ĐÔ THỊ HOÁ

Chủ nhật - 27/06/2021 05:28
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm đô thị hoá của nước ta
Đô thị hoá của nước ta hiện nay mang nặng các dấu ấn lịch sử và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp :
tải xuống (3)
tải xuống (3)
+ Đô thị đầu tiên của nước ta là Cổ Loa ra đời vào thế kỉ VIII trước Công nguyên.
+ Đến thế kỉ XI mới xuất hiện Thăng Long.
+ Từ thế kỉ XVI - XVIII có thêm Phú Xuân, Hội An, Phố Hiến.
- Quá trình đô thị hoá diễn ra phức tạp gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và những thay đổi của lịch sử :
+ Thời kì phong kiến đô thị ít phát triển, có quy mô nhỏ và chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự.
+ Từ thập niên 30 của thế kỉ XX, một số đô thị lớn mới hình thành dựa trên sự phát triển công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn…
+ Từ sau Cách mạng tháng Tám đến 1954 đô thị không có nhiều thay đổi.
+ Từ 1954 đến 1975, đô thị ở hai miền Nam, Bắc phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
+ Từ 1975 đến nay, đô thị hoá chuyển biến mạnh nhất là sau khi thực hiện Đổi mới.
- Trình độ đô thị hoá còn thấp :
+ Đến năm 2005, dân số đô thị mới chiếm 26,97% dân số cả nước.
+ Các đô thị có quy mô nhỏ, phân bố tản mạn, nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
- Trình độ đô thị hoá không đều giữa các vùng.
2. Mạng lưới đô thị của nước ta
- Đô thị của nước ta được phân làm 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản là số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân hoạt động phi nông nghiệp…
- Đến nay nước ta có 2 đô thị đặc biệt (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), 3 đô thị loại 1 (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ), 11 đô thị loại 2, trên 20 đô thị loại 3…
3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội
a) Đô thị hoá có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước
- Giữa đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ chặt chẻ với nhau : Đô thị hoá thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ tăng cường quá trình đô thị hoá.
- Trong quá trình đô thị hoá cũng dễ nảy sinh những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp,… cần có kế hoạch khắc phục.
b) Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá ở nước ta
- Phát triển mạnh đô thị, chú trọng các đô thị lớn, các trung tâm phát triển vùng.
- Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn, điều chỉnh các luồng di dân từ nông thôn ra thành thị.
- Phát triển cân đối giữa quy mô về dân số, lao động với phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển cân đối giữa quy mô dân số lao động với kết cấu hạ tầng.
- Quy hoạch đô thị hoàn chỉnh đồng bộ, đảm bảo môi trường sống tốt.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Đây là biểu hiện cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp.
              A. Cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt.
              B. Không có một đô thị nào có trên 10 triệu dân.
              C. Dân thành thị mới chiếm có 27% dân số.
              D. Quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng.
Câu 2.   Vùng có số đô thị nhiều nhất ở nước ta hiện nay là :
              A. Đồng bằng sông Hồng.               B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
              C. Đông Nam Bộ.                            D. Duyên hải miền Trung.
Câu 3.   Đây là một đô thị loại 3 ở nước ta :
              A. Cần Thơ.         B. Nam Định.      C. Hải Phòng.      D. Hải Dương.
Câu 4.   Đây là một trong những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá của nước ta.
              A. Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn.
              B. Hạn chế các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị.
              C. Ấn định quy mô phát triển của đô thị trong tương lai.
              D. Phát triển đô thị theo hướng mở rộng các vành đai.
Câu 5.   Đây là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta :
              A. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.
              B. Vinh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Nam Định.
              C. Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt.
              D. Vũng Tàu, Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình.
Câu 6.   Đây là một nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế :
              A. Có quy mô, diện tích và dân số không lớn.
              B. Phân bố tản mạn về không gian địa lí.
              C. Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
              D. Phân bố không đồng đều giữa các vùng.
Câu 7.   Hiện tượng đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kì :
              A. Pháp thuộc.    B. 1954 - 1975.    C. 1975 - 1986.   D. 1986 - nay.
Câu 8.   Quá trình đô thị hoá của nước ta giai đoạn 1954 - 1975 có đặc điểm :
              A. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.
              B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
              C. Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh.
              D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.
Câu 9.   Đây là những đô thị được hình thành ở miền Bắc giai đoạn 1954 - 1975 :
              A. Hà Nội, Hải Phòng.                    B. Hải Dương, Thái Bình.
              C. Hải Phòng, Vinh.                        D. Thái Nguyên, Việt Trì.
Câu 10. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là :
              A. Tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.
              B. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
              C. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
              D. Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Câu 11. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị cao nhất xếp theo thứ tự là vùng :
              A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
              B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ.
              C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
              D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị thấp nhất xếp theo thứ tự là vùng :
              A. Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.
              B. Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long.
              C. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc, Tây Nguyên.
              D. Đông Bắc, Tây Nguyên.
Câu 13. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nhất là vùng :
              A. Đồng bằng sông Hồng.               B. Đông Nam Bộ.
              C. Đồng bằng sông Cửu Long.        D. Tây Nguyên.
Câu 14. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị cao nhất xếp theo thứ tự là những tỉnh, thành phố :
              A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng.
              B. Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.
              C. Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ.
              D. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Cần Thơ.
Câu 15. Mạng lưới các thành phố, thị xã, thị trấn dày đặc nhất của nước ta tập trung ở :
              A. Vùng Đông Nam Bộ.                  B. Vùng Tây Nguyên.
              C. Vùng Đồng bằng sông Hồng.     D. Vùng Duyên hải miền Trung.

C. ĐÁP ÁN
1. C 2. B 3. D 4. A 5. B 6. C
7. D 8. B 9. D 10. C 11. A 12. A
13. B 14. C 15. C      

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay10,064
  • Tháng hiện tại146,279
  • Tổng lượt truy cập8,249,484
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây