TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH – TỪ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Thứ năm - 29/10/2020 04:03
A. Từ tượng thanh – Tượng hình.
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ.
1. Từ tượng thanh.
- Là từ mô phỏng âm thanh của người và tự nhiện.
VD: ầm, àoầo, the thé..
2. Từ tượng hình.
- Là từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái SV, con người.
VD:
lom khom: gợi dáng đi chậm, cúi đầu ( gù lưng)
sừng sững: gợi hình ảnh sự vật rất to lớn ở trạng thái đứng im.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
II. bài tập.
Bài tập 1. Hãy miêu tả hình ảnh, âm thanh cụ thể do các từ tượng thanh, tượng hình sau đây gợi ra.
- mấp mô: chỉ sự không bằng phẳng ( tượng hình )
                             miêu tả âm thanh tiếng ho cụ già.
- lụ khụ :
                            gợi tả hình ảnh yếu ớt, tiều tuỵ.
- réo rắt : âm thanh trầm bổng ngân xa.
- ú ớ : Chỉ âm thanh giọng nói không rõ ràng, đứt quãng.
- thườn thướt: chỉ vật dài.
-  gập ghềnh : chỉ sự bằng phẳng, lúc xuống lúc lên khó đi.
- lanh lảnh : âm thanh trong, kéo dài, sắc.
- the thé : âm thanh cao, chói tai.
- gâu gâu: âm thanh tiếng chó sủa.
Bài tạp 2. Tìm từ tượng hình thích hợp gợi tả dáng đi của người dựa vào những gợi ý sau:
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2,4 Sách kiến thức cơ bản nâng cao Ngữ văn 8.
A. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ.
1. Từ ngữ địa phương.
- Là từ ngữ dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
VD:
- O ( NGhệ Tĩnh) => cô gái.
- keo ( Miền Nam ) => lớn.
- hỉm ( Thanh Hoá ) => bé gái.
* Các kiểu các từ địa phương :
+ Từ địa phương chỉ sự vật hiện tượng chỉ riêng địa phương đó ( khi được phổ biến rộng sẽ nhập vào vốn từ toàn dân )
VD:
- sầu riêng, măng cụt ( Nam Bộ )
- chẻo: nước mắm trộn với vừng , mật ( Nghệ Tĩnh)
- nhút: thường là mít non băm trộn với hoa chuối, cà, măng, cua cáy.
+ Từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân.
VD:
- Nghệ Tĩnh: bọ- cha; hòm – quan tài; mô - đâu…
- Nam Bộ : ghe- thuyền; chén - - bát; heo – lợn…
2. Biệt ngữ xã hội.
- Là những từ ngữ chỉ  dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
VD:
- Tầng lớp thượng lưu, thị dân Tư sản thời Pháp thuộc: gọi cha mẹ là cậu, mợ
- Thời phongkiến : vua => trẫm; phụ nữ => thiếp…
- HS, SV : xơi gậy, lệch tủ, trúng tủ…
3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ XH phải thực sự phù hợp với tình huống giáo tiếp => biểu cảm.
VD: O du kích nhỏ dương cao súng.
- Trong sáng tác văn học : Không nên lãm dụng quá mức = khó hiểu.
- Sử dụng tạo màu sắc địa phương, biệt ngữ XH.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập248
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,287
  • Tổng lượt truy cập8,431,065
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây