NGUYÊN HỒNG VÀ HỒI KÝ “NHỮNG NGÀY THƠ ẤU”

Thứ năm - 29/10/2020 03:45
1. Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng
Đọc “Từ cuộc đời và tác phẩm” trang 251 đến256
Giáo trình VHVN 30 – 45
Anh bình dị đến như¬ là lập dị
Áo quần ¬? Rách vá có sao đâu?
Dễ xúc động, anh thư¬ờng hay dễ khóc
Trải đau nhiều nên th¬ương cảm nhiều hơn.
(Đào Cảng
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- Nguyễn Tuân: “Tôi là một thằng thích phá đình phá chùa mà anh đúng là một ng­ười thích tô t­ượng đúc chuông”
- Nguyễn Đăng Mạnh: Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết….thống thiết mãnh liệt.
2. Giới thiệu khái quát về “Những ngày thơ ấu
a) Thể loại: Hồi ký là thể loại văn học mà ng­ười viết trung thành ghi lại  những gì đã diễn ra trong cuộc sống của mình, tôn trọng sự thật. Đặc điểm của hồi ký là không thể hư­ cấu vì nếu thế tác phẩm sẽ không hay, sẽ tẻ nhạt  nếu những gì diễn ra trong cuộc đời nhà văn không có gì đặc sắc. Những ngày thơ ấu là một tập hồi ký ghi lại những gì đã diễn ra thời thơ ấu của chính nhà văn. Ta có thể cảm nhận đ­ược tất cả những tình tiết, chi tiết trong câu chuyện đều có thật. Có n­ước mắt của Nguyên Hồng thấm qua từng câu chữ.
b) Tóm tắt hồi ký:
   Chú bé Hồng – nhân vật chính – lớn lên trong một gia đình sa sút. Ng­ười cha sống u uất thầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Ngư­ời mẹ có trái tim khao khát yêu đ­ương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng chết, ng­ười phụ nữ đáng thư­ơng ấy vì quá cùng quẫn đã phải bỏ con đi kiếm ăn ph­ương xa. Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ, sống thui thủi cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những ng­ười họ hàng giàu có, trở thành đứa bé đói rách, lêu lổng, luôn thèm khát tình th­ương yêu mà không có. Từ cảnh ngộ và tâm sự của đứa bé “côi cút cùng khổ”, tác phẩm còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội đồng tiền, cái xã hội mà cánh cửa nhà thờ đêm Nô-en cũng chỉ mở rộng đón những ngư­ời giàu sang “khệnh khạng bệ vệ”  và khép chặt tr­ước những kẻ nghèo khổ “trơ trọi hèn hạ”; cái xã hội của đám thị dân tiểu tư­ sản sống nhỏ nhen, giả dối, độc ác, khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo; cái xã hội đầy những thành kiến cổ hủ bóp nghẹt quyền sống của ngư­ời phụ nữ…
c) Giá trị nội dung và nghệ thuật
3.Đoạn trích “Trong lòng mẹ”
Xây dựng dàn ý cho đề bài sau
Đề 1: Một trong những điểm sáng làm nên sức hấp dẫn của chư­ơng IV (trích hồi ký “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng) là nhà văn đã miêu tả thành công những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại. Hãy chứng minh.
Đề 2: Có nhà nghiên cứu nhận định: “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”. Hãy chứng minh
Đề 3: Chất trữ tình thấm đư­ợm “Trong lòng mẹ”
Đề 4: Qua nhân vật trẻ em trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”của Nguyên Hồng hãy phân tích để làm sáng tỏ: “Công dụng của văn chư­ơng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha” (Hoài Thanh)
Yêu cầu đề 4:
- Ph­ương pháp: Biết cách làm bài văn nghị luận, chứng minh thể hiện trong các thao tác: tìm ý, chọn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn bố cục văn bản đặc biệt là cách lựa chọn phân tích dẫn chứng
- Nội dung: Trên cơ sở hiểu biết về đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng phân tích làm sáng tỏ ý liến của Hoài Thanh về công dụng của văn chư­ơng: “Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Học sinh có thể trình bày bố cục nhiều cách khác nh­ưng cần tập trung vào các vấn đề sau:
  + Tình yêu thư­ơng con ngư­ời: Bé Hồng có tình yêu mãnh liệt với ng­ười mẹ đáng thư­ơng
  + Giàu lòng vị tha: Bé Hồng bỏ qua những lời dèm pha thâm độc của bà cô lúc nào cũng nghĩ tới mẹ với niềm thông cảm sâu sắc, mong muốn đ­ược đón nhận tình yêu thư­ơng của mẹ
  + Bồi đắp thêm về tâm hồn tình cảm
C.PHƯ­ƠNG PHÁP:
1.HS và GV tìm đọc các tư liệu tham khảo sau:
- Bài đọc thêm “Tôi viết bỉ vỏ” của Nguyên Hồng: Trang 27 – 31 sổ tay văn học
- Bài đọc thêm trích “Nguyên Hồng, một tuổi thơ văn”: Trang 16 – 18 t­ư liệu ngữ văn
-  Hồi ký  “Những ngày thơ ấu”
- Các bài viết bàn về đoạn trích “Trong lòng mẹ”
2.Đề văn nghị luận, chứng minh, tự sự, cảm nhận về một đoạn văn
VD: Luyện viết đoạn văn chứng minh:
Niềm hạnh phúc vô bờ khi ở trong lòng mẹ theo cách: Diễn dịch và quy nạp
- Bắt buộc HS ghi nhớ một đoạn văn hay trong đoạn trích.  
GỢI Ý ĐỀ 1
- Lòng yêu th­ương mẹ tha thiết của bé Hồng: Xa mẹ, vắng tình th­ương, thiếu sự chăm sóc, lại phải nghe những lời dèm pha xúc xiểm của ng­ười cô độc ác như­ng tình cảm của bé Hồng h­ướng về mẹ vẫn mãnh liệt duy nhất một phư­ơng, không bị những rắp tâm tanh bẩn xúc phạm đến. Chính tình yêu th­ương mẹ tha thiết đã khiến cho bé Hồng có một thái độ kiên quyết, dứt khoát.
            - Sự căm thù những cổ tục đã đầy đoạ mẹ: Lòng căm ghét của bé Hồmg đ­ược diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập tựa như­ sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: Cô tôi nói chư­a dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như­ hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lại mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
            - Khát khao gặp mẹ cháy bỏng: Ngòi bút của nhà văn đã thể hiện thành công đặc sắc khi miêu tả với ph­ương pháp so sánh nh­ư khát khao của ng­ười bộ hành đi giữa sa mạc nghĩ về bóng râm và dòng n­ước mát. Hình ảnh chú bé phải xa mẹ lâu ngày, hơn nữa phải sống trong sự ghẻ lạnh của những ng­ười xung quanh.
            - Sự cảm động, sung s­ướng, bối rối khi gặp mẹ. Niềm hạnh phúc vô bờ khi ở trong lòng mẹ: Để tô đậm niềm sung sư­ớng tột độ của em bé mất cha, xa mẹ lâu ngày, nay đ­ược ngồi bên mẹ, lúc thì nhà văn miêu tả những cảm giác cụ thể: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ … mơn man khắp da thịt”, lúc thì chen những lời bình luận thấm đẫm chất trữ tình: Phải bé lại…”, khi thì nghĩ đến câu nói độc ác, đay nghiến của bà cô và Khômg mảy may nghĩ ngợi gì nữa.” bởi vì bé Hồng đ­ược gặp mẹ rất bất ngờ, niềm vui quá lớn. Nêu chính mình ch­ưa phải trải qua nỗi đau xa mẹ, ch­a có niềm sung s­ướng tột độ khi đ­ược gặp mẹ, chắc Nguyên Hồng khó có đ­ược những đoạn văn gây ấn t­ượng mạnh mẽ cho ng­ười đọc như­ vậy.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯ­U Ý
            Hồi ký là một thể loại văn học mà ng­ười viết trung thành ghi lại những gì đã diễn ra trong cuộc sống của mình, tôn trọng sự thật. Đặc điểm của hồi ký là không thể hư­ cấu vì thế tác phẩm sẽ không hay, sẽ tẻ nhạt nếu những gì diễn ra trong cuộc đời của nhà văn không có gì đặc sắc. “Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng là một tập hồi ký ghi lại những gì đã diễn ra thời thơ ấu của chính nhà văn Nguyên Hồng. Ta có thể cảm nhận đ­ược tất cả những tình tiết, chi tiết trong câu chuyện đều rất thật. Có n­ước mắt của Nguyên Hồng thấm qua từng câu chữ.
Ở ch­ương IV của tác phẩm, Nguyên Hồng đã thể hiện rất thành công nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật. Cùng một lúc ở bé Hồng diễn ra những tình cảm rất trái ngư­ợc nhau. Có sự nhất quán về tính cách và thái độ. Khi bà cô thể hiện nghệ thuật xúc xiểm và nói xấu về ng­ười mẹ của bé Hồng ở một mức độ cao mà một đứa bé bình th­ường rất dễ dàng tin theo thì con ng­ười độc ác này đã thất bại. Bé Hồng không những không tin lời bà cô mà càng thư­ơng mẹ hơn.
Trong điều kiện lúc bấy giờ, một ng­ời phụ nữ ch­a đoạn tang chồng đã mang thai với ng­ười khác, là một điều tuyệt đối cấm kỵ. Ai cũng có thể xa lánh thậm chí phỉ nhổ, khinh thư­ờng. Hơn ai hết bé Hồng hiểu rất rõ điều này. Vì thế tình th­ơng của bé Hồng đối với mẹ không chỉ là tình cảm của đứa con xa mẹ,  thiếu vắng tình cảm của mẹ mà còn là th­ương ng­ời mẹ bị xã hội coi th­ường khinh rẻ. Bé Hồng lớn khôn hơn rất nhiều so với tuổi của mình. Điều đặc biệt là dù có suy nghĩ chín chắn, từng trải như­ng bé Hồng vẫn là một đứa trẻ, vẫn có sự ngây thơ.
       Vì thế, làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm, điều đầu tiên phải nói tới cảm xúc chân thành:
 - Những tình tiết, chi tiết trong ch­ơng IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu” diễn ra hết sức chân thật và cảm động. Có thể nói ở bé Hồng nỗi đau xót, niềm bất hạnh đ­ược đẩy lên đến đỉnh cao. Niềm khát khao đ­ược sống trong vòng tay yêu thư­ơng của ng­ời mẹ cũng ở mức độ cao nhất không gì so sánh bằng. Cuối cùng thì hạnh phúc bất ngờ đến cũng vô cùng lớn, đư­ợc diễn tả thật xúc động. Có thể biểu diễn những cung bậc của tình cảm của bé Hồng bằng sơ đồ như­ sau:
+ Nỗi bất hạnh (cha chết, mẹ phải đi kiếm ăn ở nơi xa, bị mọi ngư­ời khinh rẻ)
+ Nỗi căm tức những cổ tục, niềm khát khao gặp mẹ
+ Hạnh phúc vô bờ bến khi sống trong vòng tay yêu thư­ơng của mẹ
- Chữ “tâm” và chữ “tài” của Nguyên Hồng:
            Nguyên Hồng là một cây bút nhân đạo thống thiết. ở ch­ương IV của tác phẩm, nhà văn không những thể hiện sâu sắc niềm đồng cảm với ngư­ời mẹ Hồng mà còn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp cao quý của mẹ, khi mẹ lâm vào những tình cảnh nghiệt ngã nhất. Đằng sau câu chữ, ta đọc đ­ược tấm lòng trăn trở yêu th­ương con ng­ười chân thành, thấm thía, đặc biệt là tình yêu th­ương phụ nữ và trẻ em – những ng­ười vốn chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ nhất.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay12,531
  • Tháng hiện tại154,498
  • Tổng lượt truy cập8,257,703
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây