CHỦ ĐỀ – BỐ CỤC VÀ CÁCH XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

Thứ năm - 29/10/2020 04:01
I. Chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của các văn bản.
1. Chủ đề:
- Chủ đề: Là đối tượng, vấn đề chính mà văn bản muốn biểu đạt.
VD:
+ Chủ đề trong văn bản: “ Tôi đi học”: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và niềm hạnh phúc của nhân vạt “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
+ Chủ đề trong văn bản: “ Trong lòng mẹ”: Nỗi đau và lòng yêu thương vô bờ bến của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
+ Chủ đề trong văn bản: “ Tức nước vỡ bờ”
  • Vạch trần bộ mặt ác nhân, tàn ác của XHTDPK.
  • Tình cảnh cực khổ của người nông dân khi bị dồn vào bước đường cùng.
  • Vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh của người nông dân (khi bị dồn vào bước đường cùng).
* Phân biệt chủ đề với các khái niệm khác:
+ Chủ đề với chuyện:
               Chuyện: một nội dung sự việc tác giả kể lại.
                VD:  Văn bản: “ Tôi đi học”
                              Chuyện: Nhân vật “ tôi” ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp
                                              của mình trong buổi tựu trường.
                             Chủ đề: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và niềm hạnh
                                               phúc của nhân vạt “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
+ Chủ đề với đại ý:
               Đại ý: Là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của
                           truyện.
                VD: Bài thơ “ Qua Đèo Ngang”.
                             Đại ý: - 6 câu thơ đầu: Cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà.
                                          - 4 câu thơ cuối: Nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ.
                               Chủ đề: Tâm trạng buồn, cô đơn cuả li khách khi bước tới Đèo
                                              Ngang trong ngày tàn.
+ Chủ đề với đề tài:  Đề tài là tài liệu mà nhà văn lấy từ hiện thực cuộc sống đưa vào trong tác phẩm. Nừu dề tài giúp ta xác định: Tác phẩm viết về cái gì? Thì chủ đề lại giải đáp câu hỏi : Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì 
2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
          - Là văn bản đó mọi chi tiết (các câu, các đoạn, các phần) trong văn bản đều phải tập trung làm rõ chủ đề, không xa rời hoặc lạc sang chủ đề khác.
          - Để hiểu một văn bản phải nắm được chủ đề của nó dựa vào nhan đề, bố cục, mối quan hệ giữa các phần của văn bản , các từ ngữ then chốt lặp đi lặp lại.
II. Bố cục.
1. Khái niệm: Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.
2. Bố cục thông thường:
          a. Mở bài: Giới thiệu chủ đề.    
          b. Thân bài:Triển khai các chủ đề ( qua các đoạn văn).
          c. Kết luận: Tổng kết chủ đề.
* Lưu ý: Trình tự phần thân bài theo một số trình tự sau: Không gian, thời gian, mạch cảm xúc hoặc sự phát triển của sự việc.
* Bài tập:
Bài tập 1: Có một bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định theo bố cục sau:
  1. Mở bài: chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn dự hội nghị.
  2. Thân bài:
  • Nêu rõ bản thân đã học như thế nào ở lớp.
  • Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.
  • Nêu rõ bản thân  học ở nhà thế nào.
  • Nêu rõ bản thân  học trong cuộc sống.
  1. Kết bài: Chúc sức khoẻ mọi người, chúc các bạn học tốt.
Bố cục trên đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Theo em có thể bổ sung thêm điều gì?
Gợi ý:
          Bố cục trên chưa rành mạch vì:
  • Mở bài: Chưa nêu ra chủ đề mà văn bản đề cập.
  • Thân bài: Trình bày chưa dày đủ, rõ ràng.
  • Kết luận chưa tổng kết chủ đề.
      Bố cục trên chưa rành mạch hợp lí vì bố cục chưa có sự thống nhất về chủ đề, ý thứ 2 không nói về học tập ( lạc chủ đề).
      Phần mở bài chưa giới thiệu phần mình định báo cáo.
      Bổ sung ý 2: Nêu thành tích, kinh nghiệm học tập.
Bài tập 2: Hãy tìm chủ đề cho đề bài sau:
          “ Phân tích lòng thương mẹ của chú bé Hồng trong đoạn trích : Trong lòng mẹ”.
Gợi ý:
          MB: Giới thiệu và khái quát tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ.
          TB: - Cảnh ngộ đáng thương của chú bế Hồng.
       -  Nỗi nhớ nhung và sự khát khao gặp mẹ.
               - Phản ứng quyết liệt  của chú trước bà cô, hủ tục PK nghiệt ngã.
               - Niềm vui sướng tột cùng của cậu bé Hồng khi đang trong lòng mẹ.
          KL: Khái quát lại tình mẫu tử thiêng liêng và nêu cảm nghĩ của bản thân.
III. Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
1. Đoạn văn: Là phần văn bản được bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ chấm xuống dòng, diễn đạt một nội dung tương đối hoàn chỉnh.
2. Trong đoạn văn:
          + Từ ngữ chủ đề:
          + Câu chủ đề:
3. Cách trình bày nội dung đoạn văn: 4 cách .
  a.  Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành.
   *Mô hình:
  (1) ---- (2) ---- (3) ---- (4) ----- ……  ----- (n)
  b. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global video
Thống kê
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay6,586
  • Tháng hiện tại18,585
  • Tổng lượt truy cập8,121,790
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây