kho bài tậpLưu giữ các loại bài tập dành cho học sinh
THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Chủ nhật - 27/06/2021 05:19
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm cấu trúc địa hình - Hướng tây bắc - đông nam chiếm ưu thế trong địa hình núi non Việt Nam (hướng tây bắc - đông nam bao chiếm toàn bộ núi ở Tây Bắc và Trường Sơn Bắc, chỉ có ở vùng Đông Bắc và cực Nam Trung Bộ là có hướng đông bắc hoặc bắc - nam).
- Núi nước ta được trẻ hoá có hướng nghiêng chung tây bắc - đông nam. Địa hình thấp dần với núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi trung du, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa, đảo ven bờ, quần đảo… - Cấu trúc địa hình có sự tương phản giữa địa hình núi cao, cắt xẻ, cổ với địa hình đồng bằng thấp, phẳng, trẻ. - Sự đa dạng của địa hình là nền tảng cho sự phân hoá phức tạp của thiên nhiên. 2. Các dạng địa hình a) Địa hình núi - Vùng núi Đông Bắc + Ranh giới : Nằm ở tả ngạn sông Hồng. + Hướng : Đông bắc - tây nam. + Cấu trúc : Có 5 cánh cung, tụ lại ở Tam Đảo, ôm lấy các vùng đồi núi thấp và thung lũng các sông Cầu, Thương, Lục Nam gồm cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, ven biển Hạ Long. - Vùng núi Tây Bắc + Ranh giới : Nằm giữa sông Hồng và sông Mã. + Hướng : Tây bắc - đông nam. + Cấu trúc : Núi cao và trung bình với 3 mạch chính là : Hệ thống Hoàng Liên Sơn ; hệ thống núi biên giới ; hệ thống núi thấp và cao nguyên chạy từ Phong Thổ đến Ninh Bình. - Vùng Trường Sơn Bắc + Ranh giới : Từ nam sông Cả đến Bạch Mã. + Hướng : Tây bắc - đông nam. + Cấu trúc : Cao hai đầu thấp ở giữa. Dãy Bạch Mã ở tận cùng, làm biên giới với vùng Trường Sơn Nam. - Vùng Trường Sơn Nam + Ranh giới : Từ dãy Bạch Mã cho đến Đông Nam Bộ. + Hướng chính : Tây bắc - đông nam chuyển dần sang hướng bắc - nam. + Cấu trúc gồm các khối núi và các cao nguyên : Khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ ; 4 cao nguyên xếp tầng Plây-cu, Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh. b) Địa hình đồng bằng - Đồng bằng sông Hồng + Có diện tích 15 000 km2, khá cao và bị chia cắt do các đê ven sông để ngăn lũ. + Phần lớn là đất phù sa không được bồi thường xuyên, hình thành các chân ruộng bậc cao và các ô trũng. - Đồng bằng sông Cửu Long + Có diện tích 40 000 km2 thấp, phẳng, không có đê nhưng bị chia cắt bởi mạng lưới kênh rạch chằng chịt. + Mùa lũ nước ngập sâu, mùa cạn nước triều xâm nhập, đất bị nhiễm mặn. - Đồng bằng ven biển miền Trung + Có tổng diện tích 15 000 km2, hẹp ngang, chia thành các đồng bằng nhỏ. + Trên đồng bằng thường chia làm 3 dải : Ngoài cùng là cồn cát, đầm phá ; giữa là vùng trũng thấp, trong cùng là đồng bằng. + Phần lớn là đất cát pha nghèo. c) Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du - Bộ phận chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi có độ cao dưới 300 m. - Bán bình nguyên hiện rõ ở Đông Nam Bộ với các bậc thềm phù sa cổ có độ cao 100 m và các bề mặt hình thành từ phun trào ba dan có độ cao 200 m. - Đồi trung du hiện rõ nhất là ở trung du miền núi Bắc Bộ. - Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng cây công nghiệp, các mô hình nông lâm kết hợp.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng : A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 2. Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy : A. Sông Gâm. B. Đông Triều. C. Ngân Sơn. D. Bắc Sơn Câu 3. Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc. A. Tây bắc - đông nam. B. Đông bắc - tây nam. C. Bắc - nam. D. Tây - đông. Câu 4. Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên : A. Plây-cu. B. Mơ Nông. C. Đắc Lắc. D. Di Linh. Câu 5. Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình : A. Đồng bằng. B. Các bậc thềm phù sa cổ. C. Các cao nguyên. D. Các bán bình nguyên. Câu 6. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc điểm là: A. Có địa hình thấp và bằng phẳng. B. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông. C. Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông. D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Câu 7. “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng : A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 8. Dãy Bạch Mã là : A. Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam. B. Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. C. Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. D. Dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển. Câu 9. Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung. A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2. B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng. C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn. D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát. Câu 10. Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do : A. Thường xuyên bị lũ lụt. B. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. C. Có địa hình tương đối cao và bị chia cắt. D. Có hệ thống đê ngăn lũ hai bên các sông. Câu 11. Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở : A. Vùng núi Trường Sơn Nam. B. Vùng núi Tây Bắc. C. Vùng núi Trường Sơn Bắc. D. Vùng núi Đông Bắc. Câu 12. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở : A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ. B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên. C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên. D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Câu 13. Cao nguyên đất đỏ ba dan rộng lớn nhất ở nước ta là : A. Đắc Lắc. B. Lâm Viên. C. Plây-cu. D. Di Linh. Câu 14. Vùng núi thượng nguồn sông Chảy có đặc điểm : A. Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội. B. Gồm những đỉnh núi cao trên 2000 m. C. Có cấu trúc vòng cung. D. Chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Câu 15. Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là : A. Sông Hồng và sông Đà. B. Sông Đà và Sông Mã. C. Sông Hồng và sông Cả. D. Sông Hồng và sông Mã.