TRƯỜNG TỪ VỰNG. TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

Thứ năm - 29/10/2020 04:09
I. Trường từ vựng.
1. Lí thuyết.
? Em hiểu thế nào là trường từ vựng?

- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
? Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý những gì?
* Lưu ý:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- Tuỳ theo ý nghĩa khái quát mà một ttrường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
   Ví dụ: Trường từ vựng tay bao gồm các trường nhỏ hơn.
    + Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...
    + Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...
    + Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...
- Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau.
  Ví dụ:
   + Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...( danh từ)
   + Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...( động từ)
   + Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...( tính từ)
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
   Ví dụ.
          Trường mùi vị : Chua, cay, đắng, Chua ngọt...
           Trường âm thanh: chua, êm dịu,  ngọt, chối tai...
? Nêu tác dụng của trường từ vựng?
- Trong khi nói, viết sử dụng cách chuyển trường từ vựng thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ ( các biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh...)
2. Luyện tập.
          Bài tập 1.
? Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:
    Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

                                              Đáp án
- Trường từ vựng quan hệ ruột thịt : Mẹ, con.
- Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn.
- Trường từ vựng hoạt động cuae mỗi người: Hé mở, chúm, mút.
           Bài tập 2.
? Từ nghe trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
            Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
                                    


                                          Đáp án
- ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ, nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác.
          Bài tập 3.
? Các từ sau đây đều nằm tròng trường từ vựng động vật, em hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn.
     gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lơn, mái, bò, đuôi, hú, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt.

                                             Đáp án
- Trường từ vựng giống loài: gà, lợn, chim, cá, trâu, bò, khỉ, gấu.
- Trường từ vựng giống: đực, cái, trống, mái.
- Trường từ vựng bộ phận cơ thể của động vật: vuốt, nanh, đầu, mõm, đuôi,  vây, lông.
- Trường từ vựng tiếng kêu của động vật: Kêu, rống, gầm, sủa, gáy, hí, rú.
- Trường từ vựng hoạt động ăn của động vật: xé, nhai, mổ, gặm, nhấm, nuốt.
           Bài tập 4.
?Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng.

                                                 Đáp án
- Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, quạt, thổi, dụi...
- Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận...
- Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ...
- Tính tình của người: vui vẻ, cắn cảu, hiền, dữ...
- Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó...

II. Từ tượng hình, từ tượng thanh.
  1. Lí thuyết.
? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
 - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ,  trạng thái của sự vật.
   Ví dụ: Móm mém, xộc xệch, vật vã, rũ rượi, thập thò...
 - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
   Ví dụ: Hu hu, ư ử, róc rách, sột soạt, tí tách...
? Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh?
  ->Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ láy.
 - Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
   Ví dụ:
Đường phố bỗng rào rào chân bước vội
Người người đi như nước sối lên hè
Những con chim lười còn ngủ dưới hàng me
Vừa tỉnh dậy, rật lên trời, ríu rít...
 Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít
Sum sê chợ Bưởi, tíu tít Đồng Xuân..
                                                ( Tố Hữu)
  1. Luyện tập.
           Bài tập 1.
? Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh: réo rắt, dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, sầm sập, gập ghềnh, đờ đẫn, ú ớ, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ.
                                            Đáp án
 - Từ tượng hình: dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, gập ghềnh, đờ đẫn, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ.
 -  Từ tượng thanh: Réo rắt, sầm sập, ú ớ.
          Bài tập 2.
? Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của mỗi từ.
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người
                                                               ( Tố Hữu)
                                                         Đáp án
- Từ tượng hình: Ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ.
-> Các từ tượng hình trên được đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn.      
          Bài tập 3.
    ? Trong đoạn văn sau đây, những từ nào là từ tượng hình? Sử dụng các từ tượng hình trong đoạn văn Nam Cao muốn gợi tả đặc điểm nào của nhân vật?
  Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.

                                                      Đáp án
- Từ tượng hình: Khệnh khạng, thong thả, khềnh khệnh, tủn ngủn, nặng nề, chững chạc, bệ vệ.
-> Sử dụng từ tượng hình trong đoạn văn trên tác giả muốn lột tả cái béo trng dáng điệu của nhân vật Hoàng.
        Bài tập 4:
          Viết đoạn văn tả mùa hè. Trong đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh (gạch chân các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn vừa viết)
3. Củng cố.
 ? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
4. Dặn dò.
 ? Xem lại bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,047
  • Tổng lượt truy cập8,430,825
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây