kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI TRỢ TỪ THÁN TỪ; TÌNH THÁI TỪ.
Thứ năm - 29/10/2020 04:13
I. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 1. Lí thuyết. ? Thế nào là từ địa phương? - Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ử một ( hoặc một số) địa phương nhất định. Ví dụ: O (cô gái) chỉ dùng ở Nghệ Tĩnh. Hĩm ( bé gái) chỉ dùng ở Thanh Hoá. ? Thế nào là biệt ngữ xã hội? - Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Ví dụ: Thời phong kiến vua tự xưng là trẫm. - Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội phải thực sự phù hợp với tình huống giao tiếp, nhằm tăng thêm sức biểu cảm. 2. Luyện tập.
Bài tập 1. ? Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? vì sao? Đáp án
-Khái là từ địa phương miền Trung Nam Bộ.
- Cọp, hổ là từ toàn dân.
Bài tập 2.
Đáp án ? Cho đoạn trích:
Ai vô thành phố
Hồ Chí Minh Rực rỡ tên vàng. Tìm và nêu rõ tác dụng của từ địa phương mà tác giả sử dụng?
Đáp án - Tác giả lấy tư cách là người miền Nam tâm tình với đồng bào ruột thịt của mình ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ vô là từ địa phương miền Nam, do đó dùng từ vô để tạo sắc thái thân mật, đầm ấm. Bài tập 3. ? Xác định từ toàn dân tương ứng với những từ địa phương được in đậm trong câu sau: Chị em du như bù nước lã. - Du -> dâu. - Bù -> bầu.
II. Trợ từ, thán từ.
Lý thuyết.
? Trợ từ là gì? - Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: + Trợ từ để nhấn mạnh: Những, cái, thì, mà, là... + Trợ từ dùng để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc: có, chính, ngay, đích, thị... ? Thán từ là gì? - Thán từ là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. ? Thán từ được chia làm mấy loại? đó là những loại nào? - Thán từ được chia làm hai loại: + Thán từ dùng để biểu lộ tình cảm: Thán từ đích thực như ôi, ối, ái, ồ, á, chà, eo ơi, này, hỡi ơi... thán từ đi kèm thực từ như trời ơi, khổ quá, cha mẹ ơi, chết... + Thán từ gọi đáp như hỡi, ơi, ê, vâng... 2. Luyện tập. Bài tập 1. ? Tìm trợ từ trong các câu sau:
Những là rày ước mai ao.
Cái bạn này hay thật.
Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy.
Đích thị là Lan được điểm 10.
Có thế tôi mới tin mọi người.
Đáp án - Các từ đứng đầu trong mỗi câu đều là trợ từ. Bài tập 2. ? Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau:
Nó hát những mấy bài liền.
Chính các bạn ấy đã giúp Lan học tập tốt.
Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
Ngay cả bạn thân, nó cũng ít tâm sự.
Anh tôi toàn những lo là lo.
Đáp án - Câu a, e trợ từ những dùng để nhấn mạnh sự quá ngưỡng về mức độ. - Câu b trợ từ chính dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy. - Câu c trợ từ chỉ dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy. - Câud trợ từ ngay cả dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy. Bài tập 3. ? Đặt câu với những thán từ sau đây: à, úi chà, chết thật, eo ơi, ơi, trời ơi, vâng.
III. Tình thái từ.
Lí thuyết.
? Thế nào là tình thái từ? - Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói( ghi vấn, cầu khiến, cảm thán) và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Ví dụ: Mời u xơi khoai đi ạ! U bán con thật đấy ư? Từ ạ trong câu trên biểu thị thái độ kính trọng của Tí đối với mẹ, còn từ ư đã biến cả câu thành câu ghi vấn.
- Chức năng của tình thái từ + Tạo câu ghi vấn : à, ư, chứ, hả, phỏng, chăng... + Tạo câu cầu khiến: đi, nào, thôi, với... + Để tạo câu cảm thán: thay, thật, sao ... + Tình thái từ còn có chức năng biểu thị sắc thái tình cảm: à, ạ, nhé, cơ, mà, kia, thôi... 2. Luyện tập. Bài tập 1. ? Trong gao tiếp, các trường hợp phát ngôn sau đây thường bị phê phán. Em hãy giải thích vì sao và chữa lại cho thích hợp. - Em chào thầy. - Chào ông cháu về. - Con đã học bài rồi. - Mẹ ơi, con đi chơi một lát. Bài tập 2. ? Xác định từ loại của các từ in đậm sau đây và giải thích vì sao:
- Đảng cho ta trái tim giầu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay. ( Tố Hữu) - Tôi mà có nói dối ai Thì trời đánh chết cây khoai giữa đồng. ( Ca dao) - Tôi đã giúp bạn ấy nhiều rồi mà.
– Mà nói vậy trái tim anh đó.
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ ( Tố Hữu) - Trời mưa thì chúng mình đành ở nhà vậy.
Bài tập 3. ? Từ vậy trong các trường hợp sau có gì đặc biệt?
Anh bảo sao thì tôi nghe vậy.
Không ai hát thì tôi hát vậy.
Bạn Lan hát vậy là đạt yêu cầu.
Bài 4. ? Đặt câu có sử dụng tình thái từ để biểu thị các ý sau đây: miễn cưỡng, kính trọng, thân thương, thân mật, phân trần.