VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

Chủ nhật - 27/06/2021 05:11
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội
a) Bối cảnh
tải xuống (3)
tải xuống (3)
- 30 - 4 - 1975 : Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất.
- Kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng kéo dài, lạm phát phi mã do hậu quả của chiến tranh và điểm xuất phát của nền kinh tế thấp.
b) Công cuộc Đổi mới
Quá trình :  1979 : Manh nha ; 1986 : Khẳng định.
 Xu thế : Ba xu thế chính :
- Dân chủ hoá đời sống kinh tế xã hội.
- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế.
c) Kết quả
- Đất nước thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát bị đẩy lùi.
- Tốc độ phát triển kinh tế khá cao : 0,2% (1975 - 1980) tăng lên 7,3% (2003).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP).
- Cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế cũng chuyển biến tích cực (hình thành 3 vùng trọng điểm kinh tế, vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo được ưu tiên phát triển).
- Đã giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a) Bối cảnh
- Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của thời đại tạo cho nước ta nhiều thời cơ nhưng cũng có nhiều thách thức.
- Năm 1995 : Bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì. Gia nhập ASEAN, từng bước thực hiện các cam kết AFTA.
- Năm 1998 :  Gia nhập APEC.
b) Kết quả
- Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài ODA, FDI (đến năm 2005 có 7279 dự án được đầu tư với tổng số vốn 66,25 tỉ USD).
- Đẩy mạnh ngoại thương (năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 69419,9 triệu USD).
- Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
- Tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển bền vững.
- Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực :
              A. Chính trị.                                     B. Công nghiệp.
              C. Nông nghiệp.                               D. Dịch vụ.
Câu 2.   Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ :
              A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
              B. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
              C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998.
              D. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
Câu 3.   Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là :
              A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
              B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm.
              C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số.
              D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu.
Câu 4.   Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức :
              A. Thương mại thế giới.                 
              B. Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
              C. Khu vực tự do mậu dịch ASEAN.
              D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Câu 5.   Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
              A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.
              B. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia.
              C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.
              D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Câu 6.   Đây là thời kì nước ta có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong giai đoạn 1975 - 2005.
              A. 1975 - 1980.                                B. 1988 - 1989.
              C. 1999 - 2000.                                D. 2003 - 2005.
Câu 7.   Khoán 10 là :
              A. Chính sách khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.
              B. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp.
              C. Chính sách Đổi mới đầu tiên của nước ta được thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp.
              D. Chính sách khoán trong nông nghiệp được Bộ Chính trị đưa ra vào tháng 1 - 1981.
Câu 8.   Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta:
              A. Gia nhập WTO và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
              B. Gia nhập ASEAN và kí thương ước với Hoa Kì.
              C. Gia nhập ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
              D. Gia nhập APEC và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
Câu 9.   Đây là cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1975 - 1980.
              A. Khu vực I : 21,8%, khu vực II : 40%, khu vực III : 38,2%.
              B. Khu vực I : 43,8%, khu vực II : 21,9%, khu vực III : 34,3%.
              C. Khu vực I : 27,2%, khu vực II : 28,8%, khu vực III : 44%.
              D. Khu vực I : 23%, khu vực II : 38,5%, khu vực III : 38,5%.
Câu 10. Việt Nam gia nhập ASEAN vào…….và là thành viên thứ…… của tổ chức này.
              A. Tháng 7 - 1995 và 7.                   B. Tháng 4 - 1995 và 6.
              C. Tháng 7 - 1998 và 5.                   D. Tháng 7 - 1998 và 7.
Câu 11. Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở :
              A. Việc mở rộng các ngành nghề; tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
              B. Số hộ đói nghèo giảm nhanh ; trình độ dân trí được nâng cao.
              C. Tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
              D. Hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.
Câu 12. Sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế nước ta trước công cuộc Đổi mới làm :
              A. Đời sống của nhân dân bị đảo lộn.
              B. Sản xuất không đáp ứng đủ cho tiêu dùng, không có tích lũy, nhập siêu lớn.
       C. Khủng hoảng nền kinh tế - xã hội kéo dài.                  D. Tất cả các ý trên.
Câu 13. Thành tựu nổi bật mà nước ta đạt được trong việc hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và quốc tế là :
              A. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ; các hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển mạnh.
              B. Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật được tăng cường.
              C. Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển mạnh ; các nguồn lực ở trong nước được khai thác tốt hơn.
              D. Trao đổi thông tin, văn hóa chuyển giao công nghệ.
Câu 14. Những thách thức lớn của nước ta khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới ?
              A. Khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường mới, nhất là thị trường các nước tư bản.
              B. Cạnh tranh về kinh tế, thương mại, tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn và công nghệ.
              C. Chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với thị trường quốc tế và khu vực.
              D. Nền kinh tế còn trong tình trạng chậm phát triển.
Câu 15. Thử thách lớn nhất về mặt xã hội trong công cuộc Đổi mới nền kinh tế - xã hội của nước ta là :
              A. Phân hóa giàu - nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và những vấn đề xã hội khác trở nên gay gắt.
              B. Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng tăng lên.
              C. Ảnh hưởng của văn hóa lai căng, đồi trụy từ nước ngoài.
              D. Thiếu vốn – công nghệ tiên tiến và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu 16. Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta cần dựa trên cơ sở :
              A. Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục – đào tạo.
              B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng.
              C. Phát triển công nghiệp nặng.
              D. Đầu tư mạnh cho giáo dục - đào tạo.
Câu 17. Chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ :
              A. Khu vực kinh tế Nhà nước sang tập thể và tư nhân.              
              B. Khu vực kinh tế tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể.
              C. Khu vực kinh tế tập thể, tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước.
              D. Kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 18. Để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nước ta cần dựa trên cơ sở :
              A. Phát triển khoa học - kĩ thuật - công nghệ ; giáo dục và đào tạo.
              B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng, coi đó là khâu then chốt.
              C. Phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.
              D. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng để ổn định đời sống của nhân dân.
Câu 19. Khoán 100 theo “Chỉ thị 100-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 13 - 1 - 1981” được hiểu là :
              A. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên.
              B. Chính sách khoán sản phẩm theo từng khâu đến nhóm người lao động trong nông nghiệp.
              C. Câu A đúng.                                D. Cả 2 câu A và B đều đúng.
Câu 20. Khoán 10 theo “Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 4 - 1988” được hiểu là:
              A. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên.
              B. Chính sách khoán sản phẩm theo từng khâu đến nhóm người lao động trong nông nghiệp.
              C. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hợp tác xã nông nghiệp.
              D. Tất cả đều đúng.
Câu 21. Để tận dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới, Việt Nam cần :
              A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp.
              B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất công nghiệp sang dịch vụ.
              C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
              D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực dịch vụ sang công nghiệp.
Câu 22. Để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Công, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các nước :
              A. Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia.
              B. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc.
              C. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
              D. Ma-lai-xi-a, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc.

C. ĐÁP ÁN
 
1. C 2. D 3. C 4. B 5. D 6. B
7. B 8. C 9. B 10. A 11. C 12. B
13. C 14. B 15. A 16. A 17. A 18. A
19. B 20. A 21. C 22. A    

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay7,677
  • Tháng hiện tại19,762
  • Tổng lượt truy cập8,122,967
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây