ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ II

Thứ bảy - 01/05/2021 20:47
Phần I. Văn bản
tải xuống (3)
tải xuống (3)

TT Tên vb Tác giả Thể loại Nội dung
1.
Nhớ rừng

Thế Lữ

Thơ mới tám chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
2.
Ông đồ

Vũ Đình Liên
Thơ mới ngũ ngôn Là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của " ông đồ" qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
3. Quê hương Tế Hanh Thơ mới tám chữ Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
4. Khi con tu hú Tố Hữu Thơ lục bát Là bài thơ lục bát giản dị, thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
5. Tức cảnh Pác Bó


Hồ Chí Minh
 



Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác hồ trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Vời Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
6. Ngắm trăng Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm..
7. Đi đường Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
8. Chiếu dời đô Lí Công Uẩn Chiếu (Chữ hán) Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đát nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
9.
Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn

Hịch (Chữ hán)
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ , sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
10 Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi

Cáo
Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

11

Bàn luận về phép học

Nguyễn Thiếp

Tấu

Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
12
Thuế máu

Nguyễn Ái Quốc

Phóng sự
Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
13
Đi bộ ngao du

Ru-xô

Tiểu thuyết
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
14 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Mô-li-e

Kịch
Là một lớp kịch trong vở "Trưởng giả học làm sang" của Mô-li-e được xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
                                                                     
Phần II. Tiếng Việt.
1. Kiểu câu
 
    Khái niệm
1. Câu nghi vấn * Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
* Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời
2. Câu cầu khiến * Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3. Câu cảm thán * Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4. Câu trần thuật * Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc... (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật  thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. 
5. Câu phủ định * Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu.....
* Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (Câu phủ định bác bỏ).
2. Hành động nói
* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :
- Hành động hỏi (Bạn làm gì vậy?)
- Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..)  Ngày mai trời sẽ mưa.)
- Hành động điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) (Bạn giúp tôi trực nhật nhé!)
- Hành động hứa hẹn. (Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa.)
- Hành động bộc lộ cảm xúc. (Tôi sợ bị thi trượt học kì này.)
* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng  kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp), hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)
3. Hội thoại
*Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).
- Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
4. Lựa chọn trật tự từ trong câu
* Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có tác dụng:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.

Phần III. TẬP LÀM VĂN
* Văn nghị luận: Một số đề và dàn ý tham khảo
Đề  1
                                                 Tác dụng của  sách đối với đời sống con người        
A. Mở bài        
- Vai trò của tri thức đối với loài người.
- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách, bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người.
B. Thân bài
* Giải thích: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống.
* Chứng minh tác dụng của sách
- Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết, thu nhận thông tin một cách nhanh nhất + DC
- Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt + DC
- Sách là người bạn động viên, chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta + DC
* Tác hại của việc không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi                   
* Phương pháp đọc sách
- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm,s uy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.
- Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống.
C. Kết bài
- Khẳng định sách là người bạn tốt.
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách, phải yêu quý sách.
Đề 2
Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.
A. Mở bài                    
Giới thiệu: Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông thôn và vùng sâu xa.
B. Thân bài
- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước
- Muốn có tri thức, học giỏi cần chăm học: kiên trì làm việc gì cũng thành công…
- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học, học giỏi + DC
- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn + DC 
- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong cuộc sống => Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập. 
C. Kết bài: Liên hệ với bản thân

Đề 3
Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn.
 A. Mở bài: Vai trò của trang phục đối với xã hội và con ngư­ời có văn hoá nói chung và tuổi học trò nói riêng.
B. Thân bài:
- Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh:
+ Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hoá.
+ Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đua đòi chạy theo mốt ăn mặc không lành mạnh (đ­an xen yếu tố tự sự, miêu tả).
- Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh:
+ Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hư­ởng xấu tới kết quả học tập
+ Lại không có văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hư­ởng tới nhân cách của con ng­ười
- Ăn mặc nh­ư thế nào là có văn hoá ?
+ Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.
+ Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là ngư­ời lịch sự, có văn hoá, biết tự trọng và tôn trọng mọi ngư­ời
 C. Kết bài : Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn

Đề 4
 Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở ... học tập của các cháu” Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào
A. Mở bài :  Giới thiệu nội dung câu nói của Bác Hồ gửi học sinh
B. Thân bài
- Thế nào là một  dân tộc vẻ vang: Dân tộc độc lập, đời sống vật chất no đủ, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội văn minh tiên tiến
- Sánh vai với các cường quốc năm châu có nghĩa là đưa nước ta phát triển ngang tầm vóc với các cường quốc, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh cùng nền văn hoá đa dạng , đậm đà bản sắc
- Muốn có được điều đó phần lớn dựa vào công lao học tập của các cháu: làm rõ mối quan hệ giữa tương lai tươi sáng của dân tộc với việc học tập của thế hệ trẻ…
- Liên hệ thực tế học sinh và thế hệ trẻ hiện nay đang và đã làm gì cho sự phát triển của đất nước,
liên hệ bản thân.
C. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của học sinh với tương lai đất nước.


Đề 5
Hình ảnh Bác Hồ qua các bài thơ: “Ngắm trăng”, “Đi đường”, “Tức cảnh Pác Bó”
 A. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về 3 bài thơ.
            - Giới thiệu hình ảnh của Bác qua ba bài thơ: Hoà nhập với thiên nhiên, yêu thiên nhiên; luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, có nghị lực phi th­ường.
B. Thân bài:
            Lần l­ượt làm rõ  nội dung các luận điểm:
            + Bác rất yêu thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
            + Tinh thần lạc quan của Bác (lấy dẫn chứng và phân tích)
            + Nghị lực phi thư­ờng của Bác (lấy dẫn chứng và phân tích) 
C Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Nêu cảm xúc, suy nghĩ.

Đề 6
Lời ca tiếng hát làm con người thêm vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ. Em hãy chứng minh nhận xét trên.
 A. Mở bài: Hàng ngày lời ca tiếng hát đến với con người và trở thành món ăn tinh thần làm cho con người trở lên vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ.
B. Thân bài:
- Tiếng hát gắn liền với cả cuộc đời của con người.
- Tiêng hát là niềm vui của con người trong lao động để quên hết mệt nhọc, vất vả.
- Tiếng hát động viên,khích lệ con người trong chiến đấu: Trong hai cuộc chiến đấu tiếng hát theo anh bộ đội ra trận (Dẫn chứng)
- Tiếng hát đem lại niềm tin yêu, lạc quan cho những chiến sĩ cách mạng trong nhà tù đế quốc (Dẫn chứng).
- Tiếng hát tạo lên không khí vui tươi trong tuổi trẻ học đường (Dẫn chứng)
C. Kết bài: Khẳng định cuộc sống không thể thiếu tiếng hát. Con người mãi mãi cất cao tiếng hát để cuộc sống trở lên tươi vui
Đề 7
Văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh của đất nước.  
a. Mở bài: Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ là những văn bản còn lưu lại  mãi mãi trong sử sách nước nhà. Qua hai văn bản này ta thấy rất rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh như LCU và TQT.
b. Thân bài:
- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các vị lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn có vai trò cực kì quan trọng.
- Trước hết, họ là những người yêu Tổ quốc Việt Nam thật sâu sắc nên đã hết lòng chăm lo việc nước.
- Vì lo cho sự hưng thịnh lâu dài của đất nước mà Lý Công Uẩn mới quyết định chọn đất Thăng Long,  một nơi có nhiều lợi thế với lẽ thiên thời, địa lị, nhân hoà để làm kinh đô mới "kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"
- Trần Quốc Tuấn cũng vì lo cho vận mệnh của đất nước mà nung nấu lòng căm thù quân cướp nước và ý chí tiêu diệt giặc.
- Đưa dẫn chứng: "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng"
- Các vị lãnh đạo tài ba cũng đã nghiêm khắc phê phán những điều sai trái, không có lợi cho quốc gia:
+ LCU phê phán hai triều đình Đinh, Lê đã không biết nhìn xa trông rộng nên đã chọn nơi không thuận lợi để đóng đô.
+ TQT thì phê phán lối ăn chơi, hưởng lạc không phù hợp với tình thế đất nước nguy nan của một số tướng sĩ lúc bấy giờ.
- Họ cũng là những người có trí tuệ và mưu lược cao sâu nên LCU mới có thể nhìn rõ địa thế tuyệt đẹp của Thăng Long để quyết định dời đô và Trần Quốc Tuấn thì đúc kết binh pháp để viết ra cuốn Binh thư yếu lược dùng cho quân sĩ học tập và rèn luyện.
c. Kết bài: Khẳng định vai trò của những người lãnh đạo anh minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đề 8
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.              
a. Mở bài
- Từ xưa đến nay có không ít người bàn về cách học, phương pháp học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 
- Trong bài tấu trình lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp có bàn về phép học trong đó có đề xuất đến một số hương pháp học rất đúng đắn, rất tiến bộ, đó là: “Học phải đi đôi với hành”. 
b. Thân bài
- Học là nắm chắc lý thuyết, hành là thực tế, là việc làm cụ thể. Học đi đôi với hành có nghĩa là học lý thuyết phải gắn liền với thực tế, với việc làm (lấy dẫn chứng).  
- Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau: Học giỏi lý thuyết thì thực hành một cách dễ dàng, hiệu quả. Thực hành tốt thì sẽ nhớ lý thuyết lâu hơn, hiểu sâu sắc hơn (lấy dẫn chứng).  
- Thiếu đi một trong hai yếu tố thì làm việc gì cũng khó…   
- Học phải kết hợp với hành thì tri thức mới toàn diện và sâu sắc mới góp phần xây dựng quê hương đất nước.
3. Kết bài:           
- Ý nghĩa, kết quả của phương pháp “Học đi đôi với hành”trong thực tế cuộc sống.  
- Bài học cho bản thân về vấn đề học tập. 

Đề 9
 1. Phân tích bốn cảnh của bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ).
- Giới thiệu khái quát tác phẩm.  
- Bốn cảnh của bức tranh tứ bình đó là:
         + Cảnh ''những đêm vàng bên bờ suối'' với h/ả con hổ ''say mồi đứng uống ánh trăng tan'' đầy làng mạn.
         + Cảnh ''ngày mưa chuyển bốn phương ngàn'' với hình ảnh con hổ đang mang dáng dấp đế vương ''Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới''.
         + Cảnh ''bình minh cây xanh nắng gội'' chan hoà ánh sáng, rộn ràng tiếng chim đang ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.
         + Cảnh ''Chiều lênh láng máu sau rừng'' thật dữ dội với con hổ đang chờ đợi mặt trời ''chết'' để ''chiếm lấy riêng phần bí mật'' trong vũ trụ.
                     Nhận xét: Cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng và con hổ cũng nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực.
2. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
                                   “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
                                          ……………………………………
                                      Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..”
                                                                             (Quê Hương – Tế Hanh)
- Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: tác giả - tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.
- Hình ảnh con thuyền và cánh buồm được miêu tả với nhiều sáng tạo.
- So sánh con thuyền với tuấn mã cùng với các từ “hăng”, “phăng”, “vượt” đã diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền rẽ sóng ra khơi.
-  Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những trai làng ra khơi đánh cá phấn khởi tự tin.
- Hình ảnh “cánh buồm” trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với “mảnh hồn làng” làm sáng lên  vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị.
- Đó là tình quê, tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh.
3. Cảm nhận của em về bức tranh mùa hè trong bài thơ Khi con tu hú.
   Sáu câu thơ đầu mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh mùa hè được đưa vào bài thơ: tiếng ve ran trong vườn râm, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây đượm ngọt...tiếng chim tu hú đã thức dậy mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do...trong cảm nhận của người tù. Qua đó ta thấy được sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy lòng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay10,600
  • Tháng hiện tại174,014
  • Tổng lượt truy cập7,030,318
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây