BÀI TẬP VỀ PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH

Chủ nhật - 27/09/2020 09:44
1.Kiến thức cơ bản :
a)Các giai đoạn phất triển của tế bào sinh dục
-Giai đoạn 1:
+Vị trí: Xáy ra tại vùng sinh sản của ống sinh dục
+Nội dung: Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần
tải xuống (3)
tải xuống (3)
+Kết quả:  1TBSDSK (2n)           2x TBSDSK  (2n)
-Giai đoạn 2:
+Vị trí: Xáy ra tại vùng  sinh trưởng của ống sinh dục
+Nội dung: Tế bào sinh dục sơ khai tích lũy chất dinh dưỡng để lớn lên
+Kết quả:  2x TBSDSK (2n)            2x TBSDSK chín (2n)
-Giai đoạn 3:
+ Vị trí: Xáy ra tại vùng chin của ống sinh dục
+ Nội dung: Tế bào sinh dục chín giảm phân


+ Kết quả:  2x  TBSDSK chín (2n)            4 . 2x Giao tử đực (n) hoặc 2x giao tử cái  (1n)
 và 3. 2x thể định hướng (1n)    
b)Sự thụ tinh:
Là quá trình kết hợp 1 giao tử đực (1n) với một giao tử cái (1n)  để cho một hợp tử (2n)
c)Các công thức cơ bản:
-Số lần NST tự nhân đôi: X +1 ( X là số lần nguyên phân của 1 TBSDSK ở vùng sinh sản,1 là số lần NST nhân đôi trong giảm phân)
Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp: 2n.(2x+1 -1)
( X là số lần nguyên phân của 1 TBSDSK ở vùng sinh sản)
Hiệu suất thụ tinh của giao tử :
Số giao tử được thụ tinh     X 100%

Dạng 1: Xác định số kiểu tổ hợp giao tử - tỷ lệ mỗi kiểu tổ hợp giao tử

            Bài 1: Ở lợn bộ NST 2n = 38 Nếu không xảy ra trao đổi chéo thì hãy xác định:
            a)Số kiểu tổ hợp giao tử khác nhau về nguồn gốc NST?
            b)Tỷ lệ mỗi kiểu giao tử khác nhau về nguồn gốc NST
            c)Tỷ lệ giao tử chứa
-1 NST có nguồn gốc từ bố và 18 NST có nguồn gốc từ mẹ.
-2 NST có nguồn gốc từ bố và 17 NST có nguồn gốc từ mẹ
d)Số kiểu tổ hợp giao tử và tỷ lệ mỗi kiểu tổ hợp giao tử mang:
-1 NST có nguồn gốc từ ông nội và 18 NST có nguồn gốc từ bà nội
-2 NST có nguồn gốc từ ông nội và 17 NST có nguồn gốc từ bà nội
            Bài 2: Một các thể của một loài sinh vật khi giảm phân tạo giao tử . Trong số giao tử được sinh ra người ta nhận thấy số loại giao tử  mang 2 NST có nguồn gốc từ mẹ là 6. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không xảy ra trao đổi chéo.
            a)Xác định bộ NST 2n của loài và tên loài.
            b)Tính tỷ lệ loại giao tử nói trên?
            c)Số kiểu các thể con và tỷ lệ mỗi kiểu các thể con sau:
- Chứa 2 NST có nguồn gốc từ bà ngoại.
- Chứa 3 NST có nguồn gốc từ ông nội và 2 NST có nguồn gốc từ bà ngoại.
Cho rằng tỉ lệ thụ tinh của giao tử đực và caisddeefu là 100% . Toàn bộ các hợp tử đều phát triển thành cá thể con.
Dạng 2: Xác định số lượng giao tử - tỷ lệ thụ tinh của giao tử, số  hợp  tử hình thành.
            Bài 1: Ở 1 loài động vật có một  tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân một số đợt bằng nhau. Toàn bộ các tế bào con được tạo ra đều bước vào vùng chín giảm phân cho 320 giao tử đực và cái. Số NST đơn trong các tinh trùng nhiều hơn trong các tế bào trứng  là 3648. Tổng số NST đơn có nguồn gốc từ bố trong các hợp tử được tạo thành bởi các tinh trùng và trứng nói trên là 152.
            a)Xác định số tinh trùng và số tế bào trứng được tạo ra?
            b)Số hợp tử được hình thành?
            c)Hiệu suất thụ tinh trùng và của tế bào trứng?
            d)Số NST đơn bị hao phí trong quá trình thụ tinh nói trên?
            Bài 2: Ở một loài động vật , Cá thể đực thuộc loại đồng gao tử , cá thể cái thuộc loại dị giao tử. Quá trình thụ tinh  tạo ra một số hợp tử với tổng số NST đơn là 2496. Trong đó 1/13 là NST giới tính với số NST X gấp 3 lần số NST Y.           
            a)Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử nói trên. Biết rằng tỷ lệ phát triển thừ hợp tử thành cá thể đực là 50% , từ hợp tử thành cá thể cái là 25%.
            b)Để có đủ số giao tử thỏa mãn quá trình thụ tinh tạo ra số hợp tử nói trên, môi trường tế bào phải cung cấp 31200 NST đơn cho quá trình giảm phân tạo tinh trùng và 19968 NST đơn cho quá trình giảm phân tạo ra tế bào trứng. Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và của trứng ?
            c) Tính số NST giới tính bị hao phí trong quá trình hình thành nhóm cá yheer nói trên?
Dạng 3 : Xác định số tế bào sinh dục ban đầu – Số NST môi trường cung cấp- Giới tính của cơ thể
Bài 1: Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp 240 NST đơn. Số NST đơn có trong một giao tử được tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. Tổng số giao tử được tạo ra bằng 1/2048 tổng số kiểu tổ hợp giao tử có thể được hình thành của loài
            a)Xác định bộ NST lưỡng bội 2n của loài?
            b)Số NST đơn môi trường tế bào phải cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển  của tế bào sinh dục đã cho là bao nhiêu?
            c) Cá thể chứa tế bào nói trên thuộc giới tính gì? Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái diễn ra bình thường, không có sự trao đổi chéo NST.
            Bài 2: Một nhóm tế bào sinh dục sơ khai đực chứa 360 NST đơn phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân mọt số lần bằng số NST đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con được tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân cho các tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của các tinh trùng là 12,5% . Số hợp tử được tạo ra có tổng số NST đơn là 2880. Quá trình giảm phân cá thể cái tạo ra số tế bào trứng tham gia quá trình thụ tinh để tạo ra số hợp tử trên môi trương nội bào phải cung cấp 5760 NST đơn.
            a)Xác định bộ NST 2n của loài?
            b)Xác định só tế bào sinh dục sơ khai đực ban đầu và số tế bào sinh tinh
            c)Hiệu suất thụ tinh của tế bào tinh trùng
            d)Có bao nhiêu tế bào sinh dục sơ khai ban đầu đủ để tạo ra số tế bào trứng  cung cấp cho quá trình thụ tinh?
Biết các tế bào sinh dục sơ khai cái ban đầu có số lần nguyên phân bằng nhau.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay12,531
  • Tháng hiện tại148,937
  • Tổng lượt truy cập8,252,142
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây