Qua bài Chiếu dời đô em hãy làm sáng tỏ vai trò của Lý Công Uẩn trong việc dời đô.

Thứ năm - 29/10/2020 03:53
a)Tìm hiểu đề: - Thể loại: NL
- Nội dung cần làm sáng tỏ: vai trò của LCU trong việc dời đô.
- Cách làm: phân tích các luận điểm để thấy được sự thuyết phục khéo léo, lựa chọn sáng suốt của LCU.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
b) Dàn bài: *) Mở bài.
- LCU ( 974- 1028) tức Lí Thái Tổ, quê ở Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn có công sáng lập ra vương triều Lí. Năm 1010 LCU viết Chiếu Dời Đô để thuyết phục nhân dân tuân theo mệnh lênh của nhà vua dời đô từ  Hoa Lư về Thành Đại La.
*) Thân bài. - Để thuyết phục dời đô LCU đã nêu việc dời đô của các triều đại xưa ở TQ: Nhà Thương: 5 lần dời đô,  Nhà Chu: 3 lần dời đô. Theo LCU việc dời đô về trung tâm của các triều đại TQ phù hợp với qui luật khách quan trên vâng lệnh trời, dưới theo ý dân, nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau cho nên kết quả vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh quốc gia giàu mạnh, đất nước bền vững, phát triển thịnh vượng. Việc dời đô của các triều đại này chứng tỏ dời đô là việc làm thường xuyên của các triều đại.Trong lịch sử cũng từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những điều tốt đẹp. Vậy việc dời đô của LTT không có gì là khác thường.
 - LTT phê phán việc không dời đô của 2 triều Đinh và Lê cứ đóng yên đô thành ở vùng núi Hoa Lư, không theo mệnh trời, không học người xưa nên triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng trong vùng đất chật chội. Soi sử sách vào tình hình thực tế thì thực ra 2 triều đó thế và lực chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước phải dựa vào thế núi rừng hiểm trở. Thời Lí, trong đà phát triển đi lên của đất nước, việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa.
- Bên cạnh lí là tình ''Trẫm rất đau xót về việc đó'', lời văn tác động cả tới tình cảm người đọc, tác giả bộc lộ khát vọng xây dựng đất nước lâu bền, hùng cường.
- Theo LCU thành Đại La có nhiều lợi thế để chọn làm kinh đô của đất nước:
 + Về vị thế địa lí : ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng, lại có núi có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng tránh được nạn lụt lội, chật chội…
 + Về vị thế chính trị: là đầu mối giao lưu,''chốn tụ hội của 4 phương'' là mảnh đất hưng thịnh''muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi''..
* Như vậy về tất cả các mặt thành Đại La có đủ mọi điều kiện tốt nhất để trở thành kinh đô của đất nước  nước ta đang trên đà lớn mạnh, thể hiện ý chí tự cường dân tộc. Lý Công Uẩn dời đô là vì lợi ích của trăm dân điều đó cho ta thấy ông là một vị vua sáng suốt có tầm nhìn xa trông rộng.
- Hai câu cuối  tác giả không ra mệnh lệnh mà lại ra câu hỏi mang tính chất trao đổi,đối thoại, tâm tình  đồng cảm giữa vua và dân, thuyết phục bằng lí và tình mà vẫn thể hiện quyết định đó là nguyện vọng của vua và dân.
* Liên hệ đến Thăng Long - Hà Nội để thấy sự đúng đắn của việc dời đô đã được chứng minh như thế nào trong lich sử nước ta. Thăng Long - Hà Nội luôn vững vàng trong mọi thử thách lịch sử luôn là trái tim của Tổ Quốc.
*) Kết bài. - Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà phát triển. Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng băng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc, thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay10,600
  • Tháng hiện tại169,832
  • Tổng lượt truy cập7,026,136
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây