Tác hại của tệ nạn xã hội là: ảnh hưởng đến sức khỏe , tinh thần và đạo đức của con người, làm tan vở hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái nòi giống, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/ AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
- Pháp luật quy định:
+ Cấm đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
+ Nghiêm cấm sản xuất, tang trữ, vận chuyển , mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.
+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm; dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dung chất kích thích….
- Liên hệ bản thân: Sống lành mạnh, giản dị; Có hiểu biết pháp luật;Tuyên truyền, vận động mọi người tránh xa tệ nạn xã hội…

0.5


0.5


0.5




0,5





1.0

0,25


0,25


0,25

0,25


0,5
Câu 2
(3,0 điểm)
- Không tán thành với ý kiến trên
Vì:
- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế
- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội ( nhà trường, cơ quan, công ty, cơ sở sản xuất…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc…
- Pháp luật và kỉ luật bảo đảm cho xã hội trật tự kỉ cương, quyền lợi của mọi người được bảo đảm, không ai được vi phạm quyền của người khác, do đó không những tạo điều kiện cho mọi người và xã hội phát triển, mà còn tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển
- Pháp luật và K luật không m cho con người gò bó, mất tự do vì: nếu mỗi cá nhân tự nguyện, tự giác tuân thủ pháp luật và kỉ luật thì sẽ cảm thấy thoải mái; sống làm việc, học tập trong những điều kiện ổn định, bình an, không bị ai xâm phạm, tước bỏ quyền của mình
- Ví dụ:
- Liên hệ bản thân trong việc thực hiện kỉ luật lớp học, trường học…
0,5

0,25


0,25



0,5




0,5


0,5
0,5
Câu 3
( 5.0 )
  • Bài Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
0,5
 
  • Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. VD: Quan hệ Việt _ Lào, VN- Cu Ba…
0,5
 
  • Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triễn về nhiều mặt : kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật…
  • Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
0,5


0.5
.
  • Chính sách của Đảng và nhà nước:
 
  + Đảng và nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.Làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta ;
+ Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
0.5



0.5
_ Trách nhiệm của công dân: Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chị, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hang ngày..
 
  • Liên hệ bản thân:
1.0


 
                     1.0
   
     
Câu 4
(  3.5 )
- Tự chủ là làm chủ bản thân.Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tình, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. 1.0
  - Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khan và những thử thách, cám dỗ 1,0



 
. Lấy VD chứng minh 1.0
 
  •  Liên hệ bản thân
0,5
Câu 5
(4.0 )
- Câu chuyện trên muốn nhắc tới thông điệp “cho đi và nhận lại” 0,5
  - Cho đi là sự giúp đỡ, chia sẽ với người khác về vật chất hoặc tinh thần, hoặc trao cho người khác niềm yêu thương, sự đồng cảm… 0,5
  - Nhận lại là nhận được từ người khác lời cảm ơn, việc làm đền ơn đáp nghĩa hay khi làm được việc tốt cảm thấy vui vẻ, thanh thản…
- Biểu hiện của cho đi và nhận lại: sẵn sàng giúp đỡ người khác, thông cảm, đồng cảm, mong muốn đem lại niềm vui cho người khác…
- Ý nghĩa: giúp chúng ta sống thanh thản, vui vẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, nhận được sự tin yêu kính trọng của mọi người, là cơ sở để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp, lành mạnh…
- Bên cạnh đó chúng ta cần lên án, phê phán những biểu hiện của lối sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm của một số người trong xã hội hiện nay…
- Để luôn biết cho đi và nhận lại chúng ta tích cự học tập, rèn luyện đạo đức tu dưỡng lối sống, kêu gọi mọi người cho đi để nhận lại thật nhiều bởi cho đi cũng chính là đã nhận lại. Đồng thời lên án, phê phán những biểu hiện sống vô cảm,ích kỉ..
0.5

0.5

0.5



0.5

0.5
  Liên hệ trách nhiệm bản thân: 0.5

Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,479
  • Tổng lượt truy cập8,430,257
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây