Đề cương ôn tập ngữ văn học kì I

Chủ nhật - 20/12/2020 09:08
I. Phần văn:
Câu 1: Bảng thống kê các văn bản đã học:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
 
TT Tác phẩm Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật
1 Tôi đi học Thanh Tịnh (1911-1988) Truyện ngắn hồi kí Tuổi học trò sâu lắng đáng yêu cần cảm ơn công lao sinh thành của cha mẹ. -Văn tự sự kết hợp hài hòa chặt chẽ với miêu tả và biểu cảm, làm cho truyện ngắn đậm chất trữ tình
-Tài sử dụng ngôn ngữ ngắn của nhà văn với những hồi ức sâu lắng đáng yêu.
2 Trong lòng mẹ Nguyên Hồng (1918-1982) Tiểu thuyết tự truyện Là bài ca chân tình cảm động về tình mẫu tử, đó là những cay đáng tủi nhục, cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với người mẹ. Phương thức tự sự và biểu cảm kết hợp với lời văn chân tình giàu cảm xúc, với những thủ pháp so sánh độc đáo.
3 Tức nước vớ bờ Ngô Tất Tố (1893-1954) Tiểu thuyết Tác phẩm đã vật trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến, Vẻ đẹp của một tâm hồn đầy yêu thương, dịu dàng, chịu đựng, ngang tàn, bất khuất của người phụ nữ trước cách mạng tháng 8 tư thế là người rất đẹp của chị dậu là ko chịu sống quỳ. Khắc họa nhân vật rõ nét, ngôn ngữ kể chuyện miêu tả đối thoại đặc sắc.
4 Lão hạc Nam Cao (1917-1951) Truyện ngắn Truyện ngắn đã thể hiện một cách chân thực và cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện ngắn còn cho thấy tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân. Tạo dựng tình huống truyện bất ngờ, ngôn ngữ phù hợp với từng nhân vật, con chó vàng mang màu sắc triết lí, xây dựng nhân vật bằng miêu tả ngoại hình để bộc lộ nội tâm, tâm lí của nhân vật.
5 Cô bé bán diêm An-đéc-xen (1805-1875) Truyện cổ tích hiện đại Niềm thương cảm sâu sắc đối với những con người bất hạnh, niềm tin của con người và tấm lòng nhân ái của nhà văn. -Cách kể chuyện hấp dẫn đan xen giữa mộng tưởng và thực tế, sử dụng hình ảnh tương phản đối lập đặc sắc.
-Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố kể, tả, biểu cảm.
-Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
6 Đánh nhau với cối xay gió Xéc-van-téc (1547-1616) Tiểu thuyết Sử dụng tiếng cười khôi hài để diễu cợt cái hoang tưởng, tầm thường đề cao thực tế và sự cao thượng. Sử dụng phép tương phản trong xây dựng nhân vật.
7 Chiếc lá cuối cùng O hen-ri (1862-1910) Truyện ngắn Ca ngợi tình bạn, tình người đằm thắm, tha thiết, thủy chung, trong sáng nghệ thuật chân chính phục vụ con người, hãy yêu thương trân trọng con người nhất là những con người nghèo khổ. Xây dựng cốt truyện đơn giản, giàu kịch tính, kết cấu truyện tương phản, tinh tế hai lần đảo ngược kết thúc truyện bất ngờ, ngôn ngữ kể truyện giản dị nhẹ nhàng và sâu sắc.
8 Hai cây phong Ai-ma- tốp (1928-2008) Truyện ngắn Vẻ đẹp thân thuộc cao quý của hai cây phong gắn liền với tình thương tha thiết của tác giả. -Nhân vật kể chuyện kết hợp với hai mạch kể, gắn với hai đại từ nhân xưng là tôi và chúng tôi.
-Phương thức biểu đạt kết hợp với miêu tả, nhân hóa cao độ.
9 Ôn dịch, thuốc lá Nguyễn Khắc Viện Văn bản nhật dụng Nạn hút thuốc lá lây lan, gây tổn thất to lớn cho sức khỏe của con người, cho cuộc sống của gia đình và xã hội nên phải quyết tâm đẻ chóng lại nạn dịch này. Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chướng sinh động, với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học. Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học có liên quan đến xã hội.
10 Bài toán dân số Thái An Văn bản nhật dụng Văn bản đã nêu lên vấn đề thời sự của nhân loại, dân số và tương lai của dân tộc nhân loại. Tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải tinh tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đang lo ngại của thế giới, nhất là những nước chậm phát triển.
11 Thông tin về ngày trái đất năm 2000   Văn bản nhật dụng Tác hại của bao bì ni lông, lợi ích của việc hạn chế sử dụng bao bì ni lông để bảo vệ môi trường sống. Bố cục chặt chẽ lô rích, lối lí lẽ ngắn gọn, giải thích đơn giản, kết hợp phương pháp liệt kê phân tích.
12 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu
(1867-1940)
 
Thơ thất ngôn bát cú đường luật Vào nhà ngục ở Quảng Đông đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khóc liệt của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Giọng điều hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
13 Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh
(1872-1926)
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật Hình tượng đẹp đẽ ngang tàn của người anh hùng cứu nước. Dù gian nan thử thất nhưng ko sờn lòng đổi chí, khí phách hiên ngang, kiên cường, ý chí, nghị lực lớn lao của người chiến sĩ cách mạng.  Hình ảnh thơ mạnh mẽ khoáng đạt, giọng thơ hào hùng, sử dụng hình ảnh đối lập.
14 Muốn làm thằng cuội Tản Đà  (1889-1939) Thất ngôn bát cú đường luật Bài thơ muốn làm thằng cuội của Tản Đà là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát ly bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển.
15 Hai chữ nước nhà Trần Tuấn Khải (1895-1983) Song thất lục bát Á Nam Trần Tuấn Khải đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào, tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà. Sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình thống thiết của tác giả đã tạo nên giá trị đoạn thơ trích.

Câu 2: Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học năm 30-45  ?
Giống nhau:
-Thể loại: đều là văn bản tự sự, là truyện kí hiện đại
-Thời gian ra đời trước CMT8 năm: 1930-1945
- Đều lấy đề tài về cuộc sống và con người của xã hội thực dụng phong kiến, miêu tả số phận cực khổ của những người nghèo khổ bị vùi dập trong xã hội ấy.
-Giá trị tư tưởng: Đều chan chứa tinh thần nhân đạo cao cả (yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người, tố cáo những gì tàn ác xấu xa)
-Giá trị nghệ thuật: bút pháp hiện thực, lối viết chân thực, gần gũi với đời sống, ngôn ngữ giản dị, kể chuyện và miêu tả cụ thể sinh động.
- Khác nhau: Mỗi tác phẩm có nhừng điểm khác về các mặt như: thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu và đặc sắc nghệ thuật.
II.Phần tiếng việt:
Câu 1: Lập bảng thống kê các kiểu câu đã học:
TT Tên từ vựng, câu, dấu câu Khái niệm Dấu hiệu, hình thức, chức năng Ví dụ
1 Câu ghép Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu *Có hai cách nối các vế câu:
-Dùng những từ có tác dụng nối.Cụ thể:
+Nối bằng một quan hệ từ;
+Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
-Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
*Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: qh nguyên nhân, qh điều kiện(giả thiết), qh tương phản, qh tăng tiến, qh lựa chọn, qh bổ sung, qh tiếp nối, qh đồng thời, qh giải thích.
*Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng cặp quan hệ từ, những quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp ta phải đựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
+Mây đen kéo kính bầu trời, gió giật mạnh từng cơn.
+Nắng ấm, sân rộng và sạch.
+Giá trời không mưa thì chúng tôi sẽ đi chơi.
+Vì mẹ ốm nên bạn Nghĩa phải nghĩ học.
2 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ   Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn(khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn)nghĩa của từ khác:
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
-Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
 + Xăng, dầu hoả, ga, than, củi… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ "nhiên liệu".
+ "Lúa"có nghĩa rộng hơn các từ ngữ: lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám thơm…
+ Lúa lại có nghĩa hẹp hơn với từ "ngũ cốc"
 
3 Trường từ vựng Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa   + Các từ: thầy giáo, công nhân nông dân, thầy thuốc, kỹ sư… đều có một nét nghĩa chung là: người nói chung xét về nghề nghiệp.
4 Từ tượng hình, từ tượng thanh *Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
*Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và văn tự sự. +Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, đánh bốp, nham nhảm.


Từ tượng hình: rón rén, lực điền, chỏng queo.
5 Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội *Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
* Khác với từ ngữ toàn dân,biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
*Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.


*Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
*Ngái_xa,chộ_thấy
Mẹ_mạ,rào_sông, …

*Mợ_mẹ,trứng_điểm 0
 
6 Trợ từ, thán từ *Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
*Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.









* Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.
* Thán từ gồm hai loại chính:
+ Thán từ bộc lộ tình cảm cảm xúc:

+Thán từ gọi đáp:
 
*Ví dụ trợ từ: những, có, chính, đích, ngay…









A, ái, ơ, ôi, ô hay, than ơi, trời ơi…
Này, ơi, vâng, dạ, ừ
7 Tình thái từ Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biệu thị sắc thái tình cảm của người nói. *Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
-Tình thái từ nghi vấn:
-Tình thái từ cầu khiến:
-Tình thái từ cảm thán:
-Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm:
*Khi nói khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…)


À, ư, hả, chứ, chăng…
Đi, nào, với…
Thay, sao…
Ạ, nhé, cơ, mà…
 
8 Nói quá Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.   +Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
+Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da.
9 Nói giảm, nói tránh Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.    + "Chị ấy xấu" có thể thay bằng "Chị ấy không đẹp lắm".
+
 "Anh ấy hát dở" có thể thay bằng "Anh ấy hát chưa hay"
+"Ông ấy sắp chết" có thể thay bằng  " Ông ấy chỉ nay mai thôi"

 
10 Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm   *Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
*Dấu hai chấm dùng để:
-Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

-Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
*Ví dụ: Lí Bạch (701-762)

+Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi: hôm nay tôi đi học.
+Người xưa có câu: “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”
11 Dấu ngoặc kép   Dấu ngoặc kép dùng để:
-Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
-Đánh dấu từ ngử được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
-Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

-“A, lão già tệ lắm”
-Cầu Long Biên như một “giải lụa”.
-Tác phẩm “Tắt Đèn” của “Ngô Tất Tố”

III. Phần tập làm văn:
  1. Lý thuyết:
Câu 1: Nêu tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
-Chủ đề là đối tượng và vấn đè chinh mà văn bản muốn biểu đạt.
-Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không rời xa hay lạc sang chủ đề khác.
Câu 2: Bố cục của văn bản?
-Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường cá bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Mở bài: giới thiệu nội dung sẽ triển khai, dẫn dắt người đọc nhập cuộc;
+ Thân bài: triển khai nội dung đã giới thiệu ở mở bài, giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra;
+ Kết bài: khẳng định và nâng cao vấn đề đã trình bày ở phần nội dung.
 
Câu 3: Thế nào là liên kết các đoạn văn trong văn bản?
-Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nhgĩa của chúng
Câu 4:Nêu khái niệm về đoạn văn trong văn bản, từ ngữ chủ đề và câu chủ đề?
-Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
-Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
-Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
Câu 5:Tóm tắt văn bản tự sự và các bước tóm tắt?
-Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn ngọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
-Các bước tóm tắt văn bản tự sự:
B1: Đọc kĩ văn bản gốc, chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.
B2:Tóm tắt rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn một số từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).
Câu 6:Văn bản tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
-Trong văn bản tự sự rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc(kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
-Các yếu tố miêu tả biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
Câu 7:Thế nào là văn thuyết minh?
-Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,...của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Câu 8:Các phương pháp thuyết minh thường gặp:
Để bài văn thuyết minh có súc thuyết phục, dễ hiểu,rõ ràng, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nên định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,...
Câu 9: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh?
-Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
-Để làm bài văn thuyết minh cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thich hợp, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu.
-Bố cục bài văn thuyết minh gồm có ba phần;
MB:gới thiệu đối tượng thuyết minh.
TB:trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,... của đối tượng.
KB:bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
Câu 10: Cách thuyết minh về một thể loại văn học?
Trước hết phải quan sáy nhận xét sau đó khái quát thành những đặc điểm.
Khi nêu các đặc điểm cần lựa chon các đặc điểm tiêu biểu quan trọng và cần có các ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
2.Bài tập:

Câu 1: Viết đoạn văn giói thiệu về các tác giả Nguyên Hồng, Nam Cao, Ngô Tất Tố ?
Nguyên Hồng:
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Nam Cao:
Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỉ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình.
“Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán cho' đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện
Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

Ngô Tất Tố:
Nhà vàn Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 quê ở làng Lộc Há (nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội), ông không đến ngay với nghề viết như nhiều nhà văn khác. Trước năm 1945, Ngô Tất Tố từng làm nhiều nghề như dạy học, bốc thuốc, rồi sau đó mới làm báo, viết văn. Trong Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Uỷ ban Giải phóng xã (Lộc Hà). Năm 1946 ông gia nhập Hội Văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp; từng là Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở Thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu VII, Thông tin khu VII, Tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc Trung ương... và viết văn. Ông đã là Uỷ viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam (trong Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ I - 1948). Tác phẩm của Ngô Tất Tố sau này được tập hợp trong tuyển tập: Ngô Tất Tố và tác phẩm, gồm 2 tập, do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành, 1971 - 1976. Nhà văn đã được nhận hai giải thưởng trong giải thưởng văn nghệ 1949 -1952 của Hội Văn nghệ Việt Nam: Giải ba dịch (Trời hửng, Trước lửa chiến đấu) và giải khuyến khích (vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).
Câu 2:Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật chị Dậu, Lão Hạc, cậu bé Hồng, Cô Bé Bán Diêm.
Chị Dậu:
Đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh, đó là những đặc điểm có tính chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trước đây. Cái mới của chị Dậu là sức chiến đấu mạnh khỏe, lạc quan và tinh thần phản kháng gan dạ trước kẻ thù. Nhiều người đàn bà khác rơi vào tình cảm quẫn bách như chị Dậu, có khi đành chịu buông tay khuất phục, nhắm mắt cho cuộc đời trôi theo số mệnh. Nhưng người đàn bà nông dân này cứ thấy lăn xả vào bóng tối như mực, kiếm cách phá tung ra đế tìm đường sống. Và chống trả một cách mộc mạc, hồn nhiên, không cần lí lẽ, dường như hành động quyết liệt đó, ngôn ngữ nhân vật nhuần nhị đó là sản phẩm tất yếu của một cuộc đời lương thiện vốn đã cơ cực lại còn bị giày xéo tàn nhẫn: “ - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” “ - Ô! Nhà ông này mới hay chứ! Có buông ra không thì tôi kêu lên bây giờ!”.. “ - Cháu cũng biết rằng đàn bà mà hành hung như thế là hư thân lắm, nhưng... cụ tính nhà cháu đau ốm như thế, mà cả hai đứa cứ xông vào đánh thì phỏng cả còn gì là người! Vì thế cháu phải liều với chúng nó”. Thái độ chống trả của chị Dậu (“Cháu phải liều với chúng nó”) là một hành động đấu tranh tự phát đơn độc, chưa có ý thức, chưa có phương hướng. Nhưng trong văn học công khai đương thời, nhân vật này vẫn là một cái cột mốc cao nhất, một hình tượng phụ nữ mạnh khỏe và tươi sáng nhất.


Lão Hạc:
Lão Hạc là một người nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm. Sau khi bán cậu Vàng, người bạn duy nhất của ông khi về già, ông thấy rất hối hận.vì là ng` có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm nên ông đã tự kết liểu mình bằng chính cái chết mà chó hay nhận được đó là bả chó. Không ai hiểu vì sao lão chết ,chỉ có binh Tư và ông Giáo hiểu. Qua cái chết của Lão ta cũng có thể thấy dc một ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là vì lòng yêu thương con trai mình, dành dụm tiền cho con, vì muốn tạ tội với cậu vàng.Cái chết của lão còn mang một hàm ý là muốn tố cáo xã cũ nửa phong kiến và qua đó chứng minh dc rằng lão là một con ng` nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng.
Cậu Bé Hồng:
Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất acr những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình-tình mẫu tử thiêng liêng.........
Cô Bé Bán Diêm
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Câu 3: Kể một việc làm của em khiến cho cha mẹ vui lòng.
Bài làm
Hai năm trước.“Happy birthday to you! Happy birthday to you!... ” Ôi! Một bài hát thật hay. Đó là ngày sinh nhật của tôi. Hôm đó, mọi người đều vui, riêng chỉ có em tôi – Thu thì chỉ cố làm vẻ mặt tươi cười.
Thực ra, từ khi em tôi ra đời, tôi đã đối xử với em rất lạnh lùng vì bố mẹ quan tâm em nhiều hơn tôi vì em còn nhỏ. Một đứa bé dễ thương, gương mặt hồng hào với mái tóc hơi nâu ngang vai… nhưng trong mắt tôi, nó là người cướp đi niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi… rất nhiều… rất nhiều. Lúc đó, tôi cảm thấy tôi không phải là con của họ vì họ lúc nào cũng quan tâm em và dường như quên mất sự hiện diện của tôi. 
Có lần, em tôi bị sốt bang và chỉ vài ngày sau đã lây bệnh sang tôi. Tối thấy bố mẹ chăm sóc em cả ngày nhưng còn tôi thì tự mình lo lấy. Lúc đó, tôi không hiểu là em bệnh rất nặng nên bố mẹ mới làm vậy. Mặc dù vậy, em vẫn tươi cười với tôi… nó muốn tôi không lo lắng cho bệnh tình của nó. Em thường qua phòng thăm tôi nhưng tôi làm lơ, xem như chẳng có chuyện gì xảy ra. Bỗng một tiếng gọi “Ly, thổi nến đi con…” thì những hình ảnh đó tự dưng biến mất.
Hôm đó, mọi người tay cầm món quà, tiếng nói chuyện vui vẻ bao trùm cả nhà. Cả ngày hôm đó, tôi chỉ lo ăn tiệc mà quên nghĩ đến em. Mọi người đều đến nói lời chúc mừng sinh nhật tôi với lời nói rất chân thành. Riêng em tôi thì không. Em luôn ở trong phòng và chỉ ra ngoài khi bố mẹ gọi. Tôi không hiểu em lại làm thế trong khi bên ngoài rất vui và nhộn nhịp, kèm theo em làm người rất thích nơi náo nhiệt. Khi bữa tiệc kết thúc – mọi người đều đã ra về, tôi và bố mẹ dọn dẹp nhà và thấy em bước ra giúp chúng tôi. Tôi nghĩ em làm thế vì muốn lấy lòng bố mẹ nên không quan tâm tới. Khi mà bố mẹ đã ngũ, em qua phòng tôi và nói “Em tặng chị hai quà sinh nhật…” tôi im lặng, em nói thêm “… tự tay em vẽ đó” rồi nở nụ cười thật tươi chào tôi. Tôi nhận nhưng không xem. 
Sáng hôm sau, mẹ gặp tôi và bảo “Con có nhiều quà lắm phải không, con thấy quà của em như thế nào?”. Tôi im lặng. “Con có biết không, em đã vẽ bức tranh cách đây 1 tháng rồi đấy. Em đã nắn nót từng chi tiết chỉ mong con vui nhưng con làm mẹ thất vọng quá”. Mẹ nói vậy chắc đã biết tôi không xem món quà của em… chắc là buồn lắm. Nghe mẹ nói thế, tôi thử lấy ra xem… và thật bất ngờ, em đã vẽ cảnh một gia đình vui vẻ nói cười. Có hai người đang ôm ấp và nghịch nhau… tôi đoán là em và tôi; xa xa có hai người lớn hơn nhìn cảnh tượng trên mỉm cười. Tuy em vẽ không giống nhưng tôi nghĩ tôi hiểu ý em. Chắc em muốn tôi và em vui vẻ, nô đùa với nhau còn bố mẹ thấy thế mà vui lây… mong muốn một gia đình hạnh phúc.
Trong giây phút đó, tim tôi như thắt lại và nước mắt cứ trào ra. Tôi tự nhủ lòng là sẽ không đối xử lạnh nhạt với em, sẽ nhường nhịn em. Ngày hôm đó, tiếng cười tràn ngập nhà tôi… tôi cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm và không còn rây rức như trước nữa. Tôi thật là một người chị không tốt. Tôi cảm tháy mình có lỗi với em và bố mẹ rất nhiều. Tuy bố mẹ không nói nhưng tôi biết trong lòng họ rất vui vì tôi đã trở lại vị trí của một người chị đúng nghĩa – một người con thấu hiểu bố mẹ.

Câu 4: Kể một câu chuyện về một con vật nuôi có tình có nghĩa.
Bài làm
Lúc em lên lớp Sáu, ông ngoại cho em một con chó nhỏ khoảng vài tháng tuổi, lông màu nâu sẫm có vằn đen như lông hổ. Em đặt tên cho nó là Lucky.
 Lucky là giống chó Phú Quốc rất quý. Lúc trưởng thành, nó có thân hình cân đối: ngực nở, bụng thon, bốn chân cao và mảnh. Chiếc đầu nhỏ, đôi tai nhọn dựng đứng, cặp mắt tinh nhanh. Chiếc mũi ướt đánh hơi rất tài. Đã nhiều lần, nó tấn công và giết chết những con chuột cống đáng ghét dám mò vào bếp ăn vụng.
 Lucky thông minh lắm. Dường như nó hiểu được tiếng người, hiểu được ý định của người sai khiến. Vì em chăm sóc Lucky từ nhỏ nên nó gắn bó với em hơn cả. Trừ những lúc đi học, còn ở nhà thì em đi đâu, Lucky cũng theo sát như hình với bóng. Nó rất thích chơi trò kéo co với em và phần thắng bao giờ cũng thuộc về nó. Vì Lucky khoẻ như vậy nên em còn đặt thêm cho nó một biệt danh là Lực sĩ.
Ban ngày, Lucky nằm trước thềm nhà, mõm gác lên hai chân trước, mắt lim dim. Nó chẳng ngủ đâu mà đang trông nhà đấy ! Một tiếng động nhẹ, một bóng người thoáng qua… nó đứng phắt lên, dỏng tai nghe ngóng. Tiếng sủa của Lucky lớn và vang. Trông bộ dạng của nó lúc giận dữ, kẻ có tà ý phải lùi xa. Ban đêm, nó không hề ngủ, cứ đi loanh quanh để giữ nhà. Có nó mọi người rất yên tâm.Ấy thế nhưng đối với người thân, Lucky lại rất hiền. Nó thích bày tỏ tình cảm bằng cách bắt tay, ngoáy tít cái đuôi hay nằm khoanh dưới chân chờ lệnh. Lòng trung thành của Lucky đã để lại trong em một ấn tượng không thể nào quên.
 Mùa hè năm ngoái, vào một buổi chiều, bạn Quốc và bạn Tùng rủ em ra kênh tắm, Lucky cũng đi theo. Con kênh mới đào dẫn nước ngọt tưới mát cho cả một vùng. Từ ngày có dòng kênh này, quê em bốn mùa phủ kín một màu xanh của lúa khoai, cây trái…Chiếc cầu bắc ngang kênh là nơi bọn con trai chúng em tụ tập vui chơi nô đùa hằng ngày. Chiều hôm ấy, chơi chán trò rồng rắn, trò đánh trận giả… cả đám ùa xuống dòng kênh té nước vào nhau và la hét vang trời. Sau đó, chúng em thách nhau bơi thi xem ai giỏi nhất.
Vốn không sợ nước và bơi cũng khá nên em nhận lời ngay. Sau tiếng hô bắt đầu của cu Tèo, ba “vận động viên” nhảy ùm xuống kênh, trổ tài bơi lội. Chặng đầu tiên, em vượt lên trước Quốc và Tùng cả đoạn dài. Tính hiếu thắng trỗi dậy, em dồn sức bơi thật nhanh để về đích trước.Nhưng… Ôi! Sao chân trái của em tự nhiên cứng đờ và đau quá thế này! Em đã bị “chuột rút”. Không thể duỗi chân ra bơi tiếp được nữa nên em vội kêu to nhưng càng kêu, nước càng ộc vào miệng nhiều hơn. Em mất thăng bằng, lạng người đi rồi trôi theo dòng nước. Em sợ hãi nghĩ rằng phen này chắc em chết mất!
 Trong cơn hoảng hốt, bỗng nhiên tay em quờ phải một vật gì đó mềm và ấm. Rồi hình như có ai đó túm chặt lấy quần em, cố lôi đi. Em định thần nhìn kĩ thì hóa ra là Lucky, chú chó thân yêu. Nó đã dũng cảm lao xuống cứu em trong cơn nguy hiểm. Vừa lúc đó, Quốc và Tùng cũng đã đến, kịp thời dìu em vào bờ. Lucky rùng mình rũ nước rồi mừng rỡ chạy quanh em, cất tiếng sủa vang.
 Được chứng kiến cảnh chú chó liều mình cứu chủ, ai cũng khen là con chó có nghĩa. Còn em và tất cả những người thân trong gia đình từ hôm ấy lại càng thêm yêu quý Lucky.

Câu 5:Giới thiệu về một vật dụng trong gia đình.
Bài làm
Đời sống của con người thì ngày càng tiến bộ.Các vật dụng trong gia đình đáp ứng cho cuộc sống của con người cũng ngày một tiến bộ theo.Trong số đó,phích nước là một vật liệu thông dụng trong gia đình mà chắc hẳn gia đình nào cũng phải sử dụng đến..
Phích nước là một đồ dùng trong gia đình dùng để giữ cho nước được nóng lâu.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phích có mẫu mã,kiểu dáng khác nhau,có loại phích điện hiệ đại mà chỉ có các gia đình có kinh tế khá mới sử dụng.Nhưng loại phích dạng thông thường vẫn được sử dụng nhiếu hơn cả.
Phích nước có dạng hình trụ,cao khoảng 49 đến 50 cm.Cấu tạo gồm hai phần :vỏ phích và ruột phích.Vỏ phích có thể được làm bằng nhựa hoặc nhôm.Bên ngoài vỏ phích người ta thường trang trí hoa văn,hình vẽ trông rất đẹp mắt.Dọc theo thân vỏ có một cái quai cầm để người sử dụnh dễ cầm,mang,xách và thuận lợi cho việc chế nước từ trong phích ra ngoài.Ngoài ra,trên vỏ phích còn có một cái quai xách chắc chắn để thuận tiện cho việc di chuyển phích nước.Bên trong vỏ phích được làm làm bằng thủy tinh có tráng thủy để giử độ nóng cho nước trong 1 thời gian nào đó.Nút phích là một bộ phận dùng đậy ruột phích ,nút phích có thể là nhựa,gỗ hoặc bằng nút thủy tinh tròn.Nút phích còn được bao đậy bởi nắp phích.Nắp phích được làm bằng nhực hoặc làm bằng nhôm tùy theo chất liệu của vỏ phích.
Cách sử dung phích nước thì rất đơn giản.Ta chỉ cần chế nước sôi vào ruột phích,sau đó đậy chặt nuts phích và nắp phích lại,khi nào cần thì mới mở nắp phích ra để lấy nước.Thông thường,các loại phích dạng này chỉ giữ đươc nước nóng không quá 6 tiếng.Khi mới mua về,chúng ta không nên sử dụng ngay mà phải cho nước ấm hoặc một ít nước giấm khoảng từ 50-60 độ C vào ruột phích,tráng đều để ruột có khả năng giữ nhiệt cao.Ruột phích là một bộ phận quan trọng nhất của phích nước,vì thế khi mua,ta phải quan sát thử xem ruột phích có bị nứt hay không.Một kinh nghiệm để chọn phích nước là áp tai vào miệng phích,nếu nghe tiêng"o..o"thì là phích tốt.Khi lựa mua phích nước,người tiêu dùng cần phải lưạchọn thạt kĩ và chính xác thì mới có thể xài phích được lâu.
Phích nước rất thuận lợi cho chúng ta.Nhờ phích,ta có thể sử dung nước nóng bất cứ khi nào.Không phải tốn nhiều thời gian đun nước.Mỗi lần như vậy không những mất nhiều thời gian của ta mà còn hao tốn gas,điện..
Việc bảo quản phích nước thì cũng rất đơn giản.Sử dụng lâu,ruột phích sẽ bẩn và có nhiều cặn.Vì thế chiúng ta nên lau rửa thường xuyên.Có thể cho một ít giấm hoặc chanh vào để rửa,sau đó rửa lại bằng nước sạch.Đặc biệt khi sử dụng phải chú ý nhẹ nhàng cẩn thận khi đặt phích xuống.Hơn nữa,phải đặt phích ở một vị trí thật an toàn,không nên đẻ quá thấp,tránh xa tầm tay trẻ em và cũng không nên để quá cao khi lấy sẽ khó khăn và có thể gây ra tai nạn nước sôi.Tốt nhất là nên đặt ở một độ cao nhất định và dễ lấy.
Phích nước là một vật dụng vô cùng hữu ích và thông dụng đối với mỗi gia đình.Cuộc sống ngày một hiện đại,trong tương lai sẽ có nhiều loại phích hiện đại hơn thế nữa được ra đời có khả năng giữ nhiệt cao hơn loại phích thông thường này

Câu 6: Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích.
Bài làm
Không biết tự bao giờ, cây hoa hồng đã trở thành một loài hoa tôn quý, vẻ đẹp của nó không thanh cao như hoa mai, không sặc sỡ như hoa ngũ sắc. Nhưng nó mang một vẻ đẹp mềm mại mà nhẹ nhàng, êm đềm như tình cảm của con người.
Cây hoa hồng có tên khoa học là Rose, thuộc họ hoa hồng, có xuất xứ ôn đới và á nhiệt đới, vùng bắc bán cầu. Theo các nhà khoa học, thực vật học thì hoa hồng đã xuất hiện trên trái đất khoảng vài chục triệu năm, còn cây hoa hồng được con người thuần chủng đưa vào trồng trọt cũng đã cách nay khoảng vài ngàn năm. Người ta khẳng định hoa hồng đầu tiên ở Trung Quốc và Tiểu Á, sau đó mới du nhập vào châu Âu, nhưng người châu Âu lại có công lai tạo ta giống hoa hồng hiện đại ngày nay. Trên thế giới, mỗi khi nhắc đến đất nước Bungari, người ta lại nhắc đến cây hoa hồng. Nếu như nói Nhật Bản là xứ sở của hoa anh đào thì Bungari lại là xứ sở của hoa hồng. Cây hoa hồng được trồng ở hầu khắp cả nước ta, đặc biệt là Đà Lạt.
Hoa Hồng thuộc họ rễ chùm, là loại cây thân gỗ bụi, thân và cành có gai nhọn, đó là một trong những nét đặc trưng của cây hoa hồng. Lá hoa hình bầu dục, rìa lá có răng cưa, gân lá hình mạng. Cánh hoa còn tùy thuộc vào từng loại hoa hồng. Hồng nhung Đà Lạt có thể xem là loại hồng đẹp nhất nước ta, cánh hoa mềm mại, xếp chồng xen kẽ lên nhau, gần như hình trái tim mang một màu đỏ tươi thắm, nó như hội tụ tất cả những tinh túy của đất trời, của cuộc sống, của thế giới các loài hoa. Hoa hồng có ba loại chính, đó là: hoa hồng dại, hoa hồng cổ điển và hoa hồng hiện đại.Hồng dại thường được thấy ở những nơi hoang dã, mọc ngoằn nghèo nên còn gọi là hồng leo. Hồng cổ điển là những giống hồng được thuần chủng, lai tạo từ trước năm 1867. Còn hồng hiện đại là những giống hồng được lai tạo từ sau năm 1867. Ở nước ta, hoa hồng còn được phân loại theo đặc tính của cây như: hồng cứng, hồng thạch, hồng quế, hồng cánh sen, hồng vàng...
Cây hoa hồng như một món quà thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta, nó làm phong phú thêm đời sống vật chất và tinh thần của con người. Người ta nói, hoa hồng tượng trưng cho tình yêu: tình yêu gia đình, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình yêu đôi lứa... Cây hoa hồng như mang trong nó tâm linh của loài người, mỗi cánh hoa như ấp ủ một nỗi niềm, một tình cảm sâu lắng nào đó của con người. Trong ngày lễ "vu lan", vào chùa chúng ta thường thấy những bông hồng cài trên ngực áo thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, rồi đến ngày Nhà giáo Việt Nam, từng lớp học trò lần lượt mang những canh hồng đỏ thắm dâng tặng lên thầy, cô kính yêu như thể hiện lòng biết ơn. Ngày lễ Valentin, ngày 8/3... chúng ta cũng không quên những bông hồng xinh xắn tặng cho các mẹ, các chị và đặc biệt là người yêu mình. Cứ như thế, cây hoa hồng đi vào thơ ca một cách tự nhiên không biết từ lúc nào, chúng ta thường nghe câu nói dân gian Hoa đẹp là hoa có gai, câu nói đó ám chỉ cây hoa hồng, rồi ta cũng thường nghe bài hát Bông hồng cài áo, đọc tác phẩm Hoa hồng Bungari...
Không những phục vụ cho đời sống tinh thần, hoa hồng được phục vụ cho đời sống vật chất của con người. Một phòng họp, một phòng khách, một quán trà... có thêm một cành hồng trên bàn cùng đủ làm cho không gian thêm trang trọng và lãng mạn. Có thể nói rằng hoa hồng có tính trang trí cao. Hương hoa hồng không thơm ngát như hoa lài mà ngược lại rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Vì vậy, hoa hồng được nhiều nước chọn nguyên liệu để làm nước hoa, mĩ phẩm, góp phần tôn lên vẻ đẹp của con người. Hoa hồng cũng được trồng kể kinh doanh, thu lợi nhuận.
Nhìn chung, hoa hồng ở Việt Nam thích nghi nhiệt độ trung bình từ 18 - 25oC, độ ẩm tối đa 85%, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1000-2000 mm, độ pH từ 5,6 - 6,5. Trong mùa hè, do nhiệt độ lên cao, độ ẩm lớn cây hoa hồng có nguy cơ xuất hiện các loại bênh như gỉ sắt, phấn trắng, rệp. Nếu cây bị nấm phấn trắng trong vụ xuân thì dùng đồng sulfat 1% để tưới, đồng thời phải cắt bỏ những cành bị bệnh nặng và đốt đi. Đất dùng để trồng hoa hồng phải bằng phẳng, tơi xốp.Hoa hồng thường được nhân giống theo ba cách: giâm cành, chiết cành hoặc ghép cành.
Như thế, cây hoa hồng là loài hoa tượng trưng cho sắc đẹp và tâm tình, nó không thể thiếu trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người. Vì vậy, bảo vệ và phát triển giống hoa hồng là điều cần thiết mà con người cần làm hiện nay.
Câu 7: Giới thiệu về một cảnh đẹp quê hương em.
Bài làm
Thuộc vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 60km, động Phong Nha được coi là "Thiên Nam đệ nhất động" của Việt Nam. 
Ðộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với tổng chiều dài lên đến khoảng 20km nhưng hiện nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất, là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất. Nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người.

Vào mùa nước lớn, nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương. Cửa động rộng khoảng 20m, cao 10m, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn.
Xen lẫn với tiếng mái chèo như có tiếng chiêng vẳng lên. Người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... Tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiếng trống.
Phong Nha có trên 20 buồng với hành lang chính dài tới 1500m và nhiều hành lang phụ dài hàng trăm mét. Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặt nước rộng khoảng 10m. Các hang phía trong, từ hang thứ 4 trở vào trần hang cao đến 25-50m. Từ buồng thứ 14, du khách theo các hành lang khác đi sâu hơn nữa dưới mặt đất đến những buồng to hơn rộng hơn nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còn tiếp tục.
Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là hang nước cạn do nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ. Khó có thể mô tả vẻ đẹp hùng vĩ của những buồng, những hành lang đá vôi phủ đầy thạch nhũ long lanh dưới ánh đuốc của dòng sông ngầm. Du khách vừa xúc động vừa ít nhiều hồi hộp lo sợ khi thấy mình như đang nằm trong miệng một con quái vật khổng lồ: với những hình thù kỳ dị nguyên sơ mà trí tưởng tượng của con người tha hồ gán cho chúng biết bao huyền thoại, sự tích.
Sau hàng chục cuộc thám sát khoa học của người Việt, người Pháp, người Anh... động Phong Nha vẫn còn đó với những điều bí ẩn.Vào mùa nước lớn, nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương. Cửa động rộng khoảng 20m, cao 10m, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiếng mái chèo như có tiếng chiêng vẳng lên. Người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... Tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiếng trống. 
Phong Nha có trên 20 buồng với hành lang chính dài tới 1500m và nhiều hành lang phụ dài hàng trăm mét. Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặt nước rộng khoảng 10m. Các hang phía trong, từ hang thứ 4 trở vào trần hang cao đến 25-50m. Từ buồng thứ 14, du khách theo các hành lang khác đi sâu hơn nữa dưới mặt đất đến những buồng to hơn rộng hơn nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còn tiếp tục.
Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là hang nước cạn do nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ. Khó có thể mô tả vẻ đẹp hùng vĩ của những buồng, những hành lang đá vôi phủ đầy thạch nhũ long lanh dưới ánh đuốc của dòng sông ngầm. Du khách vừa xúc động vừa ít nhiều hồi hộp lo sợ khi thấy mình như đang nằm trong miệng một con quái vật khổng lồ: với những hình thù kỳ dị nguyên sơ mà trí tưởng tượng của con người tha hồ gán cho chúng biết bao huyền thoại, sự tích.
Sau hàng chục cuộc thám sát khoa học của người Việt, người Pháp, người Anh... động Phong Nha vẫn còn đó với những điều bí ẩn

Câu 8: Giới thiệu về một tác phẩm văn học.
Bài làm
"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.
Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.
Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.
"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.





















 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,090
  • Tổng lượt truy cập8,430,868
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây