kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
VĂN HỌC HTPP VIỆT NAM TRƯỚC CMT 8 – 1945
Thứ năm - 29/10/2020 04:05
A. Ngô Tất Tố và tác phẩm “ Tắt đèn”. I. Tắt đèn – một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép. - Lên án chính sách sưu thuế bất công, phi lí của nhà nước thực dân, phong kiến trước CMT 8 : tiền nộp quá nặng, thúe dánh vào đời sống, đánh cả vào người đã chết. - Vạch trần bản chất độc ác, tham lam, dâm ô, đểu cáng, truỵ lạc của bọn cường hào, tay sai và quan lại từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh.....
II. Chị Dậu - một hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam. - Chị Dậu phải sống nghèo khổ, lại gặp cảnh ngộ thật đáng thương, quanh năm đầu tắt mặt tối cày thuê, cuốc mướn mà gia đình vẫn túng quẫn : lên đến bậc nhất nhì trong hạng cùng đinh của làng , đến sự sưu thuế, chồng lại ốm, con còn nhỏ, trong nhà không còn thứ tài sản gì đáng giá..... - Trong gian truân, hoạn nạn, chị Dậu vẫn gìn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân lao động : đảm đang, tháo vát, thương chồng, thương con.....luôn giữ gìn phẩm chất ngay thẳng, trong sạch của người phụ nữ..... tiềm tàng một sức sống và một tinh thần phản kháng mạnh mẽ. III. Hình ảnh chị Dậu qua đoạn trích : Tức nước vỡ bờ. 1. Tình thế của gia đình chị Dậu. - Tình thế của chị Dậu trong buổi sáng hôm ấy thật thê thảm, đáng thương, nguy cấp: + Anh Dậu vừa tỉnh lại, chị Dởu vừa thương xót vừa lo lắng, vừa hồi hộp chờ đợi bọn người nhà lí trưởng đến thúc sưu ( câu chuyện vừa tạm chùng xuống thì lại đã bắt đàu có dấu hiệu căng lên: chị Dởu đang hối hả múc cháo, quạt, bà lão hàng xóm lật đật chạy sang hỏi thăm và phút chốc lại trở về với vẻ mặt băn khoăn. Anh Dởu cố ngồi dậy húp bát cháo để chiều lòng người vợ hiền.) + Không khí buổi sáng thật căng thẳng ỷtong âm vang giục giã, hối thúc đầy đe doạ cua tiếng trống, tiếng tù và thủng thẳng đua nhau vọng từ đầu làng đến đình. 2. Những phẩm chất đáng quý của chị Dậu. a. Chị là người phụ nữ hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. - Anh Dạu bị chúng đánh đập ngất xỉu và trả về cho chị, được hàng xóm cứu giúp anh Dậu tỉnh lại. - Chị nấu cháo, dỗ dành chồng ăn cho lại sức: cử chỉ, lời nói au yếm thiết tha. => Người vợ hiền dịu, sống rất tình nghĩa, thương chồng, thương con. ó Nét đẹp trong tính cách của người phụ nữ Việt Nam. b. Tư thế hiên ngang bất khuất trước bọn người độc ác. - Chính vì lòng yêu chồng, thương con, bảo vệ chồng, bảo vệ con, bảo vệ gia đình chị đã phải vùng lên chông slại cường quyền bạo lực. + Lúc đầu: Chị bình tĩnh cố giảng giải, van xin có tình có lí. + chị cái lại bằng lí lẽ, bình đẳng -> thể hiện sự hiểu biết, ngang hàng với chúng. + Chị xông vào cự lại chúng.
Lòng căm giận của chị Dậu như trào sôi, thể hiện trong ngôn ngữ, thái độ, hành động: Hình ảnh của chị Dậu đã thay đổi: Một người đàn bà nhà quê bị nhiều oan ức, đè nén ấy trong nháy mắt đã thay đổi hành động.
Sự vùng lên của chị Dậu không phải là bột phát, không phải là sự liều lĩnh vô ý thức mà bắt nguồn từ trong ý thức rõ ràng, mạnh bạo và thật dứt khoát. Bởi vì, sau khi “ chiến thắng” nghe chồng vừa trách, vừa than thở: “ U nó không được thế………. Mình đánh người ta thì mình phải ngồi tù, phải tội”, chị đã trả lời: “ Thà ngồi tù…. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được” -> Thể hiện thái độ hiên ngang, thách thức trước tất cả mọi kẻ cầm quyền, từ những tên quan to nhất đến mấy kẻ tay sai nhỏ nhất lúc bấy giờ.
Chị Dậu hiện rõ vẻ đẹp của một người phụ nữ nông dân giàu tình thương, có tư thế hiên ngang, bất khuất, dũng cảm vùng lên chống lại cường quyền bạo lực. Chị xứng đáng là người phụ nữ nông dân tiêu biểu cho thế hệ phụ nữ Việt Nam trong văn học giai đoạn mới, xứng đáng là con cháu của bà Trưng, bà Triệu.
B. Nam Cao với truyện ngắn: “ Lão Hạc”. I. Hình ảnh lão Hạc. 1. Người nông dân nghèo khổ, bất hạnh, chân thực. - Người nông dân nghèo khổ: + Lão nghèo, nghèo lắm: Không có tài sản gì cả, nghèo đến nỗi không có tiền để cưới vợ cho con. + Quanh năm đi làm thuê để kiếm sống. + Ăn uống tạm bợ: kiếm được gì ăn nấy: ăn cả củ chuối, rau má, sung luộc, củ ráy, bữa cua, bữa ốc…… + Khi ốm không có tiền mua thuốc. + Không còn cách để có thể tự sống được thì lão tự tử chết.
Con người bất hạnh:
+ Vợ mất sớm, một mình gà trống nuôi con khôn lớn. Khi con trưởng thành vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su. + Lão sống thui thủi một mình không người thân thích, khi ốm đau không ai hỏi han, quan tâm, chăm sóc. + Chỉ có con chó ( cậu Vàng) để làm bạn nhưng cuối cùng cũng phải bán đi. + Chết một cách đau đớn vật vã. - Gửi tiền, gửi vườn nhờ ông giáo giữ hộ cho con -> Tin tưởng vào người khác => Hiện thực về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước CMT8/1945. 2. Một con người nhân hậu, thương con : - Đối với con : + Lão vô cùng ân hận, dằn vặt khi không có tiền cho con cưới vợ -> Trách nhiệm của một người cha chưa hoàn thành. + Rất nhớ con, mong mỏi ngày trở về của con. + Sống tằn tiệm để giữ gìn cho con. + Sẵn sàng chết đi để mang lại tương lai cho con. + Không để cho con xấu hổ khi về làng lại mang tiếng là có người cha thiếu tự trọng.
Đối với con chó (cậu Vàng):
+ Coi như vật báu, là sợi dây nối giữa lão và đứa con trai. + Đối xử như với con người. + Coi như người bạn tri kỉ. + Khi bán rất băn khoăn, day dứt. Khi bán rồi lại ân hận, xót xa, tự trách mình.
Phẩm chất hiếm có của con người trong hoàn cảnh khó khăn bế tắc.
Cách đi riêng của Nam Cao để tạo nên phong cách của mình.
3. Một con người tự trọng: - Sống không quỵ luỵ, không tựa nhờ lợi dụng vào người khác. - Từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác. - Gửi tiền lo ma chay cho mình khi chết. => Lão là con người đáng kính trọng, con người không máy khi gặp trong lúc bấy giờ. => Biệt tài của Nam Cao : Không miêu tả những xung đột giai cấp mà đi sâu vào khai thác chiều sâu nội tâm của con người -> Cách tân, hướng đi mới để dẫn Nam Cao đến với thành công. II. Nhân vật ông giáo :
Đóng vai trò là người dẫn chuyện.
Là con người thấu hiểu cuộc sống khổ cực bần hàn của người nông dân lao động.
Cảm thông chia sẻ với nỗi đau, mất mát của người nông dân.
Cũng là con người có cuộc sống vất vả khó khăn.
=> Tác giả đã gửi vào nhân vật này tất cả những suy nghĩ, tâm huyết và cái nhìn nhân đạo của mình về cuộc sống người nông dân Việt Nam trước CMT8/1945. C. Nghệ thuật : - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện dộc đáo. - Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. - Cách xây dựng nhân vật điển hình.