Bài 1: Cho mạch điện như Hình 1.1, biết R1=R2=R3=R=6 Ω, tính điện trở tương đương đoạn mạch AB.
Bước 0: Đặt tên các nút.
Bài 2: Cho mạch điện như Hình 2.1. Biết R1=R2=R3=R4=R=10 Ω, tính điện trở tương đương đoạn mạch AB.
Giải:
Bước 1: Có 1 trùng dẫn: N≡B.
Bước 2: Dựa theo
Bước 1, vẽ các điểm với N≡B:
Bước 3:
• Gắn R1 giữa A và M:
• Gắn R2 giữa M và B:
• Gắn R3 giữa A và N:
• Gắn R4 giữa M và N:
Vậy cuối cùng mạch mắc [R3 // (R1 nt (R2 // R4))] như Hình 2.2 ⇒RMN=R/2; RAMN=3R/2; RAB=3R/5=6 Ω.
Bài 3: Cho mạch điện như Hình 3.1. Biết R1=R2=R3=R4=R5=R=6 Ω, tính điện trở tương đương đoạn mạch AB.
Giải:
Bước 1: Có 1 trùng dẫn: N≡P.
Bước 2: Dựa theo
Bước 1, vẽ các điểm với N≡P:
Bước 3:
• Gắn R1 giữa A và P:
• Gắn R2 giữa M và B:
• Gắn R3 giữa M và P:
• Gắn R4 giữa M và N:
• Gắn R5 giữa A và N:
Vậy cuối cùng mạch mắc [(R1 // R5) nt (R3 // R4) nt R2] như Hình 3.2 ⇒RAN=R/2; RNM=R/2; RAB=2R=12 Ω.
Bài 4: Cho mạch điện như Hình 4. Biết R1=3 Ω, R2=R3=R4=6 Ω, tính điện trở tương đương đoạn mạch AB khi:
a) khóa K mở;
b) khóa K đóng.
Hướng dẫn
a) {[R1 nt (R3//R4)]//R2}⇒RAB=3Ω.
b) (R2//R3//R4)⇒RAB=2Ω.
Bài 5: Cho mạch điện như Hình 5. Biết R1=3 Ω, R2=4 Ω, R3=R4=R5=R6=6 Ω, tính điện trở tương đương đoạn mạch AB.
Hướng dẫn
{[(R1//R4) nt R2]//R6}⇒RAB=3Ω.