TT | Tên văn bản | Tác giả | Xuất xứ | Thể thơ | Nội dung chính, nghệ thuật |
1 | Nhớ rừng (Thơ mới) |
Thế Lữ (1907-1989) |
Viết 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” | Thơ tám chữ | Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. |
2 | Quê hương (Thơ mới) |
Tế Hanh (1921-2009) |
Trích trong tập “Nghẹn ngào”-1939 | Thơ tám chữ | Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. |
3 | Khi con tu hú (Thơ cách mạng) |
Tố Hữu (1920-2002) |
Sáng tác tháng 7-1939 tại nhà lao Thừa Phủ | Thơ lục bát | Là bài thơ lục bát giản dị,thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. |
4 | Tức cảnh Pác Bó (Thơ cách mạng) |
Hồ Chí Minh | Sáng tác tháng 2-1941 khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó | Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật | Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó.Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. |
5 | Ngắm Trăng (Vọng nguyệt) |
Hồ Chí Minh | Trích tập “Nhật kí trong tù” viết khi Bác bị giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch (1942-1943) | Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật | Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. |
6 | Đi đường (Tẩu lộ) |
Hồ Chí Minh | Trích tập “Nhật kí trong tù” (1942-1943) | Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật | Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. |
Nội dung | Bình Ngô Đại Cáo | Nam quốc sơn hà |
Khẳng định chủ quyền | Trên nhiều phương diện toàn diện rõ ràng, không thể chối cãi: tên nước, nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chủ quyền, truyền thống lịch sử, nhân tài. | Trên hai phương diện: bờ cõi và chủ quyền (vua) – được khẳng định ở sách trời là lực lưỡng siêu nhiên không rõ ràng. |
Lòng yêu nước, yêu dân | Lấy dân làm gốc, yêu nước là yêu dân. | Trung quân ái quốc. Yêu nước là yêu dân. |
Vạch trần tội ác của giặc | Vạch trần tội ác của giặc, khẳng định số phận của chúng khi bằng chứng cớ lịch sử thuyết phục, hùng hồn. | Vạch trần tội ác của quân xâm lược, là lời dự báo cho số phận của chúng. |
TT | Kiểu câu | Đặc điểm hình thức & chức năng | Ví dụ |
1 | Câu nghi vấn |
– Có chức năng chính là dùng để hỏi.
|
– Con ăn cơm chưa? Þ Câu nghi vấn dùng để hỏi. – Sao mày dám chưa ăn cơm hả? Þ Câu nghi vấn dùng để đe dọa. |
2 | Câu cầu khiến |
|
– Ra ngoài! Þ Câu cầu khiến dùng để ra lệnh. – Con nên học tập chăm chỉ hơn! Þ Câu cầu khiến dùng để khuyên bảo. |
3 | Câu cảm thán |
|
– Hỡi ơi lão Hạc! – Ôi chao, buổi bình minh mặt trời mọc mới đẹp làm sao! Þ Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc. |
4 | Câu trần thuật |
|
– Ma túy gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. ÞCâu trần thuật dùng để kể. – Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá. Þ Câu trần thuật dùng để yêu cầu, đề nghị. |
5 | Câu phủ định |
– Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ). |
– Nam không đi Huế. Þ Câu phủ định miêu tả dùng để xác nhận không có sự việc Nam đi Huế diễn ra. – Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn …- đâu có! Þ Câu phủ định dùng bác bỏ ý kiến trước đó. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn