BÀI TẬP VỀ BIẾN DỊ ĐỘT BIẾN GEN

Thứ ba - 17/08/2021 11:33
*Công thức giải bt: Cho biết cấu trúc của gen sau đột biến, xđ dạng đb gen. Gồm 3 t/hợp:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
A. ĐB gen
1. Sau đột biến có:
-Tổng số nu không đổi
-Tổng số lk hidro không đổi
Khi đó dạng đb gồm: Đảo vị trí giữa 2 cặp nu hoặc thay thế cặp nu cùng loại
2.Sau Đb có
-Tổng số nu không đổi
-Tổng số lk hdro thay đổi
Khi đó dạng đb chỉ có thay thế cặp nu khác loại
3.Sau đb có
-Tổng số nu thay đổi
-Tổng số lk hđro thay đổi
-Số lượng từng loại nu thay đổi
Khi đó dạng đb có thể là thêm hoặc mất cặp nu (thuộc 1 bộ 3)
B. ĐB gen liên quan đến cấu trúc protein sau đb(4 t/hợp)
1.Pr đb kém pr bt 1 aa: Dạng đb mất 3 cặp nu . Cấu trúc gen sau đb: Số nu của gen giảm, số lk H của gen giảm so với gen bt.
2.Pr đb kém pr bt 1 aa và có 1 aa mới thay thế
Dạng đb mất 3 cặp nu(thuộc 2 bộ 3 kế tiếp). Cấu trúc gen sau đb: số nu của gen giảm, tổng số lk hidro của gen giảm so với bt.
3. Trường hợp pr đb có số aa nhiều hơn so với bt
Dạng đb thêm cặp nu. Cấu trúc gen sau đb: số nu của gen tăng, số lk H của gen tăng
4 Pr sau đb có số aa không đổi
Dạng đb là thay thế cặp nu cùng loại hay khác loại, đảo vị trí giữa  2 cặp nu(bộ 3 mã hóa cũ và mới cùng quy định 1 aa). Cấu trúc gen sau đb  số nu của gen không đổi, số lk H có thể thay đổi hoặc ko tùy dạng đb.
C. ĐB cấu trúc NST
1. Dạng đb liên quan đến 1 NST
-Nếu có sự đảo đoạn NST thì đoạn bị đảo có chứa hoặc không chứa tâm động. Khi đó số lượng gen trên NST không đổi-> k/thước NST ko đổi, nhóm gen lk không đổi.
+Làm thay đổi trật tự phân bố gen trên NST
+Các gen cách xa nhau trên NST
-Nếu xảy ra sự mất đoạn NST, khi đó các gen nhích lại gần nhau trên 1 NST và số lượng gen trên 1 NST giảm-> kích thước NST thay đổi.
-Nếu xảy ra sự lặp đoạn NST, khi đó số lượng gen trên NST tăng -> kích thước NST thay đổi và các gen cách xa nhau trên NST .
-Nếu xảy ra chuyển đoạn trên cùng 1 NST, thì số lượng gen trên NST không đổi-> kích thước NST không đổi, nhóm gen lk không đổi và các gen cách xa nhau trên NST
2. Dạng ĐB liên quan đến 2 hoặc nhiều NST
+ Nếu xảy ra sự lặp đoạn NST, thì do trao đổi chéo  không đều giữa 2 cromatit của 2 NST tương đồng  nên số lượng gen trên nST tăng lên-> kích thước NST thay đổi.
+ Nếu có sự chuyển đoạn trên 2 NST và chuyển đoạn không tương hỗ thì có thể làm thay đổi vị trí gen trên NST, kích thước NST thay đổi và nhóm gen lk thay đổi.
D. ĐB số lượng NST ở thể dị bội
- Gồm các dạng: Thể 3 nhiễm (2n +1); thể 1 nhiễm (2n-1); thể 4 nhiễm ( 2n+2); thể khuyết nhiễm ( 2n-2)
- Cơ chế phát sinh giao tử dẫn đến đb dị bội thể:
I. Trường hợp xảy ra trên 1 cặp NST thường (Aa), ta có:



Kết quả:
- 1 tb sinh giao tử (2n) -> 3 loại gt là (n), (n+1), (n-1)
-Chú ý: Trong giảm phân NST có thể không phân li ở lần phân bào I hoặc lần phân bào II, hoặc cả 2 lần phân bào.
+ Trường hợp xđ tỉ lệ các loại giao tử của thể dị bội (2n+1) ta dựa trên nguyên tắc : Dạng dị bội (2n+1), giảm phân tạo 2 loại gt là (n+1) và (n) có thể thụ tinh được. Phương pháp xác định nhanh là dùng sơ đồ tam giác. (xem phần đb số lượng).
+ Trường hợp xđ kết quả phân tính của F và tính trội , tính lặn khi biết kiểu gen của P. Cách giải nhanh là xác định tính trội , lặn. Quy ước gen và viết sơ đồ lai. Ghi kq tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F.
3.Trên thực tế các dạng đa bội lẻ (3n) rất khó giảm phân tạo giao tử. Các cơ thể tứ bội (4n) chỉ tạo gt lưỡng bội 2n mới có khả năng sống và thụ tinh.
-Cơ chế phát sinh gt dẫn đến đb đa bội thể:

4. Trường hợp xác định tỉ lệ các loại giao tử của thể đa bội
a.Thể tam bội (3n): Nguyên tắc: Thể tam bội giảm phân tạo 2 loại gt: 2n và n cá khả năng thụ tinh. -> dùng sơ đồ hình tam giác.
VD: Cách viết giao tử:

+ GT (n): 3/6 A: Gt (2n) : 3/6 AA
-Tương tự: Dạng aaa gồm các loại gt: (n): 3/6 a; gt (2n): 3/6 aa
- Nếu là phép lai kẻ khung pennet rồi nhân các loại gt với nhau sẽ được tỉ lệ các loại hợp tử.
b.Thể tứ bội (4n): Nguyên tắc : Thể tứ bội 4n gp tạo gt 2n mới có k/năng sống và thụ tinh-> dùng sơ đồ hình chữ nhật.

Gt gồm: 3/6 Aa : 3/6 aa

GT gồm: 1/6AA: 4/6Aa:1/6aa
-Dạng AAAA: 100% AA (2n)
- Nếu là phép lai kẻ khung pennet rồi nhân các loại gt với nhau sữ được tỉ lệ các loại hợp tử.
II. Cặp NST giới tính
1. Cặp XX (đa số loài, con cái có cặp NST giới tính XX)


Kết quả: 1 tb sinh trứng -> 1 trong 3 loại trứng X(n); XX ( n+1); 0 (n-1)
2.Cặp NST giới tính XY(đa số loài giới đực có cặp NST giới tính XY)



Kết quả giảm phân:
-Nếu NST kép XX không phân li: 1 tb sinh tinh -> 3 loại tinh trùng là; XX (n+1), 0(n-1), Y(n).
-Nếu NST kép YY không phân li: 1 tb sinh tinh -> 3 loại tinh trùng là: YY(n+1); 0(n-1); X(n).
*Cách giải bài toán về đb ;
-T/h biết kiểu gen, kiểu hình của P, biết tính trội lặn, xác định kết quả phân tính của F. Thực hiên theo 3 bước:
B1: Quy ước gen
B2: Xác định kiểu gen của P
B3: Viết sơ đồ lai, ghi kết quả, tỉ lệ kiểu gen, t/l kiểu hình của F
-T/h biết kq phân tích của F, tìm kg, kh của P.
B1: Xđ tính trội, tính lặn. Quy ước gen
B2: XĐ tỉ lệ phân tính của F. Dựa vào kiểu hình lặp của  F1
Viết kiểu gen của kiểu hình này-> kiểu gen P, kiểu hình P.
B3: Viết sơ đồ kiểm chứng.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: 1) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến nhiễm sắc thể  và đột biến gen.
2) Nếu tế bào lưỡng bội bình thường có 2n NST, thì số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu?
a. Thể không       nhiễm                         b. Thể một nhiễm                             c. Thể ba nhiễm
d. Thể ba nhiễm kép                              e. Tứ bội                                            g. Thể một nhiễm kép
Câu 2: Trình bày nguyên nhân và cơ chế tạo ra thể đa bội (có sơ đồ minh họa).
Câu 3: Phân biệt đột biến và thường biến?
Câu 4: Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất?
Câu 5: a) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH
Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu  các gen trên NST; (·): tâm động.
       Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG
            - Xác định dạng đột biến.
            - Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
b) Phân biệt thường biến và đột biến.
Câu 6: Có 4 dòng Ruồi dấm thu thập đ­ợc từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự các gen trên nhiễm sắc thể số 4 ng­ời ta thu đ­ợc kết quả nh­ sau:
            Dòng 1 : A B F E D C G H I K
            Dòng 2 : A B C D E F G H I K
            Dòng 3 : A B F E H G I D C K
            Dòng 4 : A B F E H G C D I K
     a. Nếu dòng 3 là dòng gốc, hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra ba dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó.
     b. Nêu cơ chế hình thành và hậu quả của loại đột biến nói trên.
Câu 7: Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?
Câu 8: Bằng các kiến thức đã học hãy chứng minh con người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các sinh vật khác. Có thể áp dụng hoàn toàn các phương pháp nghiên cứu di truyền, biến dị ở sinh vật vào nghiên cứu di truyền học người được không? Vì sao?
Câu 9: Gen A bị đột biến thành gen a. Em hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau:
  Trường hợp 1: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp
  Trường hợp 2: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với  axit amin thứ 3  trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp
Câu 10: Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó Vì sao quả của cây tam bội thường không có hạt?
Câu 11: Một cơ thể lưỡng bội 2n có 2 cặp gen dị hợp BbCc. Hãy dùng sơ đồ phân bào và nêu những sự kiện quan trọng để chứng minh cho quá trình sau:

Câu 12: Đa bội thể là gì? Cho vd? Trình bày sự hình thành thể tứ bội (4n) do nguyên phân và giảm phân không bình thường .
Câu 13: Biến dị tổ hợp là gì ? Có ý nghĩa gì trong tiến hóa và chọn giống ? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp phong phú hơn nhiều so với các loài sinh sản vô tính ?
Câu 14: Thường biến là gì? Thường biến có vai trò như thế nào đối với cơ thể sinh vật? Choví dụ? Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?
Câu 15: Có các dạng đột biến sau: mất 1 cặp nucleotit, thêm 1 cặp nucleotit, mất đoạn có tâm động, chuyển đoạn không tương hỗ, dị bội 2n + 1, tam bội 3n, đảo đoạn có tâm động.
  1. Những dạng đột biến nào có thể làm tăng số lượng gen trên 1 NST? Giải thích?
  2. Những dạng đột biến nào có thể làm thay đổi hình thái NST? Giải thích?
Câu 16: Nguyên nhân nào làm cho bộ NST đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? Hãy lấy 1 ví dụ minh họa cho trường hợp đó.
Câu 17: Trình bày những đặc điểm của thường biến. Thường biến có ý nghĩa gì trong tiến hóa, chọn giống và đối với sinh vật?
Câu 18: a, ĐB cấu trúc NST là gì? Tính chất và các dạng của ĐB cấu trúc NST? Nguyên nhân , hậu quả, biểu hiện của ĐB cấu trúc NST?
b, Người ta quan sát thấy bộ NST của 2 người, ng thứ nhất có bộ NST 47 chiếc, ng thứ 2 có 45 chiếc. Hãy cho biết tình trạng của 2 người? Giải thích?
Câu 19: Trình bày khái niệm, các dạng và nguyên nhân của đột biến gen. Vì sao đa số đột biến gen gây hại cho bản thân sinh vật?
Câu 20: a. Phân loại các đột biến. Đột biến có vai trò gì?
b. Loại đột biến gen nào không làm thay đổi số lượng, thành phần nuclêôtit của gen? Đột biến như vậy có thể làm thay đổi tính trạng của sinh vật hay không? Tại sao?
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Hôm nay4,746
  • Tháng hiện tại120,751
  • Tổng lượt truy cập8,040,179
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây