Phân tích bài thơ Ngắm trăng, Đi đường của HCM để thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

Thứ năm - 29/10/2020 03:52
1) Tìm hiểu đề. - Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học.
- Nội dung cần làm sáng tỏ: là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối. Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
2) Dàn bài.  a. Mở bài. - Từ tháng 8- 1942 đến tháng 9-1943, Bác Hồ bị chính quyền TGT bắt giam trong các nhà lao tỉnh Quảng Tây. Trong bóng tối của lao tù, Người đã viết ra những dòng ánh sáng. Đó là những dòng thơ trong Nhật kí trong tù. Ngắm trăng, Đi đường là hai bài thơ tiêu biểu của tập thơ cho thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
b. Thân bài.(*) Ngắm trăng:
- BH ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong tù ngục. Bậc tao nhân mặc khách thưởng thức trăng đang trong cảnh tù ngục bị đày đoạ vô cùng cực khổ. Không vướng bận với vật chất tầm thường mà vẫn hoà lòng mình để ngắm trăng.
- Câu thơ thứ 2 Vừa để hỏi vừa để bộc lộ c.xúc của tác giả trước cảnh đêm trăng đẹp.
 Có cái xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của HCM trước cảnh đêm trăng quá đẹp. Chứng tỏ Người yêu thiên nhiên một cách say đắm nên đã rung động trước cảnh đêm trăng đẹp dù là trong tù ngục.
- Cảm xúc xao xuyến của nhà thơ, không cầm được lòng trước cảnh trăng đẹp.
- Bất chấp mọi khó khăn thiếu thốn Người đã thả tâm hồn mình ra ngoài cửa sắt của nhà tù để tìm đến ngắm trăng tức là để giao hoà với thiên nhiên.
- Vầng trăng cũng vượt ra qua song cửa sắt của nhà tù để đến với nhà thơ. Cả Người và trăng chủ động tìm đến nhau giao hoà với nhau. Người chủ động đến với trăng, trăng chủ động tìm đến với Người dường như họ đã trở thành tri âm tri kỉ với nhau.
=> Bác rất yêu thiên nhiên và gắn bó với thiên nhiên.
 (*) Đi đường:- Giọng suy ngẫm, nhịp 4/3.Vừa đi hết núi này lại đến một lớp núi khác cứ thế khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao liên tiếp gian lao.khó khăn gian khổ dường như là bất tận.
- Câu thơ mở ra ý nghĩa chủ đạo của bài thơ đó là nỗi gian lao của người đi đường. Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường đầy khổ ải của nhà thơ.
- Giọng điệu khẩn trương thanh thoát hơn, mọi gian lao đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường lên đến đỉnh cao chót vót là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đã đứng trên cao điểm tột cùng.
- Cả một chặng đường gian lao đã kết thúc, h/a nhân vật trữ tì nh không còn là người đi đường núi vô cùng cực khổ trước mắt sau lưng đều là núi non, mà đã trở thành người khách du lịch đã đi đến được vị trí cao nhất để tha hồ thưởng ngoạn phonh cảnh núi non hùng vĩ bao la trải ra trước mắt.
- Câu thơ diễn tả sự vui sướng đặc biệt bất ngờ đó là hạnh phúc vô cùng lớn lao của người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn thắng lợi qua bao gian khổ hi sinh. Câu thơ thấp thoáng hiện ra h/a con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thiên nhiên.
c. Kết bài- Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối. Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay9,006
  • Tháng hiện tại145,221
  • Tổng lượt truy cập8,248,426
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây