NGUYÊN PHÂN-GIẢM PHÂN

Chủ nhật - 27/09/2020 09:30
1.Kiến thức cơ bản.
.Tính đặc trưng của bộ NST
- Đặc trưng về thành phần, số lương và cấu trúc NST.
* Cấu trúc NST
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- Gồm 1 phân tử AND quấn quanh 1 phân tử Prôtêin.
- có 4 kiểu tâm động : tâm cân, tâm lệch, tâm mút và tâm đầu .
- Hình dạng : Hình hạt, hình chữ V, hình que, hình que có móc…
- Kích thước :
+ Đường kính : 0.2 ¦ 2 micromet.
+ Chiều dài : 0.5 ¦ 50 micromet.
- Số lượng: thay đổi từ vài NST ¦ hàng ngàn NST. Số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá cuỷa sinh vật.
* Phân loại : có 2 loại NST là :
- NST giới tính ( sex chromosome) chỉ có 1 cặp ,  khác nhau giữa giới đực và giới cái : XX ¦ cái ; XY ¦ đực .riêng châu chấu, bọ ngựa… thì ngược lại.
- NST thường ( Còn gọi la NST A : AUTOSOME)  : có nhiều cặp ( tuỳ theo loài ), giống nhau giữa giới đực và giới cái.
- NST B (NST bổ sung ).
- Chức năng : NST giới tính mang gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính. NST thường mang gen quy đinh tính trạng thường.
* Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào : có 2 dạng hình thái :
- Duỗi xoắn : dạng sợi ( kì trung gian )
- Đóng xoắn : dạng đặc trưng ( kì giữa ).
* Kì trung gian : chiếm 90 % chu kì tế bào,  gồm 3 pha:
+ Pha G1: NST ở dạng duỗi xoắn, AND sao mã, tổng hợp prôtêin.
+ pha S :  AND nhân đôi dẫn đến NST nhân đôi thành sợi kép dính nhau ở tâm động.
+ Pha G2: NST ko có hoạt động biến đổi hình thái.
* Nguyn phn :


2.Câu hỏi vận dụng:
Câu 1 : Tại sao nói bộ NST của mỗi loài có tính đặc trưng ỗn định ? Cơ chế đảm bảo cho các đặc tính đó ?
TL
  1. Tính đặc trưng bộ NST của mỗi loài thể hiện ở:
  • Số lượng NST : mỗi loài sinh vật có số lượng NST đặc trưng. VD người 2n = 46, ruồi giấm 2n = 8
  • Hình dạng NST : hình dạng bộ NST có tính đặc trưng cho loài
  1. Tính ổn định của bộ NST
Bộ NST của mỗi loài luôn được ổn định về hình dạng, cấu trúc qua các thế hệ tiếp theo
  1. Cơ chế bảo đảm cho tính đặc trưng ổn định của bộ NST
  • Ở loài sinh sản vô tính : sự nhân đôi và phân li đồng đèu của NST trong qt
nguyên phân là cơ chế bảo đảm cho bộ NST đặc trưng của mỗi loài được duy trì
 qua các thế hệ tế bào và cơ thể
  • Ở loài sinh sản hữu tính: sự phối hợp của 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đảm bảo cho bộ NST của loài được duy trì qua các thé hệ TB và cơ thể. Trong đó
NP:sự phân li đồng đèu của các NST về 2 TB con là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB của cơ thể
GP: hình thành bộ NST đơn bội trong giao tử  ♀ , ♂
TT: sự kết hợp giao tử  ♀ , ♂ hình thành hợp tử mang bộ NST lưỡng bội (2n) . Đây là cơ chế phục hồi bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ cơ thể
Câu 2: Tại sao nói ‘ trong GP thì GP1 mói thực sự là phân boà giảm nhiễm còn GP 2 là phân bào nguyên nhiễm ‘
Ta nói GP 1 mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì : khi kết thúc GP 1 bộ NST trong TB giảm đi một nửa  về nguồn gốc NST so với TB ban đầu
GP 2 là phân bào nguyên nhiễm vì :ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các cromatit trong các NST đơn bội kép đi về 2 cực TB. Nguồn gốc NST trong các TB con không thay đổi vẫn giống như khi kết thúc GP 1 -> GP 2 là phân bào nguyên nhiễm
Câu 3: Tại sao nói sinh sản hữu tính tiến hoá hơn sinh sản vô tính ?( ->  tại sao biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở loài sinh sản hữu tính )
            + Sinh sản hữu tính được thực hiện qua con đường giảm phân tạo giao tử và thụ tinh. Trong quá trình đó có xảy ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST -> tạo ra nhiều loại giao tử-> hình thành nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc, chất lượng. Đó là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá
=> sinh sản hữu tính vừa duy trì bộ NST đặc trưng của loài vừa tạo ra các biến dị đảm bảo tính thích ứng của SV trong quá trình chọn lọc tự nhiên
+ Sinh sản vô tính : là hình thứuc sinh sản theo cơ chế nguyên phân -> tạo ra các thế hệ con giống mẹ -> không có biến dị để chọn lọc khi điều kiện sống thay đổi
Câu 4: so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân?
Giống nhau :
  • Quá trình phân bào đèu diễn ra qua 4  kì ( kì đầu, kì giữa, kì TG , kì cuối )
  • NST đều trải qua các biến đổi : nhân đôi , đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo thoi phân bào, tháo xoắn...
  • Đều là cơ chế duy trì ổn định bộ NST
Nguyên phân
- Xảy ra ở TB sinh dưỡng và TB sinh dục mầm
- Gồm 1 lần phân bào
- Chỉ có 1 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( NST xếp thành 1 hàng)

- Kq: tạo ra 2 TB con giống mẹ (2n)

- Duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ TB
Giảm phân
- Xảy ra ở TB sinh dục chín( noãn bào, tinh bào bậc 1 )
- Gồm 2 lần phân bào
- Có 2 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( NST xếp thành 2 hàng ở lần phân bào 1, xếp thành 1 hàng ở lần phân bào 2 )
- Kq: tạo ra 4TB con khác mẹ , mang bộ NSTn
- Kết hợp với thụ tinh duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể
Câu 5: giao tử là gì? Trình bày quá trình phát sinh giao tử ? so sánh giao tử đực và giao tử cái ?
+ Giao tử là TB có bộ NST đơn bội được hình thành trong quá trình giảm phân
            Có 2 loại giao tử: gt đực và gt cái
+ Quá trình phát sinh GT
+ So sánh gt đực và cái
- Giống:
Đều hình thành qua GP
Đều chứa bộ NST đơn bội
Đều trải qua các giai đoạn phân chia giống nhau( NP, GP1, GP2 )
Đều có khả năng tham gia thụ tinh
- Khác
Giao tử đực
- Sinh ra từ các tinh nguyên bào
- Kích thước nhỏ hơn GT cái
- 1 tinh nguyên bào tạo ra 4 tinh trùng
- Mang 1 trong 2 loại NST giới tính X hoặc Y
Giao tử cái
- Sinh ra từ các noãn  nguyên bào
- Kích thước lớni
- 1 noãn nguyên bào tạo ra 1 trứng
- Chỉ mang 1 NST giới tính X
 
Câu 6: So sánh sự khác nhau giữa NST thường và NST giưói tính ?
NST thường
- Gồm nhiều cặp
- Các cặp luôn tương đồng, giống nhau ở cả giới đực và cái
- Mang gen qui định các tính trạng không liên quan đến giới tính
 
NST giới tính
- Chỉ có 1 cặp
- Có thể tương đồng ( XX ) hoặc không tương đồng ( XY ), khác nhau ở 2 giới
- Mang gen qui định giới tính và các tính trạng liên quan đến giới tính
Câu 7:  Sinh trai gái có phải do người vợ ? Tại sao tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1 : 1 ?
Sinh trai gái không  phải do người vợ
Ơ nữ qua giảm phân cho 1 loại trứng mang NST X
Ơ nam qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang NST X hoặc Y
Nếu tinh trùng X kết hợp với trứng sẽ tạo ra hợp tử mang NST XX -> phát triển thành con gái
Nếu tinh trùng Y kết hợp với trứng sẽ tạo ra hợp tử mang NST XY -> phát triển thành con trai
Như vây sinh trai hay gái do tinh trùng người bố quyết định
SĐL:               P:     XX                                  x                              XY
                     Gp      X                                                                  X  ,  Y
                     F1:              XX                         :                XY
Tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1 : 1
Ơ nữ qua giảm phân cho 1 loại trứng mang NST X
Ơ nam qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang NST X hoặc Y với tỉ lệ ngang nhau, Khả năng tham gia thụ tinh của hai loại tinh trùng X,Y với trứng diễn ra với xác suất ngang nhau -> tạo ra 2 loại tổ hợp XX, XY với tỉ lệ ngang nhau -> tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1 : 1
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay7,498
  • Tháng hiện tại123,618
  • Tổng lượt truy cập8,043,046
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây